Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Bánh cuốn, nỗi nhớ Hà Nội

Phạm Minh Chánh 09:12 05/09/2023

Một sáng thức giấc giữa Sài Gòn, ghé quán bánh cuốn quen, mua cho con gái một hộp mang đến trường, nhìn làn khói mơ hồ bay khắp không gian, lòng tôi chợt nao nao nhớ Hà Nội khôn nguôi. Những kí ức một thời niên thiếu ở Thủ đô cùng gia đình trong phút chốc chợt trở về nguyên vẹn trong tim.

1435027497-unnamed-2-_hwyx.jpg

Những ngày đầu hạ, trời Hà Nội oi nồng, khiến nhiều người lười biếng, không muốn ăn uống. Thông thường, vào buổi sáng mọi người vì trời oi nồng ngại phải xì xụp những món nóng như bún, phở, cháo… Cũng bởi, sau khi ăn xong, mọi người thường cảm thấy nóng bức, vã mồ hôi nhiều. Do đó, bánh cuốn là lựa chọn rất tinh tế và phù hợp với mọi người, cả già lẫn trẻ. Bánh cuốn thơm, mỏng nhẹ, ăn mát ruột ngay cả với những buổi trưa oi nồng hay chiều uể oải chẳng biết ăn gì cho khỏi mỏi mệt. Với nhiều người Hà Nội, bánh cuốn không chỉ là thức quà ngon lành được làm từ hạt gạo mà còn thể hiện được nét thanh tao, tinh tế trong văn hoá ẩm thực truyền thống.

Đầu ngõ nhà tôi có một quán bánh cuốn cổ truyền nổi tiếng. Đó cũng là nơi các thành viên trong gia đình tôi thường xuyên ghé qua để dùng điểm tâm. Bao giờ cũng thế, cô chủ quán thường đon đả chào mời chúng tôi rồi mở bếp lò tráng bánh. Tôi thường mê mẩn nhìn những muôi bột nước trắng mịn như sữa được cô tỉ mỉ trải mỏng đều lên tấm vải trắng căng trên miệng nồi nghi ngút hơi nước rồi cầm đũa cuốn bánh thành những cuộn tròn thoăn thoắt nhịp nhàng, tự dưng cảm thấy món ăn này hấp dẫn vô cùng.

1.jpg

Chỉ một thoáng, những đĩa bánh cuốn nóng hôi hổi, bên trong màu trắng nõn nà là điểm xuyến mộc nhĩ được cắt lát gọn gàng hòa quyện cùng những lát hành phi giòn rắc lên được bày ra trước các thực khách. Chỉ cần một bát nước mắm chua ngọt sóng sánh như mật ong, ăn kèm đĩa rau mùi tươi xanh ngăn ngắt và ít trái quất xanh đã cắt vát phần núm xen lẫn những lát ớt sừng bò đỏ rực là ngon mê say, khiến bọn trẻ con háu ăn như chúng tôi cứ thòm thèm không thôi.

Thi thoảng, bố đi tàu từ miền Nam về, có thêm ít tiền, mẹ tôi lại gọi thêm một đĩa chả quế cắt chéo hình thoi được bày bên đĩa bánh cuốn hấp dẫn cho chúng tôi ăn thêm, khiến cả bọn vô cùng háo hức. Chả ở hàng bánh cuốn thường được các cô bán hàng tỉ mỉ chọn từ thịt nạc tươi xay nhuyễn tẩm chút hương quế, vê tròn dài như trái dưa chuột hấp chín, rán vàng thơm phức. Miếng chả ngon phải vừa mềm lại dai sừn sựt, đượm vị ngọt béo tự nhiên của thịt và hương thơm của quế. Khi ăn chả được thái từng lát chéo hình thoi nhâm nhi với bánh cuốn thì không còn gì tuyệt vời bằng.

2.jpg

Chị em tôi nhanh nhảu dùng tay chà nhẹ một lát ớt ra thìa để cho nước chấm có vị cay cay nhè nhẹ, vắt trái quất chắt lấy nước vàng ươm chua dìu dịu, thả lát bánh cuốn ngập trong bát nước chấm, rắc thêm chút hành phi giòn rồi cứ thế nhẩn nha thưởng thức. Đâu đó, giữa bữa ăn tiếng cười đùa ríu rít của bọn trẻ con ham chơi trong ngõ, phảng phất trong gió mùi hoa sữa thơm càng khiến cho bữa ăn thêm phần thanh tao. Hoài niệm về những ngày cả gia đình ngồi quây quần bên hàng bánh cuốn nóng hổi của cô bán hàng có nụ cười thân thiện và đôi bàn tay khéo léo, luôn là một kí ức đẹp khó phai trong lòng tôi.

