Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội và tôi

Phác Trường Quốc 16:06 14/09/2023

Có lẽ, trên dải đất hình chữ S này, hiếm có thành phố nào được biết đến nhiều nhất so với những địa điểm khác như Thăng Long - Hà Nội. Các thế hệ nhà văn sinh ra tại Hà Nội hoặc có tâm hồn hướng đến Hà Nội đã nối tiếp nhau ghi nhận đời sống phong phú muôn mặt, cùng với con người trên mảnh đất này. Qua cái nhìn và sự sáng tạo của mỗi nhà văn, Hà Nội đa sắc đa thanh hiện lên theo những phận người, phận đời ở trong thời kỳ phát triển, từ lúc đói nghèo lầm than, khi kiên cường chống giặc, khi vật lộn với kinh tế thị trường; những nếp sống thanh lịch của con người nơi đây...

anh_6_0.jpg
Tuy mùa hè ở Hà Nội nắng chang chang, nhưng đây là khoảng thời gian phù hợp cho những con người thích đi đây đi đó tận hưởng khoảnh khắc tuyệt diệu này. (ảnh: internet)

Nhắc đến Hà Nội, người ta thường hay nghĩ tới khung cảnh thơ mộng bởi lẽ, bốn mùa tại chốn này như thoi đưa, đất trời luôn chuyển mình với những đổi thay từ xuân lung linh sắc thắm đến hạ rực rỡ kiêu sa, thu lãng đãng thơ tình rồi đông trầm mặc tĩnh lặng. Hà Nội lúc nào cũng đẹp, lúc nào cũng khiến cho lòng người xao xuyến, bồi hồi và nhớ thương. Nhà văn Thạch Lam đã từng viết trong cuốn "Hà Nội 36 phố phường" (xuất bản năm 1943): "Hà Nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với những nhà thò ra thụt vào, những mái tường đi xuống từng bậc như cầu thang, những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo, đã nhường chỗ cho những phố gạch thẳng và rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng, đó là biểu hiện của văn minh.". Người dân địa phương cũng như khách quốc tế thấy được Hà Nội có sức quyến rũ đối với những con người lòng vẫn nao nức về thành phố này. Để rồi chúng ta yêu mến Hà Nội hơn và nói đến những vẻ riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay nơi đây đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi. Đối với tôi, đến với Hà Nội, tôi như tìm được cho mình một cuộc sống đầy ý nghĩa hơn bao giờ hết khi được sống tại thành phố đầy màu sắc như thế này.

Đến đây, chắc hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng: vì sao tôi lại chọn Hà Nội mà không phải là một thành phố hay một đất nước nào khác? Mặc dù tôi là người Việt mang dòng máu Nam Hàn, dòng máu của miền Nam tư bản, được sinh ra tại Hà Nội, nhưng tôi thấy nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, con người thân thiện, nhiều ca khúc tiêu biểu về Hà Nội,... Tôi vẫn còn nhớ như in ca khúc "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" của nhạc sĩ Trương Quý Hải, trong tâm trí tôi ngâm nga mấy câu hát: "Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa. Cái rét đầu đông, đêm đêm hiu hiu gió lạnh. Hoa sữa thôi rơi, em bên tôi một chiều tan lớp. Đường Cổ Ngư xưa, chầm chậm bước ta về".

Tôi hoàn toàn ấn tượng với quang cảnh hè tại chốn này. Vào tháng Sáu là ngày hè tươi đẹp vô cùng! Một ngày hè đã ló rạng cùng với những tiếng ve kêu râm ran, một ngày trời xanh bát ngát, những rặng cây xanh tươi cùng với những khóm hoa thơm ngát. Một ngày đẹp trời làm sao! Những tia nắng vàng óng phản chiếu xuống mặt hồ tạo nên một không gian đẹp lung linh, huyền ảo. Nhờ vào vẻ đẹp này, khó có ai có thể cưỡng lại được nó. Hình như cái nắng hè này có một chút gì đó đặc trưng của thành phố Hà Nội. Vì vậy, người ta thường hay gọi nó với một cái tên khá thân thương: nắng Hà Nội. Tuy mùa hè ở Hà Nội nắng chang chang, nhưng đây là khoảng thời gian phù hợp cho những con người thích đi đây đi đó tận hưởng khoảnh khắc tuyệt diệu này. Không chỉ vậy, đây cũng chính là ngày mà bạn bè cùng trang lứa như tôi rủ nhau đi ăn, đi chơi hay đơn giản chỉ là trò chuyện. Cuộc sống ở Hà Nội vào những ngày hè thật vui nhộn, sảng khoái với tiếng gọi nhau í ới, chơi đùa từ bọn trẻ con trong khu phố. Hay tại các phố phường tấp nập xuất hiện âm thanh rao bán từ những người bán hàng rong. Tại Hồ Hoàn Kiếm, nếu vào những ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ, nhiều người hứng thú đi bộ hoặc tham gia các hoạt động giải trí. Tôi còn nhớ thời thơ ấu khi mình được bố mẹ dẫn đi ăn vặt, đi chơi các trò chơi ở phố Đinh Tiên Hoàng vào ngày cuối tuần. Thuở ấy, đến các khu phố ở Hà Nội, tôi đang đắm chìm ở một thế giới nào khác vô cùng xa lạ và đẹp đẽ. Chiêm nghiệm Hà Nội vào ngày hè, tôi như đang được tận hưởng tiếng đàn balalaica với những khúc nhạc dân gian Matxcơva của đất nước Nga mà như có ai đó đang chơi vậy. Như vậy thôi đã khiến cho ta nhận ra rằng cuộc đời này thật dễ sống. Một khung cảnh Hà Nội trong những ngày hè nóng nực thật là thơ mộng.

Đến Hà Nội mà chưa viếng thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là điều đáng tiếc cho những ai tham quan tại đây. Để tận hưởng ngày hè ở thành phố Hà Nội, tôi đã tham quan Lăng Hồ Chủ tịch tại phố Hùng Vương để quên đi những ngày ngồi làm việc vất vả trong tuần. Bước vào bên trong khuôn viên Lăng, tôi được chiêm ngưỡng ao cá Bác Hồ, nhà sàn Bác Hồ, Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tôi nhận ra rằng có thể, Người không còn tồn tại trên thế gian này nhưng Người vẫn mãi sống trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Dưới cái nắng hè chói chang hiện tại, tôi cũng không màng tới mọi ưu phiền bủa vây xung quanh. Trong lòng tôi lại như được nghe lại ca khúc "Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên, bỗng dưng tôi đang hòa mình vào bầu không khí chiến thắng vẻ vang vậy. Tôi mới thấy Hà Nội lại giàu đẹp đến thế: nhiều công trình phổ biến, nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều ẩm thực độc - lạ. Ôi! Hà Nội thật là đẹp đẽ biết bao!

Nói đến làng nghề truyền thống ở Hà Nội, nhiều du khách cũng như các bạn trẻ ấn tượng với Làng chuồn chuồn tre Thạch Xá. Ngay khi bước chân vào Làng, ngắm nhìn những chú chuồn chuồn tre được làm rất kỳ công, tôi như đắm chìm vào không gian thiên nhiên xa lạ. Chúng như tạo ra những sắc màu không gian quanh tôi vậy. Không chỉ riêng tôi, mấy đứa trẻ ham thích những sắc màu rực rỡ, sự độc đáo khi các chú chuồn chuồn có thể "đứng" trên tay, mang tới sự thích thú cho tuổi thơ.

Không riêng gì những du khách nước ngoài đến với thành phố Hà Nội mà ngay cả tôi, một người Việt mang dòng máu Hàn cũng choáng ngợp trước những phong tục tập quán tại chốn Hà thành này. Khi ở Hà Nội, tôi thấy người Hà Nội mang nét hào hoa không chỉ trong cử chỉ, dáng người mà cả trong lời ăn tiếng nói như: cách nói chuyện "thưa gửi, vâng dạ" với đôi chút rào đón, lời xin lỗi "nói vô phép" trước khi có thể làm phiền ai, lời cảm ơn "quý hóa quá" khi nhận được chút quan tâm, giúp đỡ... Người Hà Nội luôn sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, ứng xử lịch sự. Ngoài cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội, tính văn hóa được thể hiện rõ nét ở cách xưng hô, chào hỏi, cách nói, cách biểu đạt ngôn từ trong ngôn ngữ giao tiếp. Cùng với chất giọng hay là lời nói đẹp, cách xưng hô phù hợp với tuổi tác kính già, quý trẻ, nụ cười thân thiện thay cho lời chào. Cách sống nền nã và thanh lịch ấy tạo nên những con người văn minh, lối sống chừng mực.

Bên cạnh những nét hào hoa, người Hà Nội mang trong mình chất thị dân đậm đặc. Họ rất chú trọng đến gia vị trong các món ăn: bát phở phải có lá mùi, miếng cá phải kèm thì là, bún riêu nhất định phải óng ánh gạch cua với rau ghém, pha nước chè mời khách, bao giờ cũng có chén nước để khách súc miệng sau khi dùng bữa... Từ cách sống thanh lịch xen lẫn cái sự "sành", người Hà Nội có thể tĩnh tâm lắng nghe tiếng chim hót, có thể bền lòng ngóng đợi từng cánh hoa quỳnh, hoa thủy tiên nở, kiên nhẫn nhấm nháp từng ngụm chè được ủ tới mười lần gạo sen hay thưởng thức từng hạt cốm xanh mỏng, thơm nức. Hà Nội là kết quả của sự tụ hội, kết tinh của những tinh hoa văn hóa, nhân cách của nhiều vùng miền, địa phương trong nước. Người dân miền quê không chỉ mang tới đô thị những sản vật đặc trưng của địa phương mà còn mang đến cả lời ăn tiếng nói, lối sống giản dị, khiêm nhường cùng lối ứng xử, giao tiếp niềm nở, ân cần, mộc mạc, ân tình…, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử; có ý thức trọng danh dự về mặt chủ thể giao tiếp và đặc biệt quan tâm đến đối tượng giao tiếp, hay hỏi han, quan sát, đánh giá tỉ mỉ từ hình thức đến nội dung. Bản thân tôi cảm nhận rằng, con trai Hà Nội mang cái chí khí, dũng cảm chung của thanh niên Việt Nam. Còn con gái mang nét duyên dáng, nhẹ nhàng, e lệ như nhiều cô gái vùng miền khác. Điều đó đã làm nên chất Thăng Long - Hà Nội thuần hậu, chất phác, thanh lịch. Tôi rất ấn tượng con người Hà Nội khi đang sống ở đất Hà thành này.

Hà Nội đã tạo nên nhiều ký ức đẹp trong phát triển công nghiệp văn hóa cùng những con người thân thiện, lịch thiệp trên địa bàn Thủ đô. Sau khi đọc xong bài viết này, tôi hy vọng Hà Nội mãi luôn trở thành địa điểm nổi danh đối với nhiều du khách trên thế giới. Có thể nói, Hà Nội đã để lại nhiều ấn tượng sâu đậm khi tâm hồn mỗi người hướng về chốn này. Hà Nội mang vẻ đẹp truyền thống của văn hóa, văn học đậm nét Thăng Long với những địa danh nổi tiếng đã đi vào thơ văn nhiều thế hệ. Nhờ những điều kiện trên, Hà Nội đã xây dựng nên hình ảnh đẹp đẽ không chỉ đối với người dân Thủ đô mà còn tạo ra giá trị riêng biệt, có sức sống và sắc màu riêng, vang vọng trong thời đại./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phác Trường Quốc. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Những đêm thao thức tại Hà Nội
    Khi đến Hà Nội, tôi bị bỡ ngỡ với nhịp sinh hoạt mới. Khoảng thời gian sau, khi bản thân đã quen dần với không khí ồn ã của đường phố vào ban ngày nhưng những bộn bề của bài vở cũng khiến tôi có nhiều đêm mất ngủ.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội và tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO