Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Cháo đậu cà, ký ức mãi thương về Hà Nội

Phạm Minh Chánh 15:59 27/11/2023

Một sáng trời se lạnh ở Đà Lạt, ngồi ở góc vườn xanh mát, bưng chén cháo cá nóng hổi, lòng tôi không khỏi xao xuyến nhớ Hà Nội. Dẫu đất Hà Nội vốn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sắc nhưng trong kí ức tôi vẫn hoài nhớ một món ăn bình dị được ăn từ những ngày còn thơ. Đó chính là món cháo đậu ăn với cà.

chao-dau-ca.jpg

Món cháo đậu cà muối xuất hiện ở Hà Nội từ bao giờ chẳng ai biết cụ thể. Cũng bởi, ở vùng đất kinh kỳ dù có nhiều món ăn truyền thống nhưng vẫn có nhiều món theo chân khách thập phương đến với Hà Nội. Cũng chính điều này thể hiện sự phong phú và đa dạng về văn hoá ẩm thực truyền thống của vùng đất kinh kỳ.

Trải qua nhiều năm tháng, cháo đậu cà trở thành món ăn gắn liền với nhiều thế hệ người dân ở Hà Nội. Dù từng được gọi ví von là món cháo "nhà nghèo" nhưng trong kí ức của nhiều đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở Thủ đô, cháo đậu cà là một hoài niệm khó quên, ghi dấu khoảng đời niên thiếu đã qua.

Những ngày mùa hè oi ả, các bà các mẹ ở Hà Nội thường chọn nấu món cháo đậu thanh mát để giải nhiệt cho cả nhà. Cũng bởi, nhiều người quan niệm món cháo này có vị đơn thuần nên thường được ưa chuộng vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày oi nồng, nóng bức. Tuy nhiên, giữa những ngày đông lạnh giá, nhiều người vẫn có xu hướng thích thưởng thức một bát cháo đậu phụ cà muối nhằm sưởi ấm và hồi tưởng lại hương vị dịu dàng của mùa hè.

Kỳ thực, cháo đậu cà là món cháo đậu xanh hoặc đậu đen, ăn với cà pháo muối và đậu hũ rim mắm hành. Từng món để riêng vốn đã quen thuộc với mâm cơm truyền thống của người Việt nhưng khi ghép chung lại tạo một hương vị rất riêng của người Hà Nội vẫn luôn là một dấu ấn đặc biệt trong kí ức nhiều thế hệ.

Ở nhà tôi, cháo thông thường được nấu từ gạo dẻo thơm, kết hợp thêm chút đỗ đen hoặc đỗ xanh. Theo mẹ tôi kể lại người Hà Nội rất tinh tế trong việc chuẩn bị gạo nấu cháo. Thông thường, với các loại cháo trai, cháo lươn, cháo hến, cháo gà, cháo tim, cháo lòng... gạo sẽ được xay dập nhỏ như tấm. Cháo sườn được nấu từ gạo xay nhuyễn thành bột. Riêng cháo hoa, cháo đậu, gạo được sẽ để nguyên hạt để nấu.

Cháo, đậu, cà muối vốn đơn thuần chỉ là những thức ăn bình dân, vừa nghe đã gợi nên cảm giác dân dã, quê mùa. Thậm chí, món cháo ấy còn gợi nhớ đến những năm tháng vất vả, nhiều lo toan ở thập niên trước, khi người Hà Nội còn vất vả mưu sinh. Ấy thế nhưng người ở cuộc sống hiện đại như chúng ta chớ vội thờ ơ. Cũng bởi, sau bao nhiêu cao lương mỹ vị khiến bụng dạ nặng trình trịch, người ta thường có xu hướng thèm món gì đó thật thanh đạm nhẹ nhàng. Cháo đậu cà muối khi đó chính là chọn lựa tuyệt vời và phù hợp nhất.

Việc nấu cháo đậu tưởng đơn giản nhưng cũng khá cầu kỳ. Người nội trợ nấu cháo khéo léo phải biết canh giờ phù hợp để ninh cháo sao cho hạt gạo nở hoa đều, sánh mịn. Vị cháo thường được nêm nhạt để cân đối và hài hòa với các món ăn kèm vốn đã mặn. Hạt đậu đen hoặc đậu xanh được ninh phù hợp sẽ cho ra thành phẩm chín mềm mà không hề bị nát.

chao-dau-voi-ca-muoi.jpg

Nét độc đáo của món cháo đậu cà Hà Nội là đậu rán tẩm hành ăn kèm. Thông thường, mẹ tôi hay chọn mua đậu từ bà lão bán ở góc chợ. Bà lão tóc trắng phau phau thường đon đả khi mẹ con tôi ghé mua. Theo lời bà kể thì đậu được bà bán đều được lấy từ một cửa hàng nổi tiếng ở làng Mơ. Dẫu tuổi đã cao nhưng bà thường kiên nhẫn thức giấc từ 2 giờ sáng để kịp lấy đậu từ làng Mơ về bán. Đậu làng Mơ sở dĩ được yêu thích vì không được làm một cách đại trà như loại đậu phụ khuôn dài vẫn bán ở chợ mà nó thường là bìa đậu hình vuông, nhỏ nhắn, các cạnh sẽ bo tròn mũm mỉm. Khẽ khàng cầm miếng đậu trên tay sẽ cảm nhận được sự mát dịu và mềm mại.

Có dịp đi dạo chợ cùng mẹ vào một ngày đầu xuân, khi những hạt mưa phùn đầu mùa còn đang rả rích trên mái chợ. Bà lão thường khẽ khàng ngồi bên chiếc bếp nhỏ, đun một chảo mỡ gà thật nóng, tỏa khói nghi ngút, thong thả cho từng bìa đậu Mơ vào rán. Đứa trẻ con là tôi khi ấy thường ngẩn ngơ đứng nhìn bà cụ ngồi rán đậu rồi háo hức nghe tiếng xèo xèo vang lên, để rồi vui vẻ nhận một bìa đậu vàng ươm tỏa hương dịu dàng.

chao-dau-voi-ca.jpg

Khi mang về căn bếp nhỏ ở khu tập thể của gia đình tôi, mẹ tôi sẽ dầm đậu trong nước mắm pha nhạt vị với đường và hành tươi thái nhỏ. Tôi đặc biệt thích món đậu này vì bên ngoài vỏ giòn, bên trong lại cực kỳ mềm mại. Chỉ cần cắn nhẹ một miếng, ta sẽ nếm được vị giòn dai sau đó lan dần cảm giác béo ngậy, tan chảy của ruột bên trong.

Những buổi sáng tinh mơ, khi màn sương còn chưa tỏ, mẹ tôi luôn tay múc cháo nóng ra chiếc bát nhỏ, thêm vài miếng đậu mơ đã tẩm hành hoa cùng vài quả cà muối. Bọn trẻ con chúng tôi khẽ khàng đỡ lấy bát cháo, nhẹ nhàng xúc từng miếng cháo vào miệng, cảm nhận được biết bao ấm áp, chắt chiu của người mẹ dành cho các con. Dưới mái nhà nhỏ đơn sơ trong làn gió heo may ở miền bắc, sự ấm áp của món ăn thi vị khiến bất kỳ ai cũng thấy lòng mình ấm áp, mềm đi trong thoáng chốc.

Bên cạnh món đậu ngâm nước mắm, cà là thứ không thể thiếu trong món ăn thanh tao này. Thông thường, các bà các mẹ thường chọn cà pháo “bánh tẻ” dày cùi muối để đúng mức độ thì vớt ra để dành ăn với cháo. Còn gì thích thú hơn được cầm trên tay một bát cháo ấm nóng với những miếng đậu vàng ươm điểm xuyết thêm ít hành lá xanh non bên mấy quả cà muối ửng vàng nổi bật trên bát cháo đậu sánh mịn. Bát cháo đậu cà chắc cũng vì thế mà trở nên bắt mắt hơn, khiến bất kỳ ai cũng phải ngắm nhìn một lát trước khi thưởng thức.

Điểm tinh túy nhất của món cháo đậu ăn với cà chính là việc kết hợp sao cho các món ăn chính và kèm kết hợp với nhau thật khéo léo, tinh tế. Người chế biến phải chủ động trong việc gia giảm gia vị khiến cho món đậu tẩm mắm hành trọn vị, để khi nhấm nháp, ta vẫn cảm nhận được lớp vỏ ngoài giòn giòn, hơi dai nhưng thơm bùi. Cà cũng cần được khéo léo muối sao cho vừa chín tới, hài hòa giữa vị chua thanh dịu kết hợp cùng cháo sánh mịn. Ngoài đậu và cà, một số người điển hình như bố tôi còn có thói quen thưởng thức cháo đậu với ca la thầu dầm mặn ngọt, giòn sần sật hoặc thêm quả trứng muối bùi béo.

Theo năm tháng, món cháo đậu cà không còn nhiều hàng bán, các gia đình cũng ít có thói quen nấu để thưởng thức. Bản thân tôi cũng rời khỏi Hà Nội, đi làm việc ở vùng cao nguyên xa xôi nhưng vẫn hoài mong nhớ hương vị quê nhà.

Thi thoảng, có dịp quay về Hà Nội, tôi lại nhẫn nại đi tìm những hàng cháo đậu với cà trong con phố nhỏ nào đó. Chỉ cần ngồi vào một góc quán giản dị với dăm bộ bàn ghế, hít hà chén cháo ấm nóng, thêm chút đậu rán tẩm hành và cà muối là đủ đầy và thỏa thuê./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Minh Chánh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Đi giữa trời thu Hà Nội
    Một ngày lưng chừng thu… Vũ khúc chim khuyên buổi sáng làm ngọt thêm khoảnh khắc nắng chênh chao trên cao. Mùa Thu. Vạn cổ tới kim muôn đời vẫn thế! Cứ chơi vơi heo may; cứ ngập ngừng lá đổ; Cứ cái nắng mật ngợp hồn say; cứ mưa; cứ nắng đan xen ngày tiếp ngày không hẹn trước. Cái cảm giác chơi vơi thiếu tự chủ bỗng chốc lên ngôi. Ban mai một ngày mới đưa bước chân tôi trở về với mùa thu Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Cháo đậu cà, ký ức mãi thương về Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO