Năm 1902, chính quyền thực dân Pháp xây tại đây một toà nhà hai tầng, kích thước 100m x 25m, dùng làm nơi trưng bày mọi tài nguyên, sản phẩm của hàng hoá của Đông Dương.
Năm 1942, máy bay Mỹ với danh nghĩa Đồng minh đánh phát xít Nhật đã ném bom phá huỷ toà nhà này.
Sau ngày tiếp quản Thủ đô (tháng 10/1954), trên đống gạch đá hoang tàn ta dựng một nhà hát ngoài trời gọi là Nhà hát Nhân dân để phục vụ đồng bào đến xem nghệ thuật.
Sau khi đất nước Việt Nam thống nhất (1975), Hội đồng Trung ương Công đoàn Liên Xô quyết định tặng Tổng Công đoàn Việt Nam mới văn hoá cho người lao động. Thế là khu vực Nhà hát Nhân dân đưa làm nơi dừng cung. Ngày 1/9/1985 công trình hoàn thành, ch mang tên là Cung Văn hoá lao động hữu nghị Việt - Xô. Cung - nhiều hạng mục công trình phục vụ mọi mặt hoạt động văn hoá, khoa nghệ thuật, thể dục thể thao cho nhân dân lao động Thủ đô.
Với tổng diện tích 3,2ha, công trình gồm ba khối nhà chính: Nhà Biển diễn, Nhà Học tập và Nhà Kỹ thuật. Nhà Biểu diễn bốn tầng, cao 26m 96m, mặt chính hướng ra phố Trần Hưng Đạo, có sân khấu lớn, có : phòng làm hội trường. Hội trường lớn có 1.256 chỗ ngồi, Hội trường nh. có 375 chỗ ngồi. Theo thiết kế ban đầu có thể lắp máy phiên dịch bốn th. tiếng. Trong nhà biểu diễn có hai sảnh rộng, trang hoàng khá lộng lẫy Ở. sảnh tầng một, nổi bật trên bức tường bức tranh Thánh Gióng cao 45m. rộng 18m. Ở sảnh tầng hai, có treo bộ tranh tứ bình bằng đồng.
Xung quanh Nhà Biểu diễn là hành lang rộng 6m với hàng cột chữ K. cao 12m để đỡ mái.
Phía sau là Nhà Học tập ba tầng. Trong có thư viện, phòng thuyết trình và phòng xem vũ trụ. Nối hai khu nhà trên là Nhà Kỹ thuật. Toàn bộ cung như vậy là có 120 phòng lớn nhỏ, 20 cầu thang và hai hệ thống thang máy.
Cung còn có hệ thống các câu lạc bộ, là nơi sinh hoạt thường xuyên của những nhóm hội viên yêu thích những chuyên đề nhất định: Câu lạc bộ Điện tử, Câu lạc bộ Cơ học, Câu lạc bộ Danh nhân, Câu lạc bộ những người yêu Hà Nội... Cả thảy có tới ba chục câu lạc bộ khác nhau.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01.