Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Xôi, hoài niệm khó quên về Hà Nội

Thiên An 10:14 15/11/2023

Một buổi sáng ồn ã giữa phi trường Tân Sơn Nhất, tôi được người chị họ từ Hà Nội vào mang cho gói xôi nhỏ gói trong lá sen còn ấm nóng. Nhìn gói xôi thơm được bọc trong lá sen xanh mướt, ấm áp như những tia nắng đầu ngày, lòng tôi chợt nao nao. Xôi không chỉ đơn giản là món ăn mà còn là thức quà, gói trọn hết cả phong vị của đất trời Hà Nội, khiến bất kỳ ai đi xa cũng phải nhung nhớ khôn nguôi.

xoi-xeo-ha-noi.jpg

Ai đã từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội hẳn sẽ không quên được kí ức về những gánh xôi vỉa hè. Từ khởi điểm là thói quen hằng ngày, món ăn mộc mạc ấy đã trở thành một phần đời sống tinh thần của người Hà Nội.

Thời còn ấu thơ, bản thân tôi thích nhất là những buổi sáng trời se se lạnh, được ông bà nội dắt tay đi qua các con phố Hà Nội, ghé vào mua một gói xôi vỉa hè để dành ăn quà sáng. Nếu có nhiều thời gian nhàn tản hơn, tôi sẽ thong thả ngồi trên những chiếc ghế nhựa thấp, hít hà mùi xôi nếp thoang thoảng, theo làn khói nghi ngút tỏa ra từ các chõ hay thúng được các bà, các cô phủ một một lớp vải mỏng để giữ nóng.

xoi-ha-noi.jpg

Người Hà Nội thường có thói quen ăn xôi với các món ăn kèm. Điển hình như xôi xéo ăn cùng với ruốc hay chả, xôi trắng phối kèm với thịt kho, lạp xưởng. Để đa dạng hóa khẩu vị, các chủ gánh xôi thường bán rất nhiều loại xôi màu sắc khác nhau như xôi nếp trắng, xôi gấc, xôi lạc, xôi đỗ xanh, xôi ngô bung… cho phù hợp với sở thích của các thực khách. Trẻ con ham vị ngọt dịu, bùi thơm hẳn sẽ lựa chọn món xôi dừa, xôi gấc. Các cô, các chị thích cảm giác ngọt mềm, sẽ lựa chọn món xôi đỗ xanh, đỗ đen thêm ít dừa nạo sẵn. Nếu muốn chắc bụng, lại yêu thích vị bùi bùi, mằn mặn, lựa chọn tuyệt vời nhất vẫn là xôi trắng ăn kèm với muối vừng hay ruốc. Các cụ yêu thích hương vị truyền thống cũng có thể lựa chọn xôi xéo, món xôi đặc trưng của Hà Nội với màu vàng óng, ăn kèm đậu xanh mềm mịn.

Chắc cũng vì sự đa dạng đó mà xôi trở thành thức quà quen thuộc được bán vào nhiều thời điểm khác nhau từ sáng sớm cho đến tận chiều tối. Người bán đôi khi chẳng cần hàng quán gì cầu kỳ, chỉ cần một đôi quang gánh, có thể len lỏi khắp mọi ngõ ngách phố phường Hà Nội, để rao bán món ăn tiện dụng, chắc dạ không phân biệt giàu nghèo, từ người lao động cho đến giới sinh viên, dân trí thức, công sở này.

xoi-ha-noi-2.jpg

Những năm khó khăn của thập niên 80, mẹ tôi có một gánh xôi nhỏ để bán cho những người thân quen trong ngõ. Do gia cảnh ở nông thôn vất vả nên mẹ tôi biết nấu xôi từ nhỏ và nấu rất khéo. Bố tôi, sau một tai nạn lao động, không thể làm trụ cột kinh tế cho gia đình nên mọi khó khăn dồn hết trên đôi vai của mẹ tôi. Mẹ cứ thế lầm lũi thổi xôi rồi chọn một góc nhỏ, ngồi chờ mọi người trong ngõ đi làm hoặc các vị thực khách đi ngang, ghé mua ủng hộ. Gánh xôi tuy nhỏ nhưng đó là tất cả nỗ lực và biết bao chắt chiu mẹ tôi dành cho gia đình. Cũng từ gánh xôi ấy, chị em tôi đã được nuôi lớn và ăn học thành tài như hôm nay.

Thông thường, trời vừa sáng tinh mơ, mẹ tôi đã thức giấc để chuẩn bị cho công việc nấu xôi. Nguyên liệu chính để thổi xôi thông thường sẽ là gạo nếp. Theo mẹ tôi kể lại thì nếp sẽ có hai loại chủ yếu bao gồm nếp cái và nếp con. Muốn đồ xôi ngon, mẹ sẽ ưu tiên chọn nếp cái, vốn là giống nếp “hoa vàng” ngon nhất, loại gạo nổi tiếng tại các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc Bộ vừa thơm dẻo lại rất béo bùi. Vốn là người tỉ mỉ nên mẹ tôi rất kỳ công trong việc chọn lựa nếp cái sao cho hạt to đều, không lẫn tẻ và không bị gãy.

xoi-com.jpg

Để xôi không nát, người chế biến phải canh lửa không quá to, hạn chế cho hơi nước bốc nhanh. Khi xôi gần chín, mẹ tôi sẽ trộn đều với mỡ gà rồi hấp đến khi chín hẳn, như vậy hạt vừa tròn, mềm, bóng và không dính hay nát. Mẹ cũng thường tranh thủ kho một nồi thịt lớn thả vào cả trứng chiên và chả mỡ chiên để đáp ứng đủ mọi yêu cầu của khách hàng. Bí quyết của mẹ tôi là tất cả thịt, trứng, chả phải nổi bồng bềnh trong nồi, vì nước thịt là thứ quý giá để dành chan vào xôi nếp dẻo, nhằm hạn chế độ ngán và thưởng thức cũng đậm đà hơn.

Các nguyên liệu khác để dành nấu với xôi có các loại đỗ như đỗ xanh, đỗ đen, lạc, các loại củ có bột như sắn, khoai. Ngoài ra, người nấu còn có thể tận dụng các loại hạt ngô, hạt sen hoặc quả dừa, gấc. Mỗi loại xôi đều có một quy trình chế biến riêng đòi hỏi người chế biến phải thật thấu hiểu mới cho ra đúng vị.

Xôi thường được thổi bằng phương pháp “đồ”, nghĩa là làm chín gạo bằng hơi nước. Chắc cũng vì lẽ đó nên mỗi khi đồ chín xôi, mẹ tôi thường ủ kỹ trong thúng tre, múng cói bao bọc chung quanh, ở giữa được lót lá chuối khô hoặc chăn chiên để giữ nhiệt. Mẹ tôi thường bảo: “Xôi phải luôn ấm nóng thì khi ăn mới cảm nhận được hương vị dẻo thơm”. Ngoài ra, xôi nên được gói bằng lá sen tươi. Nếu không tìm được lá sen thì tận dụng lá bàng, lá chuối, lá dong thay thế. Thực phẩm được gói bằng lá không chỉ tạo độ mộc mạc, tao nhã mà còn khiến món ăn trở nên thơm ngon hơn.

Mỗi khi theo mẹ dọn hàng xôi sớm, tôi vẫn thường được ưu tiên cho gói xôi nhỏ. Tôi nhận gói xôi đầu tiên từ tay mẹ mà lòng háo hức đến kỳ lạ. Còn gì tuyệt vời hơn những ngày đầu thu, ngồi cạnh mặt hồ trong xanh, cầm nắm xôi vẫn còn hơi nóng, phủ lên một lớp đỗ xanh giã nhừ thái mỏng rưới lên một thìa mỡ nước thơm nức mùi hành khô thái nhỏ, phi vàng ruộm bọc trong lá sen thơm ngát, nhón từng miếng nhỏ khiến lòng ấm áp đến kỳ lạ. Thi thoảng, tôi được ưu tiên cả bát xôi nóng, dẻo được chan thìa nước thịt kho loang loáng mỡ. Thịt ba chỉ ăn kèm thường thái bản to, kho nhừ, có màu nâu của nước hàng và khi cắn sẽ mềm tan ngay trong miệng.

Đôi lần, hồi tưởng lại quá khứ, lòng tôi vẫn thường ngẩn ngơ vì những niềm hạnh phúc dịu dàng như thế. Chỉ tiếc rằng mẹ tôi đã lặng lẽ theo mấy trắng về trời, gánh xôi giản dị khi xưa cũng không còn. Mỗi khi, quay trở lại Hà Nội, nhìn những cô dì gánh hàng xôi len lỏi qua từng góc phố hẹp, lòng tôi lại nao nao biết bao nỗi niềm khó tả.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Thiên An. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hoa sữa, kí ức khó quên về Hà Nội
    Một người bạn đang làm nghiên cứu sinh tại Hà Nội, nhắn tin cho tôi vào những ngày chớm thu: “Hoa sữa nở rồi”. Dù chỉ mấy chữ ngắn ngủi cũng đủ sức khiến bản thân tôi xao xuyến suốt cả tuần liền. Cũng chẳng rõ, từ bao giờ tôi lại đặc biệt yêu mùi hoa sữa đến thế.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
    Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6/2025 hàng trăm cán bộ nhân viên (CBNV) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “ Ocean Cleanup 2025”. Bên cạnh đó, SeABank còn trao tặng các địa phương thùng đựng rác, túi đựng tự hủy sinh học cho ban quản lý tại khu du lịch. Đây là năm thứ 2 liên tiếp SeABank triển khai chương trình ý nghĩa này.
  • Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
    Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
Xôi, hoài niệm khó quên về Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO