Đình Đan Hội
Đình Đan Hội còn có tên gọi là đình Bối, toạ lạc giữa làng Đan Hội. Làng Đan Hội xưa vốn là một xã trong tổng Tây Đam, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sau năm 1954 tách ra và nhập với một số thôn khác thành xã Tân Lập, huyện Đan Phượng.
Đình Đan Hội có kết cấu kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm Đại bái và Hậu cung. Nối giữa Đại bái và Hậu cung là một sân rộng lát gạch bát cổ, đây cũng chính là nơi đặt hương án trong những ngày diễn ra lễ hội.
Toà Đại bái là một ngôi nhà ngang 5 gian, có chiều dài 14,0m, chiều rộng 9,2m. Các bộ vì được làm thống nhất theo kiểu vì “giá chiêng kẻ chuyền” trên bốn hàng chân cột gỗ. Nghệ thuật trang trí tập trung chủ yếu vào các đấu kê, con rường, xà... được chạm lá ngô đồng sinh động. Chính giữa toà Đại bái có bộ kiệu bát cống sơn son thếp vàng còn nguyên vẹn mang phong cách thời Nguyễn. Bên trên treo bức hoành phi để bốn chữ Hán: Tế thế an dân (cứu đời giúp dân); hai bên là đôi câu đối chữ Hán ca ngợi công lao của Thành hoàng:
Sinh tướng tử thần đàn tượng thiên thu lưu chính khí Lê tiền Trần hậu tích tranh lưỡng độ hiển anh linh Tam dich:
Sống làm tướng, chết làm thần, dàn tượng nghìn thu ngời chính khi Lê trước Trần sau, công lao hai triều hiển anh linh.
Toà Hậu cung là một ngôi nhà song song phía sau Đại bái gồm 3 gian hai chái hồi bít đốc, chiều dài 8,4m, chiều rộng 4,6m. Chính giữa Hậu cung xây bệ thờ, bên trên đặt long ngại tạc đội rồng chầu, thân bài vị ghi duệ hiệu Đức thánh bằng chữ Hán.
Đình Đan Hội còn bảo lưu khá nhiều di vật quý như y môn, tán, tần, lọng, bát bửu, choé, hương án, đài rượu, hạc thờ... và đặc biệt là 1 đạo sắc phong, một cuốn thần phả và một cuốn văn tế.
Thần phả cho chúng ta thấy, Thành hoàng làng Đan Hội là Đinh Công Tuấn. Thân phụ thân mẫu của ngài người xã Thượng Cát, phủ Quốc Đại. Hai ông bà vốn người hiền lành, đức độ, làm nghề bốc thuốc cứu người. Năm ngài 21 tuổi, không may cha mẹ mất, vua Trần Thái Tông (1225 - 1258) ban chiếu kén chọn hiền tài, ngài bèn ứng mộ rồi được nhà vua trọng dụng và trao nhiều trọng trách. Bây giờ, giặc Nguyên Mông ở ạt sang Năm phạm bờ cõi, Đinh Công Tuần dẫn quân thuỷ bộ đến đóng quân tại trang Đan Hội, Ngọc Hạnh. Tại đây, ngài tuyển dụng thêm binh lính, trai tráng trong vùng tham gia rất đông. Tháng 3 năm ấy, tướng giặc đưa quân đến vùng Bạch Hạc, Đinh Công Tuấn đem 5 vạn quân ra ứng chiến. Sau một hồi giao chiến, quân ta bị giặc bao vây, ngài đã hy sinh giữa trận tiền.
Sau khi phá tan giặc, vua Trần khao thưởng quân sĩ, xét đến công lao của ngài liền phong làm phúc thần, sai dân các nơi có quân đội của ngài lập đồn doanh ngày trước dựng đền thờ phụng. Từ đó, nhân dân thôn Đan Hội thờ ngài và hàng năm mở hội vào dịp mùng 6 tháng giềng và mùng 4 tháng tư âm lịch.
Đình Đan Hội đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1991./.
Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01