Check in Hà Nội

Đình Cam Thịnh

Sơn Dương (t/h) 10:54 28/03/2023

Đình Cam Thịnh quay hướng đông nam, toạ lạc giữa làng Cam Thịnh, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Địa danh Cam Thịnh xưa kia có tên là Cam Giá Thịnh, thuộc tổng Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Lộc, phủ Quốc Oai. Đến thời Lê Vĩnh Thịnh, huyện Phúc Lộc thuộc về phủ Quảng Oai.

Làng Cam Thịnh trước đây có hai ngôi đình. Đình Ngoài có từ xa xưa, đến thời Lê Trung hưng đã có quy mô khá đẹp. Đến năm 1949, giặc Pháp tạm chiếm làng, chúng đã phá đình Ngoài nên di tích này đã bị mai một, còn ngôi đình Trong là ngôi đình hiện nay còn tồn tại. Ngôi đình này được dựng vào thời Lê Thần Tông (1619 - 1662) do vợ chồng Thượng tướng Phù Việt hầu Cao Phúc Diễn cung tiến tiền của, đất đai và hưng công cùng dân làng xây dựng lên để thờ Thành hoàng bản thổ Thổ Kỳ Tôn Thần. Sau này, khi cụ Cao Phúc Diễn và phu nhân qua đời, dân làng Cam Thịnh nhớ ơn đức, đã đưa hai cụ vào thờ tại đình làm Đức Thánh Gia Hậu.

Từ khi xây dựng ở thời Lê cho đến nay, đình Cam Thịnh đã được trùng tu nhiều lần. Và lần lớn cuối trùng tu vào năm Bính Thìn (1916). Vì vậy đình Cam Thịnh mang đặc trưng kiến trúc của thời Nguyễn, đầu thế kỷ XX. Quy mô kiến trúc hiện nay của đình Cam Thịnh gồm: Nghi môn, Tả mạc và Đại đình. Nghi môn được xây dựng kiểu trụ biểu kết hợp với các bức tường lửng. Hai bên lối đi chính là hai cột trụ biểu lớn. Cột có tiết diện hình vuông với chân để to, thắt cổ bồng, tạo dáng bề thế uy nghi. Tả mạc bốn gian kiểu tường hồi bít đốc. Bộ vì Tả mạc được làm đơn giản, bào trơn đóng bén với kết cấu kiểu “kèo cầu quá giang” gối lên tường. Đại đình được làm theo kết cấu chữ “đinh”, phần chuôi về làm cung cấm. Đại bái 3 gian 2 dĩ với các bộ vì 4 hàng chân cột. Nối liền với gian giữa Đại bái là một chuôi về ba gian, bằng hệ thống kẻ suốt chạy từ nóc xuống tàu mái. Bộ vì ngoài cùng của Hậu cung được bưng kín và làm hệ thống cửa ngăn cách Đại bái với cung cấm. Bộ vì bên trong được làm theo kiểu “chồng rường” với kỹ thuật bào trơn đóng bén. Cung cấm được bưng kín các mặt trên một sàn gác lửng cao 1,8m. Dấu tích xưa nhất trong điêu khắc đình còn đọng lại ở một số rường nách của các bộ vì đỡ hai mái hồi và ba đầu dư, kìm hình rồng ở hai bộ vì chính. Những đầu rồng này tuy đã bị rụng, hỏng, mất nhiều chi tiết đạo mác, chân... nhưng còn nhận rõ dáng vẻ: mũi hếch, trán nhô, mắt lồi, tại dơi... đặc trưng của điêu khắc cuối thế kỷ XVII.

Đình Cam Thịnh được xây dựng để thờ đức Thành hoàng bản thổ Thổ Kỳ đại vương và đức Gia Hậu Thượng tướng quân Phù Việt hầu Cao Phúc Diễn cùng phu nhân là Giang Thị Thắng. Đức Thành hoàng bản thổ Thổ Kỳ đại vương là vị thần bảo hộ, phò trợ cho toàn dân làng Cam Giá Thịnh an khang, thịnh vượng, nhân lành vật thịnh. Thần đã được tôn phong là: Thông duệ anh sáng trạc linh hiển tương bảo lựu phổ hộ bật bích khang dân tế tự dực vận an cảnh khuông quốc tuyên uy phu huệ đình ngang trung chính đại vương. Thượng tướng quân Phù Việt hầu Cao Phúc Diễn là người làng Cam Thịnh, đã có công phò vua giúp nước về nội trị và ngoại giao dưới thời Lê Trung hưng. Gia phả còn cho biết cụ Phù Việt hầu Cao Phúc Diễn sinh vào năm 1596 và mất năm Quý Hợi (ngày 26/8) thọ 87 tuổi. Ngay từ khi còn nhỏ, cụ đã tỏ ra thông minh tài trí hơn người. Cụ đã được bố mẹ cho mời thầy về dạy học tại nhà gồm cả văn và võ. Với lòng đam mê học tập cộng với tư chất thông minh vốn có, cụ đã trở nên nổi tiếng, và cụ đã được vua mời làm quan ở triều đình. Dưới thời vua Lê Thần Tông (1649 -1662), cụ đã được tiến phong hàng: Nghị trưởng lang Chiêu Dũng hầu, sau đó được phong tới tước Phù Việt hầu Thượng tướng quân.

Phu nhân của cụ là cụ bà Giang Thị Thắng. Bà là chị gái của Thám hoa Giang Văn Minh. Với tấm lòng yêu mến quê hương Cam Thịnh, khi về già cụ Phù Việt hầu Cao Phúc Diễn cùng phu nhân Giang Thị Thắng đã cung tiến đất đai, tiền của cho làng, hưng công cùng dân làng Cam Giá Thịnh dựng một ngôi đình lớn giữa làng để thờ Thành hoàng bản thổ của làng.

Đình Cam Thịnh hiện nay còn bảo lưu được nhiều di vật quý giá: 5 đạo sắc phong, đạo có niên đại sớm nhất mang niên hiệu Cảnh Hưng thứ 28 (1767), 1 tấm bia đá dựng năm Vĩnh Thịnh 8 (1712), bia cao 132cm, rộng 80cm, dầy 21cm có hai mặt khắc chữ, 1 bộ kiệu mui luyện tạo tác ở thế kỷ XVIII. Các đòn cái được cách điệu thành hình rồng. Đòn cái dài 4m đòn ngang dài 2,1m, khám kiệu cao 2,1m và mui luyện uốn cong, 1 bộ long ngai bài vị thờ Đức bản thổ Thổ Kỳ đại vương. Đây là tác phẩm điêu khắc cuối thế kỷ XVIII.

Đình Cam Thịnh đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá năm 2000.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình An Thái
    Đình An Thái hiện nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ. Đình thờ ông bà Dầu - Vũ Phục. Vùng ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù, ngoài đình Yên Thái còn các đình khác như đình Bái Ân, đình Tiên Thượng cùng thờ ông bà Dầu.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đình Cam Thịnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO