Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

"Hoa" trong Hà Nội

Nguyễn Thị Hồng 18/09/2023 08:37

Từ bé, tôi ấp ôm giấc mộng được sinh sống và học tập ở Thủ đô Hà Nội mặc dù tôi chỉ biết đến Hà Nội qua ti vi và những mùa hoa bà kể. Hà Nội 12 mùa hoa, bà đều đưa tôi lạc vào những khung trời nên thơ, cổ tích. Tôi cũng mang trong mình nỗi bâng khuâng, bồi hồi xao xuyến như kiểu mình là đứa con xa quê vọng nhớ về cố hương của mình vậy. Mặc dù từ nhỏ tới lớn, tôi chưa hề được đặt chân đến Hà Nội để chiêm ngưỡng trực tiếp vẻ dịu dàng đằm thắm, đường phố nên thơ với những cánh hoa rụng rơi phủ khắp lối về.

thanhhuong-162916082956-hoa.jpg
Hình ảnh những gánh hàng hoa bán rong trong hồi ức của bà còn ướt át hạt sương đêm và lấm lem đất vườn cứ tự nhiên ngấm vào tôi... (ảnh: internet)

Quê tôi cách Hà Nội hơn trăm cây số, bà tôi ngày trẻ cũng chọn Hà Nội làm mảnh đất mưu sinh. Trong dòng hồi ức của bà, tôi bắt gặp hình ảnh những gánh hàng hoa bán rong thân thuộc, những chiếc xe đạp chở đầy hoa với những vòng quay đều trên phố. Tôi thích nghe bà kể chuyện bởi tôi cảm giác được những nét riêng tạo nên một Hà Nội không trộn lẫn với bất kỳ nơi nào cả. Đó là những gì bình dị, xưa cũ và rất đỗi tự nhiên giống như việc để sống thì con người ta cần hơi thở vậy. Hình ảnh những gánh hàng hoa bán rong trong hồi ức của bà còn ướt át hạt sương đêm và lấm lem đất vườn cứ tự nhiên ngấm vào tôi. Khiến tôi yêu và có một niềm ước ao có thể coi là cố chấp đối với mảnh đất này.

Đáng tiếc là cha mẹ tôi vào đất Tây Nguyên khai hoang lập nghiệp khi tôi còn chưa kịp chào đời. Oái oăm ở chỗ bà vun đắp tình yêu Hà Nội cho tôi khi bà đã quyết tâm rời phố xá đi theo con cháu về rừng cho gia đình được sum họp. Và tôi cũng không khác gì những bạn đồng trang lứa, học xong cấp 3 ở nhà phụ cha mẹ vỡ đất trồng ngô, cuốc cỏ mì và làm sạch những rẫy cà phê bạt ngàn heo hút rồi lấy chồng, sinh con đẻ cái. Tôi ngỡ từ giây phút ấy đời mình đã rẽ sang trang khác, những ước ao, vọng tưởng hồn nhiên ngây thơ về Hà Nội xếp mình lặng lẽ trong những quyển nhật kí úa màu thời gian và nhòe hoen vết mực.

Cho đến khi con tôi một trai một gái lần lượt lên sáu và tám tuổi. Tôi dùng hết sự cố chấp và thứ nhiệt huyết mình chắt chiu suốt những năm tháng trẻ dại thành một sự quyết tâm có thể gọi là điên rồ. Tôi tự làm khó mình bằng việc đăng ký thi đại học vào một ngành học chỉ Hà Nội mới có, đó là ngành sáng tác văn học ở khoa viết văn báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Ngày tôi khăn gói lên đường đi thi, có những lời động viên nhưng cũng không thiếu những điều ngăn cản bởi con đường tôi đi thật sự chưa hề giống một ai ở mảnh đất mà tôi đang sống. Nơi những người phụ nữ được dạy dỗ việc đồng áng bếp núc và “lấy chồng theo chồng”.

Trước ngày đi, cha luôn miệng cảnh báo tôi về những cạm bẫy ở có thể sẽ gặp phải nơi đất khách, cuộc sống khó như một guồng quay chộp giật, vội vã. Còn mẹ cũng không kém cạnh khi dặn tôi đi giày ba ta và tiền để dưới đế. Trước những lời căn dặn tôi đề cao cảnh giác khi đặt chân đến nơi phố phường náo nhiệt, mà tôi lại là đứa cả đời chưa ra khỏi lũy tre làng nên cũng hoang mang lắm. Khi vừa đến bến xe Giáp Bát, tôi hoảng thật. Từ trong lòng bến xe để ra đến ngoài đường đợi cậu em họ tới đón khoảng vài chục mét nhưng tôi gặp khó khăn khi phải lách mình ra khỏi mấy chục ông xe ôm và taxi dù. Người mời gọi bằng lời nói, người chèo kéo, đụng chạm cả vào chân tay tôi để gây sự chú ý. Không còn cách nào khác, tôi bực dọc quay lại nhấm nhẳn “Đã nói không đi mà”. Vậy là đám đông mới tản dần ra.

Ngồi trên xe cậu em chở đi tìm nhà nghỉ trọ để ở trước hôm thi, nó cũng cảnh báo tôi trước những mánh khóe, chiêu trò lừa lọc của kẻ xấu. Cho đến khi em chở tôi đi tìm bốn năm nơi vẫn không được một chỗ nghỉ bởi chỗ nào cũng hét giá trên trời. Đến lượt thứ sáu, tôi tìm được một chỗ khá ưng ý và hợp túi tiền trên mặt đường Đê La Thành với giá 300 nghìn một ngày đêm. Bà chủ rất già, mái tóc bạc phơ nhưng nụ nười vô cùng hồn hậu khiến tôi an tâm phần nào. Lúc chia tay tôi để quay về trường Đại học Xây dựng, em có dặn tôi thi xong có kết quả, nếu may mắn đậu thì phải liên hệ tìm nhà trọ luôn khi sinh viên chưa bước vào năm học mới. Chứ đợi nước đến chân mới nhảy thì một chủ nhà trọ nhưng có đến năm sáu ông làm trung gian chèo kéo, giá đẩy lên trời. Tôi lắng nghe và cũng run thật bởi vừa đến đây thôi nhưng Hà Nội xô bồ vội vã quá, nó khác xa với những gì mà tôi tưởng tượng.

Trước hôm thi một ngày, tôi phải lên trường để làm thủ tục tham gia thi. Tôi vật vờ đứng trước một nhà xưởng làm đồ gỗ thì bắt được một chú chạy grab trung tuổi, nhìn mặt khá hiền lành. Quãng đường từ chỗ tôi trọ đến trường là 1,5 cây số và được chú ra giá 20 nghìn một lần đi. Tôi vui vẻ đồng ý và có xin chú sẵn số điện thoại để tiện liên lạc bởi tôi đi đi về về nhiều. Trên đường đi, chú hỏi chuyện, tôi cũng rất thành thật trả lời mình là người Đăk Lăk ra đây thi đại học. Chú à lên một tiếng “Ồ! Chứ cháu không phải người ở đây hả?”.

Cho đến khi chú chở tôi đến trước cổng trường Đại học Văn hóa, tôi xuống xe và móc ví đưa cho chú 100 nghìn, chú loay hoay sờ túi trước túi sau để tìm tiền thối nhưng chú bảo không có. Và không để tôi kịp bất ngờ, chú nói mấy câu vội vàng là còn 80 nghìn tiền thừa trưa hoặc ngày mai chú ghé đón chứ không có tiền trả lại. Chú nói vậy rồi rồ ga đi mất trước sự ngỡ ngàng của tôi, khi kịp định thần lại thì tôi hối hận bởi chắc chắn mình bị lừa rồi.

Vào đến hội trường nhà văn hóa, tôi vẫn chưa thoát khỏi dòng suy nghĩ là sao mình có thể để bị lừa một cách buồn cười đến thế. Sau rồi lại tặc lưỡi cho qua rằng “Biết đâu đến trưa ra cổng thì chú ấy quay lại đón thật”.

Và rồi đến trưa thì chú xe ôm tôi đợi vẫn bóng chim tăm cá, tôi gọi, chuông đổ rõ dài cũng không có người nghe máy. Tôi thất thểu cuốc bộ 1 cây rưỡi về nhà trọ bởi đi đường ngược trở về vừa khó bắt xe và tôi cũng vừa sợ “lại bị lừa”.

Sớm hôm sau, tôi bắt một chiếc grab khác và chuẩn bị sẵn tiền lẻ. Sau ba tiếng miệt mài trong phòng thi sáng tác, khi ra khỏi cổng, tôi bất ngờ vì chú xe ôm ấy đứng đợi từ bao giờ, chú xin lỗi tôi rối rít bởi hôm qua đứa cháu trai ốm đột ngột nên không thể đến đón tôi. Còn tôi thì cảm động lắm, lẽ ra chú có thể chọn cách không quay lại nhưng lương tâm đã không cho phép chú làm thế mặc dù 80 nghìn cũng không phải số tiền lớn.

Thi xong, tôi quay lại Đăk lăk và trong vài ngày đã có kết quả. Tôi đậu với số điểm rất cao. Tôi vừa vui vừa rối, nhìn hai đứa con đang say sưa ngủ, tim tôi nghẹn lại. Bố mẹ tôi vừa an ủi vừa động viên, hai đứa con đã có ông bà và chồng tôi chăm sóc, mong tôi hãy nghĩ đến tương lai mà cố gắng.

