Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích An toàn khu Ngọc Giang (huyện Đông Anh)

Sơn Dương (t/h) 28/09/2023 16:35

Bia di tích cách mạng được dựng ở thôn Ngọc Giang, xã Vĩnh Ngọc , huyện Đông Anh, Hà Nội, nơi có chùa Ngọc Giang và nhiều gia đình là cơ sở cách mạng của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1941 đến 1945.

mot-goc-thon-ngoc-giang.jpg
xa-vinh-ngoc-da.jpg
Một góc thôn Ngọc Giang và xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh ngày nay

Ngọc Giang - Vĩnh Ngọc là một vùng đất có bề dày lịch sử. Người dân ở đây vốn có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, cần cù lao động. Đặc biệt vùng đất này có địa thế giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi.

Từ cuối năm 1940 Thường vụ Trung ương Đảng dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đã tích cực xây dựng một vùng an toàn (ATK) của Hà Nội ở hai bên bờ sông Hồng: từ Đa Phúc, Kim Anh, qua Yên Lãng, Đông Anh, Gia Lâm và sang Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Trì.

Thời kỳ này, Trung ương đã xây dựng vùng bao quanh Hà Nội thành một khu căn cứ để đặt cơ quan lãnh đạo của Đảng. Ở bờ nam sông Hồng có các làng Xuân Tảo, Cổ Nhuế, Quán La, Bái Ân, Thôn Nghè, Yên Thái, Trích Sài, Phú Gia, Phúc Xá, Chèm, Hoàng Xá, Liên Mạc (huyện Từ Liêm). Ở bờ bắc sông Hồng có các làng, xã: Hải Bối, Ngọc Giang, Vĩnh Thanh, Võng La, Viên Nội, Cổ Loa, Xuân Canh, Xuân Trạch... Thường đi lại, ăn ở và làm việc tại khu căn cứ này có các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Đức Thọ... Các đồng chí không ở cố định một nơi nào nhưng chủ yếu làm việc tại: Ngọc Giang, Viên Nội, Võng La, Xuân Tảo, Phú Gia. Trong khu căn cứ có đặt cơ quan in báo “Cờ giải phóng” của Đảng, đặt các trạm liên lạc với các Xứ uỷ, với căn cứ địa Việt Bắc; các cơ quan đón tiếp cán bộ từ các địa phương về báo cáo công tác và xin chỉ thị. Cơ quan binh vận của Trung ương cũng đặt nơi làm việc và in báo của mình ở khu căn cứ này. Sở dĩ Trung ương Đảng chọn vùng xung quanh Hà Nội để xây dựng ATK của trung ương, vì đó là vùng nằm sát cơ quan đầu não của địch tại Hà Nội, hàng ngày ta có điều kiện nắm tình hình địch, tình hình thế giới và tình hình cách mạng cả nước. Từ đó có chủ trương kịp thời chỉ đạo phong trào. Đây cũng là vùng có vị trí giao thông thuận lợi, người buôn bán ngược xuôi đông nên địch không để ý.

Ngọc Giang là một thôn nằm ngoài đê, giao thông thuận tiện nhưng cũng dễ bị lộ. Song do tổ chức của ta được bố trí khoa học, lại được nhân dân hết lòng bảo vệ, nên cơ quan của Đảng được đảm bảo an toàn trong một thời gian dài.

Thực hiện chủ trương của Trung ương, giữa năm 1941, đồng chí Trần Thị Sáu là cán bộ trong đội công tác của Trung ương được cử về thôn Ngọc Giang (huyện Đông Anh) để gây dựng cơ sở.

Khi về Ngọc Giang, đồng chí Sáu đóng giả là người bán báo đến nhà ông Nguyễn Văn Linh. Do có quan hệ họ hàng bên ngoại, đồng chí Sáu đã tuyên truyền, vận động ông Linh (Lý Từ) là người đầu tiên được tiếp thu ánh sáng cách mạng, gia đình ông trở thành cơ sở đầu tiên ở Ngọc Giang. Sau đó, đồng chí Sáu đón đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư của Đảng và đồng chí Hoàng Văn Thụ - Thường vụ Trung ương về ở và làm việc tại đây.

Từ cơ sở đầu tiên này, ánh sáng cách mạng đã đến với nhiều gia đình. Các gia đình của ông bà Đinh Văn Tương, Đặng Văn Thước, Đinh Thị Chức, Nguyễn Thị Năm, Vũ Thị Mão, Nguyễn Văn Cấp, Nguyễn Thị Thiện, Nguyễn Thị Luỹ đã trở thành những cơ sở cách mạng trung kiên ở Ngọc Giang. Đồng chí Trần Thị Sáu lại đón các đồng chí: Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng, Trần Quốc Thân, Bạch Thành Phong, Trần Quốc Hương, Nguyễn Trọng Tỉnh, Lê Đình Thiệp, Trần Cư, Trần Độ, Nguyễn Thị Hải, Nguyễn Thị Hằng về ở các gia đình đó để hoạt động. Mặc dù kinh tế của các đình còn có nhiều khó khăn, tổ chức cách mạng ít có điều kiện chu cấp cho các đồng chí cán bộ kể cả các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng nhưng các gia đình vẫn hết sức giúp đỡ các đồng chí, an toàn chu đáo cho các cán bộ. Các cuộc hội họp thường diễn ra ở ngôi chùa đầu làng Ngọc Giang do sư ông Phúc trụ trì. Đây là nhà sư có lòng yêu nước; được đồng chí Sáu và ông Kinh giác ngộ mà trở thành nhà sư cách mạng. Xung quanh chùa Ngọc Giang có luỹ tre dầy đặc, cây cối um tùm bao kín nên rất thuận tiện để đặt cơ sở liên lạc và hội họp. Đến lúc này Ngọc Giang đã thực sự trở thành cơ sở của an toàn khu, là nơi Trung ương tổ chức các cuộc hội họp quan trọng và cũng từ đây, ánh sáng của Đảng đã lan toả đến các làng xã khác trong huyện.

Tháng 8 năm 1945, Ngọc Giang đã vinh dự được đón Bác dừng chân và nghỉ một đêm tại nhà ông Thơ khi Bác cùng đoàn cán bộ từ Tân Trào về Hà Nội.

Trong suốt thời gian dài hoạt động, ăn ở tại Ngọc Giang nói riêng và Đông Anh nói chung, các đồng chí trong Thường vụ Trung ương đã được nhân dân và các gia đình cơ sở bảo vệ an toàn. Vì vậy, nghĩa tình giữa các đồng chí và nhân dân nơi đây thật sâu đậm. Từ sau Cách mạng tháng Tám tới những năm chống Pháp, chống Mỹ hết sức gian khổ, Bác Hồ và các đồng chí Thường vụ Trung ương vẫn dành thời gian về Đông Anh thăm các gia đình cơ sở ở Ngọc Giang nhiều lần. Để ghi nhận công lao của nhân dân Ngọc Giang, ngày 28/1/1964 Nhà nước đã phong tặng các gia đình và sư ông Phúc ở chùa Ngọc Giang kỷ niệm chương và bằng có công với nước. Hiện nay tấm bia lưu niệm An toàn khu Ngọc Giang đối với cách mạng đã được gắn trang trọng tại ngôi chùa Ngọc Giang./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Yên Nội (huyện Quốc Oai)
    Chùa mang tên địa danh của làng Yên Nội, nay thuộc thôn Yên Nội, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Trước Cách mạng tháng Tám (1945) thuộc tổng Hoàng Xá, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • [Video] Hương sắc Quảng Phú Cầu
    Có tuổi đời hơn trăm năm, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Đến với Quảng Phú Cầu là đến với những gam màu rực rỡ, đến với những người làm nghề thân thiện, hiền hòa. Mặc cho những biến đổi của đời sống xã hội, những thăng trầm của thời gian, người dân nơi đây vẫn gắn bó cùng nghề làm hương truyền thống ông cha để lại.
  • Quận Ba Đình xử lý kịp thời khắc phục các sự cố do bão 3 gây ra
    Theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, tính đến 13h30 ngày 7/9, các sự cố do bão số 3 gây ra đã được quận Ba Đình xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
  • Cảnh báo lũ trên các sông khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá
    Ngày 7/9/2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia đã có thông tin cảnh báo về lũ trên các sông khu vực Bắc bộ và Thanh Hoá.
Đừng bỏ lỡ
Di tích An toàn khu Ngọc Giang (huyện Đông Anh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO