Cửa Ô Quan Chưởng vẫn còn nguyên vẹn một đoạn thành và cửa ô, tầng trên có vọng gác, chỉ có một cửa vòm dành cho xe và người qua lại; hai cửa bên dành cho xe thô sơ và người đi bộ.
Theo tài liệu lịch sử thì sáng ngày 20/11/1873, quân Pháp nô súng đánh Hà Nội. Tại cửa ô Thanh Hà (có tên là Đông Hà), một đội quân triều đình do viên Chưởng cơ chỉ huy đã chiến đấu rất dũng cảm. Cả đội quân đã hy sinh, mọi chiến sĩ đều trở nên vô danh vì không kịp nhớ tên họ. Để kỷ niệm và nhắc đến biểu tượng chiến đấu quả cảm, quyết tử đó, nhân dân gọi cửa ô này là Ô Quan Chưởng.
Tại cửa Ô Quan Chưởng, bên tường phía bắc có gắn một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm lính sách nhiễu nhân dân.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc thì có tới 3 giả thuyết khác nhau về tên gọi:
- Có Quan Chưởng ấn lập dinh gần cửa ô.
- Có Quan Chưởng cơ đóng ở gần cửa ô.
- Có Quan Chưởng cơ hi sinh khi chống Pháp năm 1873.
Nay cửa Ô Quan Chưởng là di tích lịch sử văn hoá, được du khách nhiều nơi đến chiêm ngưỡng.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích.