Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Giờ mới biết yêu Hà Nội thì có phải muộn quá không?

Hoàng Diệu Linh 18/10/2023 06:14

Nhà tôi ở một ngôi làng nhỏ, nằm ở ngoại ô Thủ đô Hà Nội, cách rất xa trung tâm. Hà Nội trong tâm tưởng tôi cái thuở còn thơ bé nhuốm một màu u buồn. Là những lần khóc ngất lên vì lấy máu xét nghiệm, là những đêm nằm cô đơn trong căn phòng tối của Bệnh viện Nhi, và cũng là những giọt nước mắt đau xót của cha mẹ.

11.jpg
Hà Nội đã chinh phục tôi bằng sự chân thành, bằng vẻ đẹp cổ kính của một vùng đất thiêng.

Thế là tôi giấu nhẹm Hà Nội vào một xó xỉnh còn sót lại trong trái tim tôi và rồi 15 năm chẳng một lần ngó ngàng đến nó. Bởi, tôi sợ Hà Nội, tôi sợ phải nghĩ về nó, sợ Hà Nội lại làm tôi đau thêm lần nữa...

Các bạn có biết cảm giác được thuộc về một nơi nó là như thế nào không? Với nhiều người nó là cảm giác đến tự nhiên. Nhưng có những người lại mất rất nhiều thời gian để hiểu được cảm giác đó. Năm mười lăm tuổi, tôi đứng giữa hai ngã rẽ cuộc đời: học trường làng hay lên Hà Nội, bởi cái tính muốn thử thách bản thân nên tôi đã chọn Thủ đô là nơi gửi gắm ba năm thanh xuân. Tôi háo hức được trải nghiệm một chân trời mới, nhưng đồng thời cũng lo lắng khi phải đối diện lại với nỗi sợ trong quá khứ. Học ở Thủ đô nơi tôi lớn lên nhưng chưa có sự gắn bó. Và thế là mỗi lần đặt chân lên mảnh đất ấy đơn giản là những lần đi học, chứ không có Hà Nội ở trong đó. Tôi bắt đầu hoài nghi về việc mình là ai và tự tạo nhiều áp lực cho bản thân... thay vì kết thân với Hà Nội.

Có một khoảng thời gian tôi có ý định đi du học, sự hiện đại và cuộc sống rực rỡ ở trời Âu khiến tôi nhanh chóng sa vào lưới tình với châu Âu hoa lệ. Và tôi nghĩ rằng: Tuổi trẻ là phải ở đây. Thế là tôi đếm từng ngày để được lên đường, để rời xa Hà Nội – thành phố nơi tôi sinh ra và lớn lên. Nhưng rồi, những lần hoạt động ngoại khóa do trường tổ chức đã giúp gỡ bỏ trong tôi những định kiến về chốn thanh bình ấy. Rồi thì những cuộc đi chơi với bạn bè, dần dần những kỉ niệm đẹp về Hà Nội trong tôi nhiều lên một chút. Và rồi, “không men, không rượu” sao Hà Nội cứ làm tôi say đến thế! Hà Nội đã chinh phục tôi bằng sự chân thành, bằng vẻ đẹp cổ kính của một vùng đất thiêng. Nào là hàng Than, hàng Gỗ, hàng Đào, hàng Mã, hàng Thùng... mà ngắm nhìn mà trò chuyện, mà đắm chìm trong hương cốm xanh béo ngậy, mà ngẩn ngơ trong tiếng nhạc của những thập niên 80, 90:

“Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
Vui nguồn sống mơ những ngày mong chờ
Trách ai đành tâm hững hờ.”

(Trích Mộng chiều xuân – Ý Lan)

Một người con của Hà Nội mà lại mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu và yêu Hà Nội thì có phải là tội lỗi quá không? Hình như tuổi trẻ chúng ta hay theo đuổi cái gọi là “hào nhoáng” trước mắt, mà quên dặn lòng phải sống chậm lại để cảm nhận từng giây từng phút mọi thứ xung quanh, để rồi nhận ra hạnh phúc hóa ra ở ngay đây, ngay bên cạnh mình, vậy mà tôi đã đi quá xa để tìm kiếm. “Nhà văn Trần Kim Đoàn đã từng nói lên cảm xúc của ông khi đi giữa đại lộ số năm của New York rằng: Sự giàu sang, hoa lệ vẫn là của họ. Có khi đi giữa phố Lê Lợi Sài Gòn, ông lại thấy không giàu mà cũng chẳng nghèo nhưng thanh thản như đi vào khu vườn cũ nhà hương hỏa của tổ tiên mình để lại, không nguy nga tráng lệ thì cũng của mình” (trích Chuyện Khảo Về Huế - phần 1).

Đúng vậy, cái cảm giác của mình ấy chính là cảm giác có được khi ta biết mình muốn gì, mình thật sự thuộc về nơi nào đó và nơi đó cũng đón nhận, lắng nghe và vỗ về mình. Giờ tôi mới hiểu hạnh phúc không đến từ mọi thứ phù du bên ngoài, hạnh phúc đến từ sự bình yên trong tâm hồn và khi đó tình yêu với mọi người với vạn vật xung quanh sẽ tự đến. Bởi vậy, khi tâm còn chưa yên thì hạnh phúc vẫn chưa tới, cũng giống như việc khi tôi chưa bỏ lại nỗi sợ hãi trong quá khứ, chưa dám bước tiếp ở thực tại thì sao tôi có thể yêu Hà Nội như bây giờ được.

Tôi yêu Hà Nội bởi nó cho tôi nhiều cơ hội, nhiều sự bao dung để tôi trưởng thành trong cả hình thể lẫn tâm trí; tôi yêu Hà Nội bởi Hà Nội ôm ấp bao kỉ niệm vui buồn của tôi, đủ mọi thăng trầm trong cuộc sống, từ những lần đi tái khám đến những hôm đi dạo Hồ Gươm cùng bạn bè. Và tôi tin dù tôi có đi xa đến đâu, Hà Nội và gia đình vẫn sẽ luôn ở đó và chào đón tôi trở về. Chưa bao giờ như bây giờ, tôi muốn nói cho cả thế giới biết rằng tôi là người con gái của Hà Nội và hơn hết tôi yêu Hà Nội rất nhiều!

“… Dù có đi bốn phương trời
Lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Hà Nội của ta, thủ đô yêu dấu
Một thời đạn bom, một thời hòa bình…”

(Trích Nhớ về Hà Nội – Hoàng Hiệp)

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Hoàng Diệu Linh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Giờ mới biết yêu Hà Nội thì có phải muộn quá không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO