Bộ Văn hoá và Thông tin

Đình Hạ Tự Nhiên
Làng Tự Nhiên có hai đình là đình Thượng và đình Hạ. Năm 1988, đình Hạ được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Nhân dân quanh vùng gọi là đình Hạ Tự Nhiên.
  • Đình Hà Vĩ
    Đình Hà Vĩ thuộc thôn Hà Vĩ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Đình An Lãng
    Dưới gốc đa già, ngôi đình An Lãng nằm uy nghiêm trên một thế đất đẹp ở phía đông bắc của làng. Vị trí này cao ráo, phía trước có hồ nước soi bóng, phía sau là khu dân cư quần tụ.
  • Đình Hữu Vĩnh
    Đình Hữu Vĩnh còn có tên gọi là đình Thu. Đình quay hướng tây nam, phía trước có dòng sông Đáy, kiến trúc theo kiểu chữ “nhất”, bốn mái đao cong lợp ngói ri cổ. Ngôi đình này có niên đại thời Lê, đến thời Nguyễn, niên hiệu Tự Đức thứ 5 (1852) ngôi đình được trùng tu lớn.
  • Đình Miêng Hạ
    Hà Nội là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với hệ thống chùa chiền, đình, miếu vô cùng đa dạng và phong phú. Những ngôi đình cổ ở đây luôn mang tới cho con người những giây phút an yên, thư thái đến lạ thường. Một trong số đó phải kể đến đình Miêng Hạ – điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân Ứng Hòa nói riêng và người dân khu vực phía Bắc nói chung.
  • Đình Cung Sơn
    Đình mang tên địa danh của thôn Cung Sơn, thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ, ngoại thành phía tây Hà Nội. Ngôi đình cách trung tâm Thủ đô khoảng 50km. Theo đường Quốc lộ số 32 Hà Nội - Sơn Tây, đến km số 40, rẽ tay trái khoảng 1km là tới di tích.
  • Đình Cù Sơn Trung
    Đình mang tên địa danh của làng Cù Sơn Trung, nay thuộc xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Thời Lê, Cù Sơn Trung thuộc tổng Hoàng Xá, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sau Cách mạng tháng Tám thuộc xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
  • Đình Ninh Xá
    Ngôi đình này mang tên của làng, gọi là đình Ninh Xá. Xưa kia, làng này có tên là Tạ Xá thuộc tổng Nam Phù, huyện Thanh Trì. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc xã Ninh Sở, huyện Thường Tín.
  • Đền Đông Bình
    Đền Đông Bình, thuộc thôn Đông Bình, trông về hướng tây bắc. Cổng là đơn nguyên kiến trúc duy nhất, không quay cùng một hướng tây với đền, mà trông về hướng nam.
  • Đình Chử Xá, lăng Chử Cù Vân
    Đình Chử Xá thuộc thôn Chử Xá xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đình Chử Xá (có thời gian gọi là đền Chử Xá) thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa, Hữu Phi nhân, và hai vị Đương Niên, Đương Cảnh (tứ vị đại vương ở đời Tống, Trung Quốc).
  • Quán Giá
    Quán Giá là nơi thờ chung của hai xã Yên Sở và Đắc Sở. Trước kia, hai xã này gọi chung là Kẻ Sở, rồi Cổ Sở, nhưng tên thường gọi vẫn là Giá. Quán ở xã Yên Sở ngay sát chân đê, tên nôm là Giá Lụa. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Yên Sở thuộc tổng Dương Liễu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Đông.
  • Đình Phúc Hậu
    Đình Phúc Hậu thuộc thôn Phúc Hậu, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.
  • Lăng đá Huệ Linh
    Lăng Huệ Linh thôn Lại Yên, nhân dân thường gọi là lăng đá Lại Yên 1. Tương truyền di tích này thờ Phạm Mẫn Trực.
  • Nhà thờ Nguyễn Văn Siêu (Khu lưu niệm Nguyễn Văn Siêu)
    Nhà thờ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu ở thôn Kim Lũ tục gọi làng Lủ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội, nay là phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
  • Bích Câu Đạo quán
    Giữa chốn Hà Nội phồn hoa đô thị, có một không gian thần tiên như chính huyền tích về nơi ấy, đó là Bích Câu Đạo quán tại phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây không chỉ là vùng đất Phật với chùa An Quốc được xây dựng theo giấc mộng Phật Bà Quan Âm báo cho vua Lý Thái Tổ, mà còn là mảnh đất của chốn “bồng lai tiên cảnh”, nơi gắn với những câu chuyện huyền bí và cũng là nơi minh chứng cho sự tồn tại của Đạo Giáo thần tiên trên đất Thăng Long.
  • Đình Canh Nậu
    Đình Canh Nậu toạ lạc ở giữa làng nhìn về hướng đông nam. Trước cửa đình có một hồ nước nhỏ, giữa đắp gò tựa như viên ngọc nổi, làm xới vật của làng Núc (tên xưa của làng Canh Nậu).
  • Đình Giảng Võ
    Nằm trong ngõ 612 đường Đê La Thành, cạnh UBND Phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.
  • Làng cổ Đường Lâm
    Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu... Có thể nói, giá trị nghệ thuật ở nơi đây đã khiến cho Đường Lâm đã trở thành một điểm nhấn không thể thiếu của Hà Nội.
  • Đình Bà Tía
    Đình Bà Tía hay đình Vĩnh Ninh, là ngôi đình thuộc làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ngôi đình này thờ bà Tía, một trong các nữ tướng của Hai Bà Trưng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO