Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Có một Hà Nội nồng nàn ly cà phê Giảng

Lương Thị Hoà 07/11/2023 16:57

Một lần đặt chân đến Hà Thành, thưởng thức ly cà phê Giảng thơm nồng, ngọt béo cũng đủ để trái tim người lữ khách vấn vương. Vào một ngày nào đó rất bình thường, hồn tôi nương lại nơi quán xưa phố cổ. Thế mới biết có những "cuộc gặp gỡ" chỉ một lần đã đủ để "say" cả một đời.

4610_20180713-123745-haitun113-1.jpg
Kem trứng ngầy ngậy béo, thơm mùi sữa đặc và đường, vị ngọt lan nhanh trên mặt lưỡi. Tôi tưởng chừng như cả Hà Nội đã tan ra cùng ly cà phê Giảng ấy. (ảnh: internet)

Tôi đến Hà Nội nhiều lần, vào bốn mùa xuân hạ thu đông. Lần nào trước khi đi tôi cũng nghĩ sẽ nếm thử cà phê trứng Giảng, món đồ uống bao năm tôi được nghe nhắc tên trên các phương tiện truyền thông, một sản vật đặc trưng của Hà Nội phố. Giảng ra đời từ năm 1946, trải qua bao nhiêu thăng trầm của đời sống người Hà Nội và lịch sử đất nước, đến nay món uống này đã trở thành một phần thân thương của Thủ đô. Chỉ cần nhắc tới cà phê trứng, người ta nhắc ngay tới Giảng, tới Hà Nội. Cũng như khi nhắc tới Hà Nội, người ta chẳng thể nào bỏ quên món đồ uống đã quen tên này.

Hà Nội năm ấy đón tôi bằng đợt nắng nóng chang chang giữa hè. Uống cà phê vào giấc trưa ở một quán nhỏ với những ô cửa sổ mở có vẻ không phải là trải nghiệm thi vị. Tôi đã ước trong một ngày Hà Nội dìu dịu vào thu như hôm nay được ngồi yên lặng trong không gian dìu dặt của một quán cà phê, lắng nghe âm nhạc của Phú Quang và nhâm nhi ly cà phê Giảng. Khi ấy tôi sẽ phóng tầm mắt mình ra bên ngoài phố xá. Phố xá mùa thu chùng chình hơi gió, thoảng nhặt lá vàng rơi rụng dưới những bước chân người. Đôi mắt tôi sẽ lơ đễnh theo những rung rinh của lá bàng ngoài ô cửa hay của cây cơm nguội nào đương ngả màu xôn xao.

Tôi cũng ước sẽ gặp Giảng vào mùa đông khi cái lạnh căm căm làm người ta thèm thuồng hơi ấm. Một ly cà phê trứng nóng trong chiếc ly sứ trắng xinh sẽ nịnh lòng người thêm biết mấy. Mùa đông sương giăng mờ mọi ngõ ngách, len cả vào phòng cùng làn hơi lạnh giá, thô bạo chẳng buông tha ngay cả khi người ta có ngồi mà co ro, run rẩy. Tôi tưởng tượng mình bước vào một quán cà phê, mùi thơm của cà phê, của kem trứng xông vào cánh mũi, khơi dậy bao cảm giác khát thèm hơi ấm. Tôi sẽ ngồi trên một chiếc ghế gỗ nhỏ, bên cạnh chiếc bàn gỗ thấp con con đợi người ta bưng ly cà phê lên để uống từng chút một. Hà Nội mùa đông lạnh quá, đôi tay rét run ấp vào thành chiếc ly để tìm kiếm hơi ấm, như người tìm người để sưởi ấm những mùa sương giá trong đời nhau. Rồi hơi nóng từ cà phê, rồi hơi ấm từ những vị khách lạ ngồi quanh, rồi không gian đượm chất Hà Nội sẽ sưởi ấm tôi, ngay cả khi tôi chỉ là một vị khách lãng du qua bao mùa.

Vậy đấy, tôi đã mơ đến mùa thu lá vàng, đã tương tư mùa gió bấc nhưng rồi lại đến Giảng trên đường Nguyễn Hữu Huân vào một ngày hạ nắng cháy. Có sao đâu, quán cà phê ấy vẫn mang chất gì rất riêng của thành phố này. Thành phố chẳng phải nơi tôi chôn rau cắt rốn nhưng đã thuộc tên bao bài hát, đặt chân lên bao con đường, nhớ thương suốt cả bốn mùa xuân hạ thu đông. Quán trưa chật kín người, bàn nào cũng có những tốp khách ngồi uống cà phê và chuyện trò rôm rả. Quán nóng hơn tôi nghĩ nhưng được bóng mát của những căn nhà đối diện và những cây cổ thụ bên ngoài cửa sổ hắt vào làm cho dịu hơn đôi chút.

Tôi đi cùng bạn, gọi hai ly cà phê trứng nóng sau khi đã nhìn một vòng các bàn xung quanh. Trong đầu tôi nảy lên thắc mắc làm sao người ta vẫn chọn uống cà phê nóng trong một buổi trưa nắng đổ ngần này. Tôi áng chừng phải có lý do nào đó. Như là nó ngon, là nó đúng vị. Đá bao giờ cũng làm nhạt bớt hương vị của cà phê và có lẽ còn làm mất đi vị ngon của lớp kem trứng. Nghĩ miên man trong lúc đợi chờ pha chế, tôi lại tiếp tục ngó quanh. Căn phong nhỏ tranh tối tranh sáng với các không gian được chia không rõ rệt. Một vài bàn gần cửa sổ sáng hơn, ánh nắng từ bên ngoài đổ vào không kiêng dè. Tôi ngồi ở phía trong, nắng không tới chiếc bàn gỗ nhỏ nơi chúng tôi ngồi nhưng cũng không cảm nhận được rõ ràng hơi mát của quạt điện. Quán đông người quá, có chút gì chật chội và ồn ào.

Quanh tôi toàn người trẻ và có vẻ cũng là dân du lịch. Ngẫm cũng phải thôi, người Hà Nội có lẽ sẽ không đến những quán cà phê thế này mà chọn uống cà phê ở những quán cóc ven đường, gần khu nhà ở hay gần cơ quan. Họ thích dành thời gian để trò chuyện với những người quen ở cùng khu phố hay những người bạn cùng chỗ làm. Người Hà Nội có lẽ cũng không uống cà phê vào giờ trưa. Họ thích uống cà phê vào buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc. Cà phê không chỉ là đồ uống mà còn là một phần của văn hóa Hà thành, văn hoá Việt Nam. Tôi còn nghĩ có khi nào người Hà Nội cũng không uống cà phê trứng như lớp trẻ chúng tôi mà sẽ chọn một ly cà phê đen hay nâu đá pha phin quen thuộc từ bao nhiêu năm nay.

Tôi cứ nghĩ mông lung như thế cho đến khi bạn phục vụ mang tới hai ly cà phê trứng nóng. Cà phê được đựng trong ly sứ trắng có in logo của Giảng. Đó là hình ảnh cách điệu trông vừa giống ly cà phê cùng làn hơi nóng bốc lên vừa giống hạt cà phê mới rang xong còn nóng hổi. Cả logo và mấy chữ Cafe Giảng đều được sơn nâu giống như màu nâu của những vệt cà phê gợn trên mặt ly. Ly sứ nhỏ van vát, không hẳn là hình tròn mà có phần giống hình thang. Nó được đặt trong một chiếc chén vuông bo cạnh với chút nước sôi bên dưới để giữ được độ nóng lâu hơn. Chiếc muỗng nhỏ bằng kim loại nằm ngay ngắn chờ người sử dụng.

Hương cà phê từ lúc được bưng ra đã làm tôi xiêu lòng. Tới khi đưa ly cà phê lên trước mũi thử hít hà, tôi chẳng thể nào nhận ra mùi tanh của trứng. Tất cả những gì tôi cảm nhận được là mùi thơm hơi khét đặc trưng của cà phê được rang cháy và mùi béo ngậy của sữa kem. Nếu không phải tôi trực tiếp gọi món, có khi tôi còn tưởng đây là ly cà phê kem bình thường. Thế mới hiểu vì sao nhiều người không ngửi được mùi trứng sống nhưng vẫn mê cà phê Giảng. Đâu phải ai cũng pha chế được ly cà phê trứng mà không còn mùi tanh của trứng sống. Đã thưởng no nê mùi thơm, tôi cầm muỗng lên rồi cho vào ly, cố ý kéo lớp kem lên cao để cho nó chảy xuống. Chất kem màu vàng nâu sánh mịn có thể kéo ra thành sợi, kết cấu vừa đủ đặc để tạo thành một sợi kem không đứt đoạn ngang chừng. Tôi đưa muỗng lại gần môi, nếm thử một lượng nhỏ. Vị ngon này tôi chưa từng thưởng qua. Kem trứng ngầy ngậy béo, thơm mùi sữa đặc và đường, vị ngọt lan nhanh trên mặt lưỡi. Tôi tưởng chừng như cả Hà Nội đã tan ra cùng ly cà phê Giảng ấy.

Như một kẻ tham lam, tôi đưa cả ly cà phê lên gần miệng, cẩn thận để không bị nước nóng làm phỏng rồi nhấp thử. Hương cà phê càng nồng, hương kem trứng càng ngậy. Cái nồng, cái ngậy hòa quyện vào nhau khiến tôi ngây ngất. Người sợ béo chắc lẽ sẽ ngán còn tôi chỉ thấy cà phê trứng như một thứ quà mỹ vị của nhân gian. Làm sao trong cuộc đời này lại có thứ đồ uống tưởng giản đơn mà kỳ công đến thế. Sau này tôi đi qua nhiều nơi, nơi nào có cà phê trứng cũng ghé vào uống thử. Tôi tìm kiếm một chút hương vị của Hà Nội ở những phố phường lạ xa. Thế mà chẳng nơi nào cho tôi cảm giác như khi thưởng thức cà phê tại Giảng.

Tôi đã đến Sài Gòn, ghé vào quán cà phê gần phố đi bộ Nguyễn Huệ. Cà phê đắng quá, kem trứng ngọt quá, chất kem loãng quá. Tôi thử một thìa nhỏ, thất vọng bỏ nguyên ly. Tôi lại đến một quán cà phê khác, vẫn cố chấp thử cà phê trứng. Cà phê được đựng trong ly nhỏ sơn đen, đặt trên một chiếc khay đặc biệt có đốt nến ở dưới để giữ độ nóng. Nhìn ngọn nến lay lay trong gió, tôi thầm hi vọng sẽ gặp lại Hà Nội đâu đó trong ly cà phê. Một chút thôi cũng đủ để tôi mong ngóng. Thế mà vị cà phê nhạt nhẽo, lớp kem tanh mùi trứng và chẳng có vẻ gì ăn nhập với nhau. Tôi còn uống cà phê trứng ở một vài nơi nữa, cũng tự pha cà phê trứng ở nhà. Những nơi tôi đến đều mô phỏng không gian của Hà Nội xưa với bàn ghế gỗ, tivi trắng đen, loa phát thanh phường... nhưng chưa có ly cà phê trứng nào đủ đậm đà để níu chân khách lạ. Cà phê trứng tôi tự pha tuy tiệm cận với hương vị của Giảng nhưng ở nhà tôi lại thiếu mất cái không gian đượm chất Hà Nội. Đôi khi người ta thấy một thức gì ngon cũng còn bởi được dùng đúng nơi, với đúng người tri âm tri kỷ.

Đi nhiều nơi, thử cà phê trứng ở nhiều quán rồi tôi mới nghiệm ra vì sao người ta thường vấn vương hương vị cà phê trứng ở Giảng. Tôi vẫn biết mình chưa thể thưởng thức hết món ngon ở mọi quán hàng. Có thể ở đâu đó vẫn đầy những ly cà phê trứng ngon hơn ở Giảng, thơm hơn ở Giảng, sánh hơn ở Giảng nhưng trong ký ức của tôi, Giảng không chỉ là nơi bán cà phê mà còn là một phần của Hà Nội mà tôi mê không thể cưỡng. Một góc nhớ được thu nhỏ vào chiếc ly sứ trắng cùng hương thơm mãi vương vít gợi tôi nhớ về một mùa hè đã xa. Nhớ đến trong những lúc tôi thèm một ly cà phê, nhớ đến trong lúc tôi cần niềm an ủi vỗ về. Bởi Hà Nội từ lâu đã trở thành miền an trú của một tâm hồn vốn yêu thích những cuộc lãng du.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Lương Thị Hoà. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Có một Trường Đảng đi cùng Hà Nội theo năm tháng
    Hà Nội, tháng 12/1946, trận thử lửa đã bắt đầu khi nỗ lực nhân nhượng để gìn giữ hòa bình không thể kéo dài. Sau khi lực lượng chủ lực, các cơ quan trung ương rút về căn cứ Việt Bắc, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng cũng được đặt ra cấp thiết đưa đến sự ra đời của Trường Đảng Trung ương mang tên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Thị xã Sơn Tây: Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024), 70 năm Ngày Giải phóng Sơn Tây (1954 – 2024) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 4/9, UBND thị xã Sơn Tây (Thành phố Hà Nội) tổ chức khai mạc Triển lãm Sách - Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Cổ vật.
  • Thị xã Hà Đông trước ngày 6 tháng 10 năm 1954
    Cách đây 30 năm, sau cuộc gặp mặt với một số cán bộ, chiến sĩ từng tham gia tiếp quản Hà Đông, tôi thật mừng khi được chính Chủ tịch Ủy ban quân chính Chu Đỗ dẫn đi thăm "trụ sở" làm việc giữa ta và Pháp, nơi mà trước đó từng diễn ra cuộc tiếp xúc đầu tiên nhằm bàn bạc các thủ tục bàn giao theo hiệp định đình chiến.
  • Thành phố Hà Nội tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.
  • Hà Nội: Tiêu chí xét tặng các danh hiệu văn hoá cần ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu
    Sáng ngày 5/9, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tiếp tục tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Cốt cách người con gái Hà thành
    Nhắc đến người con gái Hà Nội xưa, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh người con gái dịu dàng trong tà áo trắng, tóc buộc hờ sau lưng, ý nhị kín đáo từ bước đi đến cách ăn mặc. Vẻ đẹp ấy, cốt cách ấy một thời đã “nằm lòng” trong những tao nhân mặc khách và là nguồn cảm hứng cho biết bao đề tài thơ, văn, nhạc, họa ra đời. Con gái Hà Nội xưa: Tinh tế, hiếm hoi như giọt sương dưới lá, có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy. Trong chương trình “Chuyện người Hà Nội “ ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm
  • Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện mùa Thu lịch sử
    Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại – Du lịch Hà Nội Nguyễn Trần Quang nhấn mạnh, Festival Thu Hà Nội lần thứ hai năm 2024 là một trong những chương trình chính thức chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Festival Thu Hà Nội 2024 sẽ tái hiện mùa Thu lịch sử của Thủ đô, thúc đẩy du lịch Thành phố phát triển hơn nữa.
  • Quận Hà Đông lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường
    Quận Hà Đông (Hà Nội) lên kế hoạch xây dựng 4 quảng trường với tổng diện tích hơn 52.000 m2 ở khu công viên văn hóa - vui chơi, giải trí, thể thao của quận.
  • Hà Nội đẩy nhanh tiến độ khởi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2024
    TP. Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư khởi công Dự án xây cầu Tứ Liên trong năm 2024 với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): 4 tác động tích cực từ chính sách Luật tới người dân và xã hội
    Thông qua việc đánh giá tác động chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi) khi xây dựng dự án Luật, Bộ Tư pháp đã dự báo một số tác động đến doanh nghiệp, người dân và xã hội khi Luật có hiệu lực thi hành. Bộ Tư pháp cho rằng sẽ có 4 nhóm tác động tích cực của chính sách Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Cẩm nang thực hành quản lý tiền bạc dành cho học sinh, sinh viên
    Ngay từ khi còn là học sinh, nếu bạn biết cách làm chủ tiền bạc, thì khi trưởng thành bạn càng có nhiều lợi thế để tiến đến mục tiêu tự do tài chính. Để trang bị cho các bạn trẻ kỹ năng này, NXB Trẻ đã ra mắt bạn đọc ấn phẩm “Làm chủ tiền bạc từ khi còn đi học” của tác giả Vũ Minh Tú. Cuốn sách đặc biệt hữu ích với các bạn vừa rời gia đình đi học đại học - cao đẳng, lần đầu tiên tự quản lý tiền bạc và làm quen với việc đầu tư.
  • Cục Điện ảnh thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự giải Oscar
    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Quyết định số 2092/QĐ-BVHTTDL về việc thành lập Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự Vòng sơ tuyển giải thưởng Phim truyện quốc tế - Oscar (2024-2025).
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Các nội dung mới để xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội
    Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua có giá trị đặc biệt, trong đó có nhiều nội dung mới về cơ chế, chính sách đặc thù ưu tiên các nguồn lực phát triển Thủ đô Hà Nội, từ đó hiện thực hóa khát vọng “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” theo Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị.
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Có một Hà Nội nồng nàn ly cà phê Giảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO