Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội 70 mùa thu yêu dấu

Phạm Thanh Liễu 30/06/2024 07:36

Tháng mười, mùa thu đã đến! Trời xanh êm và gió mát trong lành. Lòng tôi thấy yêu thương quá đỗi. Yêu thương mùa thu Hà Nội, nhất là những ngày thu tháng mười; có một kỷ niệm vô cùng tươi đẹp: Ngày 10 tháng 10 - Ngày giải phóng Thủ đô. Năm nay Hà Nội tưng bừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, người Hà Nội cũng háo hức đợi chờ.

e7d9fn5m.png
Thấm thoát Hà Nội yêu dấu của tôi cũng đã được 70 mùa thu cùng với bao sự đổi thay kỳ diệu...

Tôi nhớ lại ngày giải phóng đầu tiên của Thủ đô Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1954, lúc đó tôi mới lên tám tuổi, được theo mẹ ra phố đón đoàn quân bộ đội từ chiến khu về giải phóng Thủ đô. Mẹ cho tôi mặc bộ quần áo mới, tay cầm lá cờ đỏ sao vàng xinh xắn ra vẫy chào các chú bộ đội. Nhiều cô gái Hà Nội đẹp xinh trong tà áo dài ôm hoa tặng cho các chú bộ đội. Mẹ tôi vui tươi cười nói: “Con gái ơi! Hòa bình rồi, các anh bộ đội cụ Hồ đã về giải phóng thủ đô, cuộc sống được tự do sung sướng, không còn ách nô lệ của thực dân Pháp nữa. Hòa bình rồi có ăn cháo cũng thật là sung sướng”.

Gia đình tôi là một gia đình nghèo ở trong ngõ nhỏ của Thủ đô, bố tôi làm công nhân hỏa xa ở ga Hà Nội, mẹ tôi ở nhà nội trợ nuôi dạy đàn con lít nhít, mẹ tôi lại không biết chữ. Khi Thủ đô Hà Nội được giải phóng và có nhiều lớp học bình dân học vụ mở ra, mẹ tôi được đến lớp học xóa mù chữ. Chỉ một thời gian ngắn, mẹ đã biết đọc, biết viết, mẹ tôi mừng lắm, và tôi cũng được mẹ tôi cho đến trường học lớp vỡ lòng. Tôi còn nhớ buổi họp phụ huynh đầu tiên, mẹ đi họp thấy cô giáo chủ nhiệm dạy tôi rất trẻ và xinh, mẹ tôi ngạc nhiên quá, về nhà mẹ cứ khen tấm tắc: “Con gái mà được làm cô giáo thì giỏi quá! Nhà cô ấy phúc đức quá”. Rồi mẹ quay sang tôi trìu mến nói: “Con cố gắng học giỏi để mai kia làm cô giáo nhé, để mẹ cha được sung sướng nở mày nở mặt với láng giềng”.

Tôi nghe lời mẹ, cố gắng học hành chăm chỉ để đến mùa thu năm 1963 tôi đã đỗ vào trường Sư phạm Hà Nội. Sau hai năm học tập, đến mùa thu 1965 tôi đã trở thành cô giáo thỏa nguyện được ước mơ của mẹ.

Thế rồi, thấm thoát Hà Nội yêu dấu của tôi cũng đã qua 70 mùa thu cùng với bao sự đổi thay kỳ diệu. Một Thủ đô Hà Nội còn nghèo nàn lạc hậu từ những năm đầu mới giải phóng - Hà Nội ngày nay đã lớn mạnh không ngừng, nhiều công trình được xây dựng khang trang, to đẹp. Nhiều nơi như hồ Bảy Mẫu ở khu phố Hai Bà Trưng, hồ Thành Công ở khu phố Ba Đình trước ngày giải phóng chỉ là nơi hoang vu vắng vẻ, nhờ sức người Hà Nội, gái trai mười tám, đôi mươi tham gia gánh đất, gánh gạch, trong đó có cả tôi, cũng tham gia xây dựng, cải tạo hồ Bảy Mẫu thành công viên Thống Nhất to đẹp nhất nhì Thủ đô. Bên cạnh Công viên Thống Nhất là trường đại học Bách Khoa của Hà Nội ra đời. Nơi đào tạo hàng nghìn kỹ sư tài giỏi phục vụ xây dựng đất nước.

Trước đây nghĩa trang Hợp Thiện ở phường Vĩnh Tuy rộng hàng chục hécta cũng đã được nhân dân Hà Nội góp công, góp sức xây dựng thành nhà máy dệt mùng 8 tháng 3 - Nay đã thành một khu chung cư cao cấp, khu đô thị Times City, nơi đáng sống của nhiều cư dân Hà Nội. Nơi có nhiều cây xanh, bóng mát, vườn hoa nở bốn mùa, có trường học và bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế.

Hà Nội đã qua 70 mùa thu yêu dấu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, cuộc sống của người Hà Nội ngày càng no ấm, được ăn gạo ngon và mặc đẹp, ai cũng được học hành, không một ai bị bỏ lại phía sau. Vào tháng 3 năm 1973, đế quốc Mỹ phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam. Nhân dân Hà Nội đã làm theo lời kêu gọi của Bác Hồ và Đảng cộng sản Việt Nam đứng lên, đồng lòng xây dựng Hà Nội ngày càng đàng hoàng to đẹp. Năm 2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính lên thành 30 quận, huyện, thị xã. Được xây mới nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng và mới đây xây dựng được tuyến đường sắt đô thị trên cao - Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội giúp cho nhân dân đi lại thuận tiện, giao thông được thông suốt, an toàn, xanh, sạch đẹp.

Cứ mỗi mùa thu đến, tưởng nhớ đến mẹ, tôi càng thêm yêu Hà Nội, thêm yêu mái trường xã hội chủ nghĩa của chúng ta; Nơi nuôi dưỡng tôi trở thành cô giáo, đã dạy dỗ hơn một nghìn em học sinh trong hơn 36 năm dạy học.

Dù có đi đâu, lòng tôi luôn nhớ về Hà Nội nhất là mùa thu Hà Nội, trong tôi luôn vang lên bài hát với những ca từ của nhạc sỹ Hoàng Hiệp viết về Hà Nội: “...Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội/ Hà Nội của ta Thủ đô yêu dấu/ Một thời đạn bom/ Một thời hòa bình.”./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Thanh Liễu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Phở Hà Nội
    Du lịch Đà Nẵng cháy phòng khách sạn vào những dịp lễ. Dạo một vòng quanh thành phố Đà Nẵng, những con đường không còn bình yên, cảnh ồn ào, tấp nập của khách du lịch, hầu hết khách sạn, nhà hàng, đều đầy ắp bóng người. Thời đại kinh tế khó khăn, doanh thu từ việc bán phở cũng không giảm bao nhiêu, khách chủ yếu là những người mê phở Hà Nội, cả người bán lẫn người mua đều an tâm vì toàn khách quen và chủ cũng quen.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
  • Thí điểm hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm ở quận Ba Đình, Hoàn Kiếm
    Sáng 12-12, với đa số đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội 70 mùa thu yêu dấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO