Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội của tôi

Đỗ Thu Yên 21/09/2023 11:26

Hà Nội của tôi! Những năm tuổi thơ tôi thích cùng chúng bạn đi tàu điện leng keng ra Bờ Hồ chơi. Chúng tôi chạy lăng xăng trên cầu Thê Húc, chiếc cầu nhỏ cong cong như đi vào cổ tích, cùng ngắm những làn sóng lăn tăn lấp lánh trong nắng ban mai, cùng háo hức chờ ông Rùa nổi lên mặt nước, như chờ xem truyền thuyết Hồ Gươm. Tôi cũng rất thích trò chơi trốn tìm, núp mình sau những thân cây cổ thụ nghiêng nghiêng bên hồ, ngồi ngắm tháp rùa, đón làn gió mênh mang thổi qua mặt hồ xao động và thưởng thức kem Tràng Tiền. Chúng tôi có tuổi thơ thật êm đềm và lúc đó chúng tôi không hề biết chiến tranh đang đến rất gần.

5-4-.jpg
Những lần trở về Hà Nội, người bạn, người đồng đội của tôi lại đến Hồ Gươm, anh thích chụp ảnh Tháp Rùa trong ánh nắng... (ảnh: internet)

Hà Nội đã có những chuyến tàu chở đoàn người ra trận, chúng tôi chạy theo nhặt những lá thư các anh bộ đội ném vội xuống đường. Những lá thư gửi về mọi miền quê được chúng tôi cẩn thận bỏ vào hòm thư. Hà Nội khi B52 bắn phá, những ụ pháo mọc lên giữa công viên, giữa những vườn hoa thơm mát. Hà Nội bước vào cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Những chiếc mũ rơm thân thương đến lạ, khi xa rồi vẫn hằn lên nỗi nhớ. Tôi nhớ đường Cổ Ngư có những cuộc chia tay rất vội. Chúng tôi mỗi người một nẻo đường ra trận, mang trong tim khát vọng hòa bình. Chúng tôi tình nguyện xa Hà Nội và hẹn ngày gặp lại.

Hà Nội của tôi! Sau chiến tranh, tôi về làm việc nơi phố cổ, bao người bạn của tôi không về nữa, họ đã nằm lại chiến trường. Tôi thường dạo bước trên những đường phố thân quen, tiếng tàu điện leng keng như vẫn đâu đây. Ngõ nhỏ của tôi gần như nhà nào cũng có người hy sinh. Tôi đi từng nhà lấy từng tấm ảnh liệt sĩ, mang đến ngôi nhà số 4, nơi ấy tôi quen người lính già là bác Đỗ Cơ, bác có mái tóc bạc phơ và gương mặt hiền từ như một ông tiên. Bác làm thợ ảnh trong quân đội, tối bác mang những tấm ảnh của tôi về nhà làm thêm. Hồi ấy phục chế lại một tấm ảnh để làm ảnh thờ liệt sĩ không dễ như bây giờ. Bác cặm cụi làm một cách chăm chỉ và thận trọng, có tấm ảnh phải tách ra từ một tấm ảnh chung. Tôi ngồi bên bác, kể cho bác nghe về người trong mỗi tấm ảnh. Bác rơi nước mắt khi nhìn những gương mặt trai tráng trẻ trung, khi nghe tôi kể về mối tình dang dở của họ. Bác nói với tôi, nhà ai khó khăn bác không lấy tiền, chỉ tặng gia đình tấm ảnh liệt sĩ. Bây giờ bác cũng đã đi xa, nhưng mỗi khi đi qua ngôi nhà ấy tôi lại nhớ đến bác, nhớ người lính già trong ngôi nhà số 4, ngôi nhà ở đầu phố Lý Nam Đế mà người ta thường gọi là phố nhà binh.

Một lần tôi đón một người đồng đội ở xa về Hà Nội, chúng tôi đến vườn hoa Âu Cơ bên sông Hồng, vừa đặt chân lên con đường rải đầy sỏi đá, phía trên chăng dây và những nhành hoa hồng leo tạo thành mái lợp, tôi bỗng nhớ đến con đường Trường Sơn, con đường đi qua con suối cạn cũng đầy sỏi đá, phía trên cũng chăng dây, hàng ngày những o thanh niên xung phong thay lá mới. Tôi vừa đi chậm rãi kể cho anh bạn, Hồi ấy tôi còn rất trẻ, thích đi qua những đoạn đường như thế, nó giống như con đường trong chuyện cổ tích và hôm nay đi trong bình yên, trong cảnh đẹp thiên nhiên, tôi ước những người cùng tôi trong gian nan, đạn lửa lại bên tôi cùng đắm say trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp! Họ cũng yêu hoa, yêu Hà Nội như tôi. Tôi chợt nhớ đến những cánh rừng Trường Sơn và nước mắt rưng rưng.

Anh bạn như hiểu được những suy nghĩ của tôi, anh khéo léo nhắc đến đầm sen và giục tôi sang bên đó chụp ảnh, tôi ngồi trên chiếc thuyền nan, anh đeo máy ảnh lên ngực và lấy chiếc sào đẩy chiếc thuyền ra xa, tôi thích thú ngắm những bông sen vừa hé nở, tận hưởng làn gió nhẹ nhàng mang theo hương sen êm dịu, anh bạn bấm cho tôi những tấm ảnh giữa đầm sen mênh mang, tôi nghiêng đầu, dịu dàng nở nụ cười bên những bông sen… tôi nhận ra một bạn trẻ nấp sau chiếc lá sen xanh mướt, cô gái nhìn tôi mỉm cười, ra hiệu cho tôi là cô đang trốn bạn ở đằng kia, vừa nói cô bé vừa ngoảnh đầu về phía chàng trai đang ngơ ngác. Sự hồn nhiên của các bạn trẻ thật đáng yêu, và tôi cũng yêu sự bình yên biết bao.

Lúc chúng tôi ngồi nghỉ uống trà trong lán, đầm sen mênh mang và tràn ngập hương thơm dìu dịu, những cô gái duyên dáng bên sen, ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời của mùa hè Hà Nội. Tôi ghi vội mấy câu thơ “Trốn tìm” Mà tôi có cảm xúc từ đôi bạn trẻ cho anh bạn tôi đọc và sửa lỗi chính tả, tôi nhớ những chuyện rất xa xôi, nhưng lại hay quên lỗi chính tả.

Trốn anh em nấp vào sen

Hương thơm ngan ngát dịu mềm như mơ

Tìm anh anh cứ ngẩn ngơ

Trong màu xanh ấy! Sao chưa thấy người

Em vờ im lặng đấy thôi

Trong tim muốn nói một lời anh yêu

Tìm nhau đến hết buổi chiều

Để cho nỗi nhớ vương nhiều hương sen.

Tôi cầu mong Hà Nội của tôi! Cũng như đất nước nhỏ bé thân thương cong cong hình chữ S của tôi mãi được bình yên, đất nước đã trải qua những cuộc chiến tranh chống xâm lược. Để có được sự bình yên hôm nay, biết bao người đã hy sinh xương máu, biết bao người tuổi trẻ không hề tiếc tuổi xuân của mình hiến dâng cho đất nước.

Cũng như những lần trở về Hà Nội, người bạn, người đồng đội của tôi lại đến Hồ Gươm, anh thích chụp ảnh Tháp Rùa trong ánh nắng, anh nói mỗi khi nhớ về Hà Nội, anh nhớ đến Hồ Gươm trước tiên, tôi chỉ cho anh cây cổ thụ nghiêng nghiêng bên hồ, cây vẫn đó mà các bạn của tôi đã mãi không về! Tôi ngồi lặng lẽ ngắm mặt hồ xao động, những con sóng lấp lánh dưới nắng hè rực rỡ, vòm lá.

Ai cũng có một Hà Nội của riêng mình. Hà Nội của tôi! Nơi tôi sinh ra và lớn lên, Hà Nội mến yêu nơi ôm ấp những kỷ niệm của tôi và chúng bạn từ tuổi ấu thơ, nơi có nếp nhà đơn sơ nhưng ấm áp và ngập tràn hạnh phúc, là nỗi nhớ da diết đau thương của chiến tranh. Hà Nội của tôi! Mỗi góc phố, hàng cây, quán nhỏ đã trở thành nỗi nhớ rất linh thiêng. Ôi Hà Nội của tôi!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đỗ Thu Yên. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hoài niệm Phớớ ơơơ!!!
    Hà Nội rực rỡ sang xuân, dịu dàng mùa thu gió heo may, tĩnh lặng trước trời đông buốt giá để rồi lại bừng lên nắng vàng gay gắt đón hè về. Thủ đô bốn mùa đều mang vẻ đẹp và thức quà riêng cho những con người biết tận hưởng và nâng niu. Những tháng hè oi ả đã ghé thăm thành phố mà tôi yêu, chốn Hà thành vốn yên bình giờ đây căng mình trước vòng xoáy cuộc sống và sự khắc nghiệt của thời tiết.
(0) Bình luận
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
  • Mùa hoa bằng lăng Hà Nội
    Tôi yêu mùa hoa bằng lăng Hà Nội, yêu màu tím dịu dàng của bằng lăng. Màu hoa đẹp và lãng mạn đã làm dịu đi cái nắng chói chang của mùa hạ. Màu tím của bằng lăng cũng điểm tô cho phố phường Hà Nội có nét đẹp rất riêng. Tôi đã từng say đắm ngắm những cành bằng lăng qua ô cửa. Những cành hoa tím mộng mơ in trên những tòa nhà tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.
  • Một ngày với Hồ Tây
    10 giờ đêm, nhận được tin nhắn từ một người bạn cũ: “Hò hẹn mãi cuối cùng em chẳng đến/Chỉ sợ ngày xuân vội vã đi rồi. Xin lỗi phải nhại thơ Hoàng Nhuận Cầm để chuyển tải hết những mong ngóng của anh. Mai là chủ nhật, có rảnh để về Hà Nội với anh không?”. Tôi phì cười. Hò hẹn từ đầu năm sẽ lên thăm anh, nhờ anh làm hướng dẫn viên du lịch một vòng Thủ đô, vậy mà gần 6 tháng trôi qua, lời hẹn vẫn chưa thành hiện thực. Tôi nhìn lịch, nhắn cho anh: “Mai em rảnh, em lên nhé!”. Ngay lập tức anh trả lời: “OK nhé,
  • Nhớ Hà Nội qua những cuộc gọi vội
    Lớn lên với bát phở gà thơm phức và tiếng còi xe máy mỗi giờ tan tầm, cô du học sinh người Việt òa khóc giữa lòng thành phố New York tráng lệ. Có lẽ, vì chẳng quen. Có lẽ, vì nhớ nhà. Có lẽ, vì “miền đất hứa” vốn là nơi để những ước mơ cất cánh bay xa, nhưng miền đất quê hương ta mới là nơi những ước mơ mỏi cánh bay trở về.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ ra mắt tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết về Bác Hồ
    Cuốn sách “Từ Việt Bắc về Hà Nội” - tập thứ 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt bạn đọc nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Bộ Y tế lần đầu cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết
    Ông Vũ Tuấn Cường, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ký ban hành công văn về việc Cục này cấp phép cho 40 vaccine, sinh phẩm y tế, trong đó có vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất. Vaccine sốt xuất huyết sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên, bất kể đã hoặc chưa từng mắc bệnh. Đây là vaccine sốt xuất huyết đầu tiên được cấp phép tại Việt Nam.
  • Nestlé tăng cường áp dụng nông nghiệp tái sinh, giảm phát thải khí nhà kính
    NESCAFÉ – nhãn hiệu cà phê lớn nhất của Tập đoàn Nestlé và là một trong những nhãn hiệu cà phê được yêu thích trên thế giới, vừa công bố Báo cáo tiến độ Chương trình NESCAFÉ Plan năm 2030 lần thứ hai. Báo cáo cho thấy việc tăng cường áp dụng các phương pháp canh tác nông nghiệp tái sinh giúp cải thiện năng suất và giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội của tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO