Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Khâm Thiên, tình yêu trong tôi

Cao Thanh Minh 12/10/2023 14:36

Hà Nội và tôi là những con phố thân quen, là hương hoa sữa nồng nàn, là gánh hàng rong bên dòng người hối hả, là những chiếc xe đạp chở đầy hoa bán trên các con phố cổ...

lich-su-con-nguoi-phat-trien-cua-pho-kham-thien-ha-noi.jpg
Phố Khâm Thiên - nơi mảnh đất đã đi vào lịch sử "Điện Biên Phủ trên không"

"Hà Nội của tôi có những người thân

Cùng bên nhau bữa cơm chiều đầm ấm

Tôi yêu em, Hà Nội... cô gái nhỏ

Phố cổ rêu phong, hoa nắng em tìm"

Hà Nội đổi mới từng ngày, vẫn lưu giữ nét đẹp riêng, ai đi xa luôn nhớ về Hà Nội...

Tôi yêu Hà Nội, và không thể không nhắc tới Khâm Thiên, nơi tôi đang sinh sống. Một con phố không có ba số nhà (47, 49, 51), nơi mảnh đất đã đi vào lịch sử "Điện Biên Phủ trên không". Hàng ngày, đi qua nơi tượng đài Mẹ bồng con, đã thôi thúc tôi viết những vần thơ như một nén tâm hương gửi tới những người đã ra đi trong trận rải thảm bom B52 năm 1972. Bài thơ đã được nhạc sĩ Phạm Minh Thuận đồng cảm, thổi hồn thành ca khúc có cùng tựa "Nén trầm hương, chứng tích Khâm Thiên":

"Thắp một nén trầm hương

Tiễn đưa người đã khuất

Khâm Thiên đây mảnh đất

Điện Biên Phủ trên không"

Với giọng ca đầy truyền cảm, xúc động và tự hào của ca sĩ Trọng Nghĩa. Cám ơn nhạc sĩ Phạm Minh Thuận đã gửi đến Khâm Thiên một ca khúc rất ý nghĩa. Vâng, ca khúc đã được ra mắt trong tháng bảy vừa rồi.

Với chiều dài hơn một km, con phố đông đúc của trung tâm Hà Nội có rất nhiều ngõ ngách ăn thông ra phố khác. Khâm Thiên là phố có nhiều đình, đền, chùa, dân cư đông đúc, đường phố tấp nập từ sáng tới đêm. Có lẽ Khâm Thiên cũng là phố có nhiều chợ cóc nhất.

Khâm Thiên với tôi rất thân quen nhưng mới mẻ từng ngày. Những năm thập niên 80, nói tới Khâm Thiên là biết tới con phố của những cửa hàng quần áo san sát với những thợ may lành nghề. Tôi còn nhớ hồi đó, thanh niên mới lớn chúng tôi hay thích ra đây để được chọn mua những bộ quần áo thời trang hay may đo một bộ cánh ưng ý nhất... Giờ đây Khâm Thiên không chỉ có những cửa hàng thời trang mà còn bán đa dạng các mặt hàng. Các công ty có văn phòng đại diện ở đây rất nhiều, là nơi có nhiều nhà Bank nhất so với các phố khác...

Khâm Thiên đang chuyển mình, đổi thay từng ngày, nhà cao tầng đua nhau mọc lên. Người dân biết yêu thương, bao bọc, vươn lên trong cuộc sống. Tượng đài Mẹ Bồng Con nơi đầu phố là chứng tích lịch sử, khắc ghi 12 ngày đêm oanh liệt " Điện Biên Phủ trên không", hàng ngày các chị trong chi hội phụ nữ phường Khâm Thiên quét dọn, hương khói với tấm lòng thiện nguyện. Mỗi năm, vào ngày 26/12 cả phố Khâm Thiên làm ngày giỗ chung cho những người dân vô tội đã ra đi trong trận rải thảm B52 năm 1972. Các đoàn thể, cấp ngành, nhân dân và học sinh cũng đều đến dâng hương, tưởng nhớ, biết ơn công lao của các anh hùng đã hy sinh trong trận chiến thắng B52 trên bầu trời Thủ đô thân yêu. Khách du lịch quốc tế cũng đến đây thăm quan rất nhiều...

Tôi tự hào là người dân Khâm Thiên. Tôi yêu con phố ồn ào, náo nhiệt này. Hai năm dịch Covid-19, Khâm Thiên cũng trầm lắng, vắng vẻ, buồn hoe... Giờ đây đã qua thời dịch dã, Khâm Thiên lại sôi động như sự vốn có của nó .

"Và hôm nay tiếng hát

Ngợi ca lòng kiên cường

Trên mảnh đất yêu thương

Khâm Thiên giờ khác trước

Sáng đẹp ánh bình minh"

Khâm Thiên ơi, cùng nhau cất cao tiếng hát, khép lại quá khứ đau thương. Chúng tôi, người dân Khâm Thiên đang từng ngày phấn đấu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng tươi đẹp, xứng đáng với danh hiệu thành phố vì hòa bình...

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Cao Thanh Minh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Trà hoa cúc, nỗi nhớ mùa thu Hà Nội
    Chiều nay, trời Sài Gòn đột ngột se lạnh vì cơn mưa đến bất ngờ. Trở về nhà sau một ngày làm việc mỏi mệt, tôi pha vội cho mình một cốc trà hoa cúc thơm ngát. Nhìn màu vàng óng ánh từ trà, lòng tôi chợt nao nao nhớ về Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội: Hiện thực hóa mục tiêu khu du lịch Hồng Vân thành “Miền quê đáng sống”
    Chia sẻ tại Hội nghị khu vực của Tổ chức Xúc tiến Du lịch các Thành phố Toàn cầu năm 2025 cho các thành viên tại Việt Nam do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức ngày 28/3, ông Nguyễn Văn Phượng - Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) cho biết, địa phương và Thành phố đã, đang quyết tâm xây dựng, phát triển khu du lịch Hồng Vân trở thành “Miền quê đáng sống”.
  • Thưởng lãm 21 tác phẩm hội họa quý của vua Hàm Nghi ở điện Kiến Trung
    Các tác phẩm hội hoạ quý của vua Hàm Nghi đang được trưng bày tại điện Kiến Trung (Đại nội Huế) và lần đầu tiên giới thiệu đến công chúng yêu nghệ thuật.
  • Ra mắt tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp
    “Những câu chuyện cổ phố Broca” – tác phẩm văn học thiếu nhi nổi tiếng của Pháp do Pierre Gripari sáng tác vừa ra mắt bạn đọc Việt Nam qua bản dịch của Nguyên Kan, do Crabit Kidbooks và NXB Hà Nội ấn hành. Cuốn sách không chỉ mang đến những câu chuyện cổ tích phá cách, hài hước, mà còn mở ra một thế giới giàu trí tưởng tượng, nơi mọi điều kỳ diệu có thể xảy ra.
  • Cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học cho học sinh Việt Nam
    Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) chính thức khởi động cuộc thi “Samsung Solve for Tomorrow 2025” nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ, sáng tạo giải pháp để giải quyết các vấn đề của địa phương và xã hội.
  • [Video] Làng nghề Hạ Thái: Cái nôi của nghệ thuật sơn mài Việt Nam hiện đại
    Những họa sĩ của trường Mỹ thuật Đông Dương từ những năm 30 của thế kỷ trước, trong đó công lớn nhất là cụ Đinh Văn Thành - người làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã định nghĩa nên thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài hiện đại. Bằng sự sáng tạo độc đáo là đưa kỹ thuật mài vào tranh, các thế hệ họa sĩ xuất thân từ trường Mỹ thuật Đông Dương đã tạo ra một trong những dòng tranh nổi bật và có chỗ đứng vững chắc trong nghệ thuật hội họa Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Khâm Thiên, tình yêu trong tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO