Phở Hà Nội
Du lịch Đà Nẵng cháy phòng khách sạn vào những dịp lễ. Dạo một vòng quanh thành phố Đà Nẵng, những con đường không còn bình yên, cảnh ồn ào, tấp nập của khách du lịch, hầu hết khách sạn, nhà hàng, đều đầy ắp bóng người. Thời đại kinh tế khó khăn, doanh thu từ việc bán phở cũng không giảm bao nhiêu, khách chủ yếu là những người mê phở Hà Nội, cả người bán lẫn người mua đều an tâm vì toàn khách quen và chủ cũng quen.
Quán phở ở khắp mọi nơi, từ trong hẻm đến quán mặt tiền nhìn rất dễ thấy, lại ngay đường lớn nên rất dễ tìm, không gian thoáng rộng và sạch sẽ. Đặc biệt ở những con đường có khu du lịch với nhiều khách sạn, khách du lịch và đặc biệt khách đi công tác luôn chọn thành phố Đà Nẵng làm chỗ nghỉ chân. Nhiều khách miền bắc thường công tác đến đây, cứ hỏi phở Hà Nội, tôi đùa: Đến Đà Nẵng phải ăn đặc sản mỳ quảng chứ, còn phở Hà Nội về nhà lúc nào chả có. Khách bảo: Mỳ Quảng cũng đã thưởng thức nhiều rồi, ngon lắm. Nhưng vài ngày không ăn phở Hà Nội thì nhớ lắm, nghe đồn thành phố Đà Nẵng có nhiều quán phở Hà Nội đạt chuẩn kinh đô.
Phở Hà Nội được biết đến là món ăn đặc sản của Hà Nội, là món ăn mà ai đến Thủ đô cũng phải nếm thử. Ấy vậy mà phở Hà Nội lại có mặt tại thành phố Đà Nẵng, với hương vị không khác gì đất kinh đô. Phở Hà Nội tại thành phố Đà Nẵng rất ngon với hương vị phở thông thường, vì cách nấu phở Hà Nội của thành phố Đà Nẵng đúng gốc kinh đô xưa. Quán Phở Hà Nội của thành phố Đà Nẵng chỉ có phở bò, đúng chuẩn phở Hà Nội. Công thức nấu phở Hà Nội xưa là nấu từ thịt bò, nước dùng trong và ngọt. Sợi phở làm bằng gạo, không quá dày, dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn nhưng mềm và đầy đủ các loại nguyên liệu ăn kèm khác. Gia vị phở gồm có: vỏ quế, hạt ngò, thảo quả, nụ đinh hương và đại hồi, gừng tươi, hành tím tươi. Nguyên liệu vỏ và hạt, đem sao vàng, thơm rồi rửa qua nước ấm, sau đó bỏ vào túi vải sạch. Gừng tươi và hành tím, đập dập, đem nướng cho cháy vàng và rửa sơ với nước ấm. Nạm bò, thịt nạm gân hoặc nạm sườn, gân nở, hầm nhỏ lửa cho thịt và gân mềm rồi vớt ra, đem luộc sơ với gừng và muối, sau đó rửa sạch lại với nước và rượu trắng, để loại bớt mùi bò, để ráo.
Nấu nước sôi, thả gừng và hành tím vào, cho thịt đã qua sơ chế vào, cho túi vải nguyên liệu vào. Cho xương bò, tôm vào nồi hầm khoảng vài tiếng. Khi chất bổ dưỡng tan hết vào nước thì vớt chất bọt và các nguyên liệu đi kèm cho thật trong, cho vài thìa nước mắm ngon vào nước dùng sau đó tắt bếp. Thái thật mỏng thịt bò và nạm bò, thái ngang với thớ thịt để không bị dai. Trần qua phở cho nóng, cho phở vào bát, cho thêm thịt bò, nạm bò thịt, thịt nạm gân hoặc nạm sườn, gân nở và cho thêm nước dùng đang sôi vào bát. Tiếp đến là cho hành tươi, rau mùi, hành tây, tiêu vào. Phở Hà Nội thường được ăn kèm giá, húng quế… chanh, ớt. Hoặc ăn phở với hành hương, tương đen, rau mùi và tỏi chua. Nam kỳ ăn phở buộc phải có giá và đầu hành, còn Bắc kỳ ăn phở không có giá nhưng có đầu hành. Tất cả được chế biến bằng những loại nguyên liệu tươi ngon, chất lượng, dưới bàn tay tâm huyết người đầu bếp của từng miền.
Hầu hết các quán phở tại thành phố Đà Nẵng có hương vị phở Hà Nội chính gốc. Là món ăn đặc sản Hà Nội nằm trên đất Đà Nẵng. Những quán mà đa phần khách hàng người miền trung thì được biến tấu đủ loại, nào là phở gà, phở tái gầu, nạm, sốt vang, tha hồ lựa chọn các hương vị yêu thích, khá hợp khẩu vị mọi người sống ở đây. Phở Hà Nội xuất thân từ xứ kinh kỳ, một bát phở chứa đựng cả mồ hôi, sự chân chất và ngay cả lòng mến khách của người miền Trung. Đến với phở Hà Nội trên đất Đà Nẵng, bạn sẽ được thưởng thức món ăn dân dã xứ bắc, hương vị đặc trưng với mức giá bình dân, phù hợp với tất cả mọi người.
Người dân thành phố Đà Nẵng, món phở từ Bắc vào Trung, ai ai cũng biết nấu, nhưng mỗi nhà mỗi miền có đặc trưng riêng, sẽ có mỗi kiểu nấu phở khác nhau, quan trọng là tấm lòng của người nấu và người thưởng thức…
Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền. Thông tin về cuộc thi xem tại đây. |