Sau khi tinh thần được vực dậy, tôi bắt đầu mò lên mạng, tham gia nhiều hội nhóm nhà trọ giá rẻ khu vực Đống Đa, Hoàng Mai... để tìm phòng. Một ma trận nhà trọ đưa tôi vào thế bí, cùng một hình ảnh phòng đó mà chỗ 2 triệu, chỗ 2 triệu 6 đến ba triệu một tháng khiến tôi mờ mắt. Loay hoay mãi, tôi bị một bài đăng chú ý bởi căn phòng người này đưa ra giá chưa đến 2 triệu, lại nằm ngay ngã tư Giảng Võ cách trường tôi học chỉ 500m. Tôi nhắn tin ngay để hỏi và rất nhanh được trả lời. Mặc dù đã được nghe cảnh báo nhiều rằng trước khi thuê trọ cần đến tận nơi xem phòng, đặt cọc rồi kí hợp đồng các kiểu. Nhưng mà tôi ở xa, ra sớm thì không được, chần chừ nữa cũng sẽ chẳng còn phòng nên tôi đánh liều hỏi người kia cho mình đặt cọc trước. Và mọi việc ngoài sức tưởng tượng của tôi khi anh chủ đó hồi đáp vô cùng ngắn gọn và dứt khoát “Em chưa biết gì về anh thì đừng có chuyển tiền”.

Tôi ban đầu là ngạc nhiên, sau đến biết ơn và cảm động. Nếu anh ta là người xấu thì tiền của tôi rơi vào túi anh ngon ơ rồi, chưa đợi anh lừa, tôi đã tự đem tiền dâng biếu. Trao đổi thêm một lúc nữa, anh chủ trọ khuyên tôi khi nào có giấy báo nhập học rồi hãy tìm trọ, tôi có facebook anh, xác định chắc chắn thời điểm ra thì nhắn anh, giúp được gì anh sẽ hết lòng hỗ trợ.

Lần đầu trải nghiệm một vùng đất mới, nhưng tôi cảm giác được rằng mọi việc đến với mình khá may mắn và suôn sẻ. Vẫn biết rằng nơi nào cũng có kẻ tốt người xấu. Nhưng tôi tin những gì mình được trải nghiệm và nhiều câu chuyện tuổi thơ được bà vun đắp, những xúc cảm thiêng liêng hồn hậu tôi nhen nhóm trong lòng về Hà Nội từ những ngày thơ bé thì Hà Nội đối với tôi quả thực là nơi đáng sống. Chẳng thế mà tự dưng tôi đi yêu Hà Nội dù chưa được “gặp mặt” bao giờ./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Thị Hồng. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Có một mùa lá rụng trong ký ức ở Hà Nội
    Sáng nay, khi mải mê với công việc ở văn phòng trong một tòa cao ốc ngột ngạt giữa Sài Gòn, tôi bất ngờ nhận được tấm bưu thiếp nhỏ từ cô bạn thân đang sống ở Hà Nội. Khẽ khàng mở chiếc phong bì chứa tấm bưu thiếp, lòng tôi chợt nao nao khi nhìn thấy hình ảnh cả góc phố ngập tràn lá vàng. Chợt nhớ chỉ cần bước sang tháng 10 cũng chính là thời điểm cuối mùa thu ở Hà Nội, khi thời tiết bắt đầu se sắt lạnh vào những buổi sớm mai, gió heo may lành lạnh phủ đầy khắp ngõ và hương hoa sữa cũng bắt đầu ngạt ngào t
(0) Bình luận
  • Có một Hà Nội rất khác trong tôi
    Đó là một con ngõ cụt có gần hai chục hộ, nằm san sát đối mặt vào nhau qua một con đường ngõ lát gạch đỏ rộng hơn hai mét. Cư dân phần lớn đều còn trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải miết đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ. Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi rồi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước v
  • Bánh chưng xanh Hà thành
    Nằm trong "Bộ Tứ": Bánh chưng xanh, thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, ngày xưa khi Tết đến, xuân về, thì người ta mới thấy bánh chưng, nay thì khác, quanh năm, đều thấy bánh, ở chợ, họ bán ở hàng giò, chả.
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Dáng quê
    Chúng ta ai cũng có một quê hương của riêng mình. Ở đó đôi khi chỉ giản đơn là một con đường, hàng cây, bờ tre, khóm chuối… Nhưng đó cũng là những hình ảnh thân thương gắn liền với ngày tháng tuổi thơ. Hôm nay podcast Tản văn được gửi đến quý vị và các bạn tác phẩm “Dáng quê” của tác giả Kim Loan.
  • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư, tạo nguồn lực phát triển Hà Nội
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi chỉnh lý gồm 7 chương và 55 điều (giảm 4 Điều so với Dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023), trong đó đã tiếp thu, chỉnh lý trong toàn bộ 55 Điều, bỏ 6 Điều, bổ sung mới 2 Điều. Nổi bật, Điều 43 tại Dự thảo Luật Luật Thủ đô (sửa đổi) cho thấy nhà đầu tư được hưởng nhiều ưu đãi để góp vào sự phát triển Thủ đô.
  • Đọc “Đồng vọng” của Trịnh Thu Tuyết
    Khi cầm trên tay "Đồng vọng" thì trái tim tôi đã đồng vọng tự bao giờ. Và tôi luôn thầm nhủ: tác giả là một người bạn lớn.
  • Chương trình nghệ thuật mùa Vu Lan 2024: Ý nghĩa văn hóa hiếu đạo
    Chương trình nghệ thuật “Vu Lan - Đạo Hiếu và Dân tộc” sẽ diễn ra vào lúc 20h ngày 10/8 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình An Viên cùng các trang mạng