Thi thoảng, có dịp nhàn tản, trò chuyện với cô bán hàng, tôi mới được biết để làm thành mẻ bánh ngon, khâu chọn gạo cần được xem trọng. Gạo càng được lựa chọn tỉ mỉ thì bánh sẽ càng có vẻ ngoài óng ả, mang đến vị bùi ngọt khi ăn. Và ngược lại, nếu không chú ý chọn loại gạo dẻo thì bánh nát hoặc chất lượng gạo quá kém thì chiếc bánh đúc ra cũng sẽ không thơm ngon. Ngoài ra, khâu ngâm gạo, tiến hành xay bột rồi ngâm bột cũng cần được người bán chăm chút tỉ mẫn.

Kinh nghiệm và sự tinh tế của làm bánh thể hiện trong khả năng đo lường thời gian, biết ngâm gạo, ngâm bột như thế nào là vừa đủ để có được mẻ bánh ngon. Đôi khi, ở nhiều nơi khác để tạo ra mẻ bánh dai, dễ tráng và bóc người ta hay có thói quen pha vào bột gạo một chút hàn the, bột trân châu, bột năng… Tuy nhiên, điểm đặc biệt của bánh cuốn Hà Nội khi xưa chính là người bán hàng tuyệt đối không dùng hàn the cũng như các chất phụ gia khác nhưng vẫn khéo léo tạo ra được hương vị thuần khiết mà cực kỳ dẻo ngon cho từng tệp bánh.

banh-cuon.jpg

Bột làm bánh cuốn thông thường phải là bột nước. Gạo được ngâm cho ngậm đủ nước làm sạch không còn hạt sạn mảnh trấu, xay với nước trên cối đá. Những chiếc cối đá xay bột to như mặt sàng quay tròn kêu ù ù, cho ra dòng bột nước trắng mịn màng như sữa tứa ra tràn giữa hai thớt cối xay chảy theo miệng phễu xuống chậu. Theo kinh nghiệm của cô bán bánh cuốn thì muốn có bánh ngon, người ta phải chịu khó xay hai lần: lần một xay gạo thành bột nước, lần hai xay bột nước cho nhuyễn trắng như nước sữa đến khi thử không thấy gợn gợn trên ngón tay mới được. Bột nước phải được xay từ hôm trước ủ qua đêm để sáng hôm sau tráng bánh mới ngon, mới kịp phục vụ khách. Sáng sớm, chỉ độ gần bốn giờ, khi bình minh còn chưa ló rạng, người làm hàng bánh cuốn đã phải thức dậy mở bếp lò đun nước chuẩn bị tráng bánh, mở hàng.

Nghe cô bán hàng kể tường tận những vất vả khi chế biến món ăn này, lòng tôi không khỏi nao nao đồng cảm. Sau này, khi đã trưởng thành, có dịp nếm qua nhiều món ăn ngon nhưng kí ức về đĩa bánh cuốn nóng hôi hổi kèm với mấy lát chả quế và bát nước mắm chua ngọt trong những buổi sáng êm đềm ở Hà Nội. Không chỉ là món ăn sáng vừa ngon lành, hợp túi tiền, thu hút mọi thực khách, bánh cuốn còn trở thành một hoài niệm đẹp về nét văn hóa ẩm thực mộc mạc và tinh tế, gợi biết bao nỗi nhớ niểm thương của người Hà Nội.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phạm Minh Chánh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội - những kỷ niệm trong tim!
    Một hôm vào cuối chiều thu, tôi đang ngồi nghe nhạc. Như mọi khi tôi vẫn ngồi chiếc ghế mây ngoài ban công ngắm nhìn những bông hoa lan khoe sắc. Tự thưởng cho mình những giây phút thư giãn sau một ngày làm việc. Tôi thường mở list nhạc ngẫu nhiên, nhạc cứ chuyển từ bài này sang bài khác… Vừa kết thúc bài hát đầu tiên, cũng là lúc lời bài hát tiếp theo được cất lên bằng giọng nam cao, “Nơi tôi sinh Hà Nội, ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy…”.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trưng bày những bức ảnh về Tây Bắc  tại "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Bánh cuốn, nỗi nhớ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO