Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Kim Cổ (quận Hoàn Kiếm)

Sơn Dương (t/h) 30/08/2023 14:16

Chùa Kim Cổ hiện ở số nhà 73 phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

chua-kim-co-hk.jpg
Chùa Kim Cổ

Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa phận thôn Kim Bát, sau đổi là thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long. Sau đó, tổng Tiền Túc đổi thành tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương.

Sách “Hà Nội nghìn xưa” cho biết phường Kim Cổ còn có tên là Cổ Vũ - một phường nổi tiếng của kinh thành Thăng Long. Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông đã xây dựng cung điện tại phường Kim Cổ dành cho Nguyên phi Ỷ Lan. Thời gian Nguyên phi ở đây, bà đã cho dựng quán Đồng Thiên trong khu vực cung điện. Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái, trên khu nền cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan. Đời Tự Đức triều Nguyễn, cùng với việc mở rộng quy mô của đền thờ Ỷ Lan, Phật giáo cũng được đưa vào thờ tại đền, từ đó di tích có thêm tên gọi là chùa.

Quá trình xây dựng, trùng tu và biến đổi của di tích được Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ Đốc học Thanh Hoá là Tiến sĩ Lê Duy Trung ghi lại trên tấm bia “Kim Cổ thôn bi ký” dựng năm Tự Đức thứ 13 (1860): “... Triều vua ta (triều Nguyễn) dấy vận lệ thờ cúng đổi mới vạn vật trong sáng ngày càng thêm thịnh đẹp. Việc thờ cúng đế vương các đời, cờ quạt, đồ thờ đều có quy định. Nhà tế không rộng thì sao xứng với nơi ở tráng lệ của các vua chúa, quy mô có thể mở rộng nhưng ngặt vì tiền nong, vật dụng thiếu thốn. Nguyên Bố chánh sứ tỉnh Tuyên Quang thăng chức Lại bộ Thị lang Bùi Thương Hán là người làm quan hiển đạt ở thôn Kim Cổ ta đã bỏ ra 100 lạng bạc, công việc bèn thành. Năm Tự Đức Kỷ Mùi (1859), tháng mạnh đông khởi công đến tháng quý đông (tháng 11) thì làm xong”.

Những ghi chép trên cho thấy nội dung di tích chùa Kim Cổ hiện bao gồm việc thờ Phật và nơi tưởng niệm nhân vật lịch sử Nguyên phi Ỷ Lan có nguồn gốc từ gần 1000 năm về trước khi bà được vua Lý cho xây dựng cung riêng tại phường Kim Cổ.

Chùa Kim Cổ trước đây có quy mô kiến trúc lớn, hình chữ “tam”. Về sau khi người Pháp phá, dỡ chùa, nhân dân địa phương đã góp tiền xây dựng lại. Hiện nay, chùa có quy mô kiến trúc nhỏ, ở kề sát với hè phố Đường Thành và khu vực đình Tạm Thương. Các kiến trúc gồm: cổng vào, khu thờ tự và khoảng sân hẹp.

Cổng chùa xây bằng gạch do các trụ biểu kết hợp với những mảnh tường nhỏ hợp thành. Bên trên cửa, lối vào làm kiểu hai tầng tám mái với các góc đao cong ngược lên. Cổ diêm giữa hai mái đắp nổi 4 chữ Hán “Kim Cổ cổ tự”. Kiến trúc chính kết cấu kiểu chữ “đinh”. Tiền đường ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, các vì kèo đỡ mái kết cấu kiểu vì kèo quá giang, quá giang đặt trực tiếp lên tường bổ trụ. Toà Thượng điện ba gian xây kiểu tường hồi bít đốc, nối với Tiền đường, mái lợp ngói ta.

Hiện nay, chùa Kim Cổ còn bảo lưu được bộ di vật, minh chứng cho sự hiện diện của di tích trong lịch sử, gồm: 8 pho tượng Phật thuộc nghệ thuật thế kỷ XIX, 01 pho tượng Nguyên phi Ỷ Lan ngồi trong khám, một số pho tượng Mẫu, tượng Chầu; 03 tấm bia niên hiệu triều Nguyễn; 01 quả chuông đồng niên hiệu triều Nguyễn, 02 hạc thờ đứng trên lưng rùa; 01 bức cửa võng, 01 bức cuốn thư chạm rồng; 03 bức hoành phi sơn son, 02 đôi câu đối, một đôi có nội dung:

Kim Cổ danh lam sắc tướng huy hoàng thiên cổ tự

Đồng Quán thắng tích từ bi phổ độ thập phương dân.

Nghĩa là:

Kim Cổ danh lam cảnh sắc huy hoàng nơi cổ tự

Đồng Quán đẹp, từ bi phổ độ khắp mười phương.

Khởi nguồn xây dựng là quán Đồng Thiên, chuyển đổi nội dung thờ tự thành đền, rồi chùa. Di tích chùa Kim Cổ là một tư liệu quý giá trong việc tìm hiểu quy hoạch của Thăng Long thời Lý, đặc biệt là về “Thăng Long tứ quán”, một nét văn hoá độc đáo của thủ đô Hà Nội trước đây.

Chùa Kim Cổ được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Đồng Quang (quận Đống Đa)
    Chùa Đồng Quang tên chữ là “Đồng Quang tự” ở số 15 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, đối diện khu di tích gò Đống Đa, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
  • Tây Hồ gắn biển 2 công trình chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Ngày 5/10, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô gồm: Dự án cải tạo, nâng cấp trường Tiểu học Xuân La; Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm GDNN - GDTX quận Tây Hồ (cơ sở 2).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Chùa Kim Cổ (quận Hoàn Kiếm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO