Check in Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm

Phương Anh (t/h) 15:34 07/03/2023

Ở giữa quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm, Lục Thuỷ, Tả Vọng, Hàng Hương). Hồ Hoàn Kiếm với đền Ngọc Sơn nối với phố Hàng Đào, Hàng Ngang… trong khu phố cổ là điểm gốc cho du khách đến thăm Thủ đô.

Hồ Hoàn Kiếm như một lẵng hoa giữa lòng Hà Nội. Nước hồ bốn mùa xanh nên còn gọi là hồ Lục Thuỷ. Trước kia hồ rất rộng gồm hai phần chạy dài từ Hàng Đào đến Hàng Chuối rồi thông với sông Hồng.

Tương truyền, khi Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn, có bắt được một thanh ở dưới đáy sông, lại tìm được cái chuôi ở ruộng cày. Lưỡi lắp vào cái chuôi vừa đẹp. Lê Lợi đem gươm báu luôn ở bên mình suốt 10 dài đánh đuổi giặc Minh, giải phóng đất nước, về đóng đô ở Thăng và gọi là Đông Đô. Một hôm nhà vua dạo thuyền chơi trên hồ Lục V Kiếm Thuỷ, gặp một con rùa vàng nhô lên đón thuyền mà rằng: “Xin Thái Tổ trả gươm thần cho Long Vương!”. Vua Lê vừa rút kiếm khỏi vỏ, kiếm đã bay vút về phía rùa, rùa ngậm lấy và lặn xuống. Từ đó hồ Lục Thuỷ có tên là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm). Nhân dân quen gọi tắt là hồ Gươm. Cuối thế kỷ XVI, họ Trịnh dựng phủ chúa ở phường Báo Thiên cạnh hồ, đặt tên cho hai phần hồ ở hai bên phủ là hồ Hữu Vọng và hồ Tả Vọng. Hồ Hữu Vọng đã bị lấp làm phố phường. Hồ Hoàn Kiếm ngày nay là phần hồ Tả Vọng thu hẹp lại, dài khoảng 600m, rộng hơn 200m.

Đầu thời Nguyễn, chỗ cung Khánh Thuy cũ mọc lên một quán “Tam Thánh” thờ thần văn học Văn Xương, Lã Tổ và Quan Công phía trong thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Năm 1864, nhà văn nổi tiếng Phương Đình Nguyễn Văn Siêu đứng lên làm cầu, sửa đền như kiến trúc hiện nay. Là quán “tu tiên” đạo Lão, nên các câu đối của ông đều phảng phất vị hư vô. Và cũng vì thờ Văn Xương, nên ở quả núi ngoài cổng dựng một “Tháp Bút” bằng đá và một “Đài Nghiên”. Khi mặt trời mọc, bóng ngọn bút chấm vào nghiên mực, rồi mặt trời tiến theo chữ son “Tả thanh niên” (viết lên trời xanh). Chiếc cầu vòng đẹp được đặt tên là “Thê Húc” (giữ lại ánh sáng mặt trời ban mai) vì cầu đi đúng hướng đông - tây. Qua chiếc cầu “Thê Húc” bắc vòng sơn son nối với đảo Ngọc, đến lầu Đắc Nguyệt (được trăng) và cũng là cổng đền, với long mã và thần quy mang đồ thư đắp nổi ở hai bên. Trước mặt đền có đình Trấn Ba (chắn sóng) mái cong duyên dáng nhìn thẳng ra tháp Rùa.

Trong phạm vi hồ Hoàn Kiếm còn có các di tích lịch sử - văn hóa khác như tháp Rùa, tháp Hoà Phong, đền Bà Kiệu, tượng vua Lê, tượng Lý Thái Tổ...

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Phương Anh (t/h)