Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Có một mùa lá rụng trong ký ức ở Hà Nội

Trí Ninh 16/09/2023 10:47

Sáng nay, khi mải mê với công việc ở văn phòng trong một tòa cao ốc ngột ngạt giữa Sài Gòn, tôi bất ngờ nhận được tấm bưu thiếp nhỏ từ cô bạn thân đang sống ở Hà Nội. Khẽ khàng mở chiếc phong bì chứa tấm bưu thiếp, lòng tôi chợt nao nao khi nhìn thấy hình ảnh cả góc phố ngập tràn lá vàng. Chợt nhớ chỉ cần bước sang tháng 10 cũng chính là thời điểm cuối mùa thu ở Hà Nội, khi thời tiết bắt đầu se sắt lạnh vào những buổi sớm mai, gió heo may lành lạnh phủ đầy khắp ngõ và hương hoa sữa cũng bắt đầu ngạt ngào trên các góc phố.

hinh-anh-mua-thu-.jpg
Chỉ cần một phút dừng chân, chầm chậm ngắm nhìn những tán lá vàng dưới nền trời xanh xám, cảm nhận sắc thu xiên qua từng kẽ lá, cũng đủ khiến lòng ta tĩnh tại đi đôi phần. (ảnh: internet)

Khi nhắc đến mùa thu Hà Nội, người ta thường nhắc nhiều đến kí ức về hoa sữa, mùa cốm làng Vòng, những cơn gió heo may hơn là nhắc đến một mùa vàng lá. Nhưng bản thân tôi lại đặc biệt thích không gian đầy những sắc màu phôi pha ấy của lá. Mà có lẽ chính vẻ đẹp sắc màu đặc biệt của lá vàng, lá đỏ ấy lại khiến cho mùa thu Hà Nội thêm phần lãng mạn và dịu dàng hơn.

Mùa thu Hà Nội vốn dĩ có hẳn hai mùa cây chuyển sắc lá. Thế nhưng mùa vàng lá của những ngày cuối xuân đầu hạ thường được mọi người quan tâm nhiều hơn mùa vàng lá của những tháng cuối thu. Có lẽ bởi những cây bàng thay lá chậm hơn và thời gian lá chuyển màu kéo dài từ cuối thu đến tận mùa đông mới bắt đầu rụng nên ít nhận được sự quan tâm ngắm nhìn của mọi người. Tuy nhiên, mùa lá rụng vào thời điểm cuối thu đầu đông, trong kí ức của bản thân tôi, mới là khoảnh khắc đẹp và trọn vẹn nhất về mùa thu Hà Nội.

Chợt nhớ lần đầu tiên tôi ra Hà Nội là vào năm 18 tuổi, khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông. Thời điểm ấy, nghe theo lời cô bạn quen biết qua thư từ đã nhiều năm, tôi quyết định thực hiện chuyến đi đầu tiên của thời thanh xuân, vượt nghìn dặm đường từ miền Nam xa xôi ra phương Bắc, cốt chỉ để ngắm khoảnh khắc mùa lá rụng giữa trời thu Hà Nội.

Những ngày đầu khi vừa ra Hà Nội, tôi ở nhờ căn nhà trọ sinh viên của đứa em gái họ trên đường Nguyễn Khánh Toàn. Khu trọ của người ngoại tỉnh với những căn phòng nhỏ quanh co giữa phố cổ chật hẹp nhưng vẫn khiến cô bé miền Nam lần đầu ra Hà Nội cảm thấy nao nao. Tôi được cô bạn thân chở đi vòng vèo qua những con đường đẹp nhất để được nhìn thấy rõ sắc thu. Lần đầu tiên tôi được đi trên con đường Phan Đình Phùng, vốn được mệnh danh là cung đường lãng mạn nhất Hà Nội với những hàng sấu già cao vút tán xoè rộng thẳng tắp hai bên đường. Trời Hà Nội chuyển sắc sang thu trong veo, lá sấu rụng rợp một sắc vàng dưới chân, vẳng nghe từ xa tiếng chuông nhà thờ đổ nhịp từng hồi, khiến không gian đơn thuần ấy phút chốc lãng mạn đến dịu dàng.

Thi thoảng, có những ban mai thức giấc giữa lưng chừng giấc mơ, tôi thơ thần đi dạo quanh Hồ Gươm, ngắm những hàng liễu xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt hồ sâu thẳm. Thoáng trong gió, những tán lá bàng, lộc vừng chuyển sắc vàng, đỏ chao nghiêng rồi thong thả rơi xuống hè phố, khiến không gian an tĩnh trước mắt chợt dịu dàng đến kỳ lạ. Chỉ cần đi dọc đoạn đường quanh hồ Hoàn Kiếm, ta sẽ dễ dàng nhìn thấy rõ sắc lá đổi thay theo mùa. Giữa tiếng ồn ã của xe cộ của cuộc sống tấp nập chung quanh, chỉ cần một phút dừng chân, chầm chậm ngắm nhìn những tán lá vàng dưới nền trời xanh xám, cảm nhận sắc thu xiên qua từng kẽ lá, cũng đủ khiến lòng ta tĩnh tại đi đôi phần. Thích nhất vẫn là cảm giác được bước chân trên thảm lá xào xạc ngay nhìn chiếc lá chao lượn rồi từ từ rụng xuống trên vai, trên tóc khiến bất cứ ai cũng thấy nao lòng rồi ngẩn ngơ ngắm phố.

Đôi lần, mải mê ngắm những chiếc lá chao nghiêng trong gió, tôi cứ thế thơ thẩn đi dạo từ chiều đến đêm. Hà Nội về đêm dưới tán lá vàng, bình dị đến không ngờ. Thành phố dường như đã buông xuống hết mọi nhọc nhằn mệt mỏi của mưu sinh, những hào nhoáng khách sáo của phồn hoa đô thị để trở về là chính mình. Chẳng còn tiếng còi xe cùng khói bụi và những tranh cãi hơn thua, nói cười rổn rảng, chỉ còn thành phố bình yên dưới những tán cây đang mùa chuyển sắc. Thoáng trong gió, một chiếc lá vàng xoay vòng hòa lẫn cùng vài tiếng rao của người bán món ăn đêm đi rong: “Xôi lạc… bánh khúc đơi…” loang dài trên phố.

Người ta thường bảo mùa thu đẹp nhất nhưng cũng là mùa buồn nhất ở Thủ đô. Buồn có lẽ vì thời tiết âm u hoặc sắc lá rơi rụng, tạo cảm giác ảm đạm xác xơ. Nhưng với riêng tôi, đó lại là thời điểm đặc biệt đáng để khắc ghi. Chắc cũng vì ấn tượng đặc biệt của tuổi niên thiếu mà mỗi khi có dịp quay lại Hà Nội, tôi thường chọn thời điểm cuối mùa thu.

Đôi khi, chỉ để đi bộ quẩn quanh những con đường có lá vàng rơi hoặc thơ thẩn ghé vào một quán cà phê cổ kính nào đó ngồi ngắm Hà Nội vào thu. Tôi hay loáng thoáng nhớ về khoảng đời niên thiếu đã qua, nhớ những góc phố hay cùng lang thang với cô bạn thân mỗi độ thu về. Nhớ chiều Hồ Tây lộng gió, nhớ quán cà phê nhỏ bên góc nhà thờ cổ, nhớ cả buổi đạp xe ngang qua phố Nguyễn Du nghe thơm lừng mùi hoa sữa. Có một khoảng đời thật đẹp của tôi đã gắn liền với những ký ức về mùa lá rụng ở Hà Nội.

Lại nhớ về một buổi chiều mùa thu, đi lang thang trên con đường đang mùa lá vàng rơi, chợt nhớ câu hát quen thuộc mà mình vẫn nghe của nhạc sĩ Quốc Trụ:

"Chiều thu trôi xác xơ lá rụng

Từng chiếc lá từng điều day dứt

Cảm xúc tràn dâng lối cũ ta về"

(Hà Nội mùa lá rụng)

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trí Ninh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội và tôi
    Có lẽ, trên dải đất hình chữ S này, hiếm có thành phố nào được biết đến nhiều nhất so với những địa điểm khác như Thăng Long - Hà Nội. Các thế hệ nhà văn sinh ra tại Hà Nội hoặc có tâm hồn hướng đến Hà Nội đã nối tiếp nhau ghi nhận đời sống phong phú muôn mặt, cùng với con người trên mảnh đất này. Qua cái nhìn và sự sáng tạo của mỗi nhà văn, Hà Nội đa sắc đa thanh hiện lên theo những phận người, phận đời ở trong thời kỳ phát triển, từ lúc đói nghèo lầm than, khi kiên cường chống giặc, khi vật lộn với kinh tế thị trường; những nếp sống thanh lịch của con người nơi đây...
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Đừng bỏ lỡ
Có một mùa lá rụng trong ký ức ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO