Check in Hà Nội

Đền Bạch Mã

Sơn Dương (t/h) 11:03 29/03/2023

Đền ở phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay ở số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương (thần Long Đỗ tức thần núi Long Đỗ cũng gọi là núi Nùng, nơi tiếp nhận khí thiêng của sông núi kinh thành Thăng Long). Tương truyền thời nước ta bị nhà Đường phương Bắc đô hộ, Cao Biền sai quân lính đắp thành Đại La, bỗng thấy trời đất tối tăm mù mịt, một vị thần cưỡi con rồng đỏ, ngồi trên đám mây ngũ sắc, bay lượn trên mặt thành. Cao Biền sợ hãi, định dùng bùa phép trấn yểm. Đêm ấy, Biền chiêm bao thấy vị thần đó hiện lên bảo rằng: Ta là tinh anh đất Long Đỗ, nghe nói ông sai đắp thành, cớ sao lại định dùng bùa phép trấn yểm? Biền tỉnh dậy sợ hãi nhưng vẫn đem đồng và sắt chôn xuống các lỗ long mạch để trấn yểm. Tức thì đêm đó mưa to gió lớn sấm sét nổ đùng đùng. Sáng dậy, Cao Biền đi xem các nơi đã trấn yểm, thấy đồng và sắt đã bị đánh nát vụn. Cao Biền thấy đó là vị thần thiêng của nước Nam, Biền không làm gì nổi, bèn sai lập đền thờ để xin được phù hộ.

Lại tương truyền khi Lý Công Uẩn dời đô ra thành Đại La, cho xây thành nhưng trầy trật mãi không xong. Vua sai người đến đền Bạch Mã cầu thần thì thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra một vòng từ đông sang tây, đi đến đâu để lại dấu vết đến đó, rồi trở lại đền và biến mất. Vua sai quân lính theo vết chân ngựa mà đắp thành, quả nhiên xây được thành. Vua Lý Thái Tổ bèn cho sửa lại đền thờ, phong vị thần Long Đỗ là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần. Vén tấm màn thần linh, thấy vua quan nhà Lý khi dời đô ra Đại La đã quy hoạch kinh thành phía đông là đền Bạch Mã, phía tây là đền Voi Phục, phía bắc là đền Trấn Võ, phía nam là đền Cao Sơn (đình Kim Liên ngày nay). Đó là “Thăng Long tứ trấn”. Người xưa đã thần thánh hoá đất kinh thành và việc làm của vua, đất thánh do thần thánh quy định với “đường tròn ma thuật” vốn là tín ngưỡng từ thời bộ lạc lưu lại.

Đền đã được sửa chữa nhiều lần. Hệ thống bia đá hiện còn tại di tích cho biết đền được mở rộng vào niên hiệu Chính Hoà thời Lê (1680 - 1705). Cuối thế kỷ XIX được tôn thêm nền cũ và mở rộng thêm, năm 1781, chúa Trịnh chuẩn y cho 3 giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ, phường Hà Khẩu xung quanh đền Bạch Mã được làm dân “tạo lệ” (sắm lễ vật tế lễ, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, lại sửa chữa thêm tráng lệ. Năm 1839 dựng thêm văn chỉ ở bên trái đền, dựng phương đình (đình hình vuông) để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Khuôn viên đền đã bị thu hẹp. Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (2000), di tích được tu bổ lớn trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng kiến trúc cũ.

Đền quay mặt về hướng nam, hiện nay gồm Tam quan, Phương đình, Đại bái, Thiêu hương, Cung cấm và Nhà hội đồng ở phía sau.

Phương đình mới được xây dựng năm 1839 dưới thời Nguyễn nên mang đậm phong cách kiến trúc thời nay. Những con nghê trên xà ngang và những lồng đèn hình hoa sen trên đầu 4 xà nách gần gũi với kiến trúc phương đình ở Hội An. Từ phương đình vào đại bái có mái vòm hình “vỏ cua”. “Vỏ cua” nối liền các nhà, tạo ra một không gian rộng rãi.

Đại bãi có bộ khung gỗ bốn hàng chân, có bộ vì kèo được kết cấu theo lối “chồng rường, giá chiêng”, mái phân theo kiểu “thượng tam, hạ tứ”. Trên các cốn gỗ, xà nách, các vì chồng rường, có nhiều mảng chạm khắc.

Đề tài trang trí là mây lửa, hoa lá. Nối đại bái với nhà thiêu hương là mái vòm “vỏ cua” hình bán nguyệt, trang trí hoa lá.

Trong Cung cấm có một sàn gỗ cao, ván bưng ba mặt để làm nơi toạ lạc của thần Bạch Mã. Tượng thần Bạch Mã (Long Đỗ) ngồi trong khám, luôn được bưng kín. Cả tượng và khám là sản phẩm dưới thời Nguyễn.

Đền còn lưu giữ được 15 bia. Nội dung các bia đề cập đến sự tích của đền và thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo. Đền có các đồ thờ như đồ lễ bộ gồm các vũ khí thời cổ như kích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, ngoài các lư hương đồng, bình đồng, lượng người, lại có cả tượng Phật. Chi tiết này thể hiện quan niệm của dân gian là “tam giáo đồng tôn”. Đền còn có một đôi hạc chân cao, cổ cao và đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm. 135. Tượng ngựa trắng tại đền Bạch Mã Thời Trần, quân Nguyên sang xâm lược, đốt phá kinh thành nhiều lần nhưng lửa không cháy đến đền. Lúc khải hoàn trở về, thái sư Trần Quang Khải đã để thơ ở đền:

“Hoa bốc tam khu thiệu bất tận
Phong trần nhất trận phiến nan khuynh”

Tạm dịch:

“Lửa bốc ba lần không cháy đến

Gió bụi một phen chẳng hề nghiêng”

Lễ hội đền làng hàng năm vào tháng hai âm lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân. Tục lệ “Vọt thổ ngưu”, tức là chiếc roi đánh vào con trâu đất; đây chính là tục “đã xuân ngưu" thời cổ của các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Theo Việt sử lược, năm 1048, vua Lý Thái Tông hạ chiều định phép “đả xuân ngưu”. Về tục này, sách An Nam chỉ lược còn ghi: “Tiết lập xuân, vua sai vị trưởng họ dùng roi đánh vào con trâu bằng đất. Sau đó, các quan đều cài hoa lên mũ, rồi vào cung dự yến tiệc”. Tục này ở thời Lê vẫn còn thịnh hành. Sách Lịch triều hiến chương loại chỉ của Phan Huy Chú ghi chép khá cụ thể: “Quan Phủ Doãn đứng đầu kinh thành và hai quan huyện Thọ Xương, Quảng Đức làm lễ xong thì cho dân rước trâu đất tới đền ở phường Hà Khẩu (tức đền Bạch Mã phố Hàng Buồm ngày nay) nơi thờ thần Long Đỗ, vị Thành hoàng Thăng Long. Hôm sau, quan Phủ Doãn đến lấy cành dâu đánh vào con trâu đất ấy, rồi đem vào sân điện nhà vua làm lễ Tiến xuân ngưu, văn võ bá quan đều tới hầu lễ".

Trong các di tích thuộc “Tứ trấn”, đền Bạch Mã trấn phía đông, được xây dựng sớm hơn cả. Tồn tại trong lòng phố cổ với nhiều màu sắc, yếu tố nghệ thuật kiến trúc cùng một hệ truyền thuyết đầy tính lịch sử và triết học về vị thần được thờ, đền Bạch Mã mãi mãi giữ nguyên giá trị về một mốc giới thiêng của kinh thành Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Đền đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1986.

                                                                 Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đền, chùa Bà Tấm
    Đền, chùa Bà Tấm là tên gọi phổ biến trong nhân dân để chỉ khu di tích tưởng niệm về một nhân vật nổi danh của lịch sử dân tộc ở thời Lý Nguyên phi Ý Lan. Đền còn có tên gọi theo địa danh là đền Dương Xá, hay đền Ỷ Lan, chùa có tên chữ Linh Nhân Tư Phúc tự.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đền Bạch Mã
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO