Đình Giảng Võ

Phương Anh (T/h)| 28/11/2022 16:18

Nằm trong ngõ 612 đường Đê La Thành, cạnh UBND Phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Bà Lý Châu Nương là nữ tướng thời Trần phụ trách kho lương của quân đội và có công đánh giặc, được triều đình phong làm Phúc thần. Bà ở quê mẹ là Võ Trại, xưa là phường Võ Trại, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, nay là phường Giảng Võ. Lúc còn nhỏ bà được học cả văn võ. Năm 16 tuổi đã văn võ song toàn, rồi lấy ông Trần Thái Bảo.

Đến đời vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293), quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Hai ông bà đã xuất 2.000 gia binh chống cự. Bà buộc tóc giả nam, thay y phục nữ, cho nữ binh làm quân thị nội, hơn một nghìn binh sĩ nam giữ bên ngoài, quyết tử không để giặc cướp mất kho lương. Nhà vua tin tưởng và cảm phục, đã giao cho Châu Nương coi giữ “Kho quốc khổ”, cấp ruộng đất ở phường Võ Trại là ấp thang mộc (tắm gội) và bà được phong là “Quân Chưởng quốc khổ”.

Giặc Nguyên - Mông sang xâm lấn lần thứ 2 (1285) bà đã đốc xuất quân lính canh phòng cẩn mật, đánh trả nhiều trận, bảo vệ được kho lương... Sau khi bà mất, nhà vua thương tiếc phong cho bà là “Khổ đại vương Phu nhân Thánh mẫu” và cho dân làng Giảng Võ lập đền thờ phụng.

Hiện nay, ở đình làng còn lưu giữ được Ngọc phả, sắc phong, văn bia, hoành phi, câu đối có nội dung ca tụng công lao của bà. Đình được xây dựng từ thế kỷ XV; đã được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1946 đình bị thực dân Pháp đốt phá, nên năm 1953 nhân dân đã góp công sức xây dựng lại.

Đình có cổng tam quan mang tên gọi là Bảo Khánh môn, nay chỉ còn lại dấu tích là bốn viên đá xanh cỡ lớn. Ở cửa này đã diễn ra trận đánh, dân làng chống lại quân Cờ Đen vào cướp bóc cuối thế kỷ XIX, nên đã bị chúng tàn sát tới 72 người.

Từ ngoài đi vào đình chính, du khách thấy ngoài cổng có hai ngôi miếu nhỏ thờ hai nàng hầu gái của Châu Nương. Tiếp đến là hai nhà bia rồi tới sân đình. Chính giữa còn dấu tích của nhà phương đình đã bị đốt từ 1946, gần đây nhân dân đã dựng lại như cũ. Hai bên sân là Tả, hữu mạc nơi hội họp của dân làng khi có lễ hội. Hết sân, lên Đại đình, bên trong có bầy cỗ kiệu và long đình để rước bài vị thần những ngày hội. Trong Hậu cung có khám thờ đặt ngai, bài vị Lý Châu Nương và tượng bà.

Đình Giảng Võ hàng năm tổ chức hai lễ hội lớn (còn gọi là Lễ hội bà Chúa Kho): 11 đến 13 tháng hai âm lịch (chính hội ngày 12 tháng hai) và 20 tháng bảy âm lịch, đó là dịp ngày sinh và ngày hoá của bà Châu Nương (bà Chúa Kho). Dịp lễ hội tháng hai có nhiều hoạt động, sau phần lễ là các trò chơi: cờ người, bắt vịt, hát chèo, dịp tháng bảy là lễ dâng hương...

Đình là một địa danh lịch sử trong vùng đất “Thập Tam trại” ở phía tây Kinh thành, thờ một nữ thần có công đánh giặc cứu nước ở thế kỷ XIII.

Đình Giảng Võ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1994.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Khu du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên
    Rời khỏi sự ồn ào, bụi bặm của nội đô, về với Khoang Xanh, ta được đắm mình trong không gian khoáng đạt và tươi mới nơi ngoại ô xanh mát.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Đình Giảng Võ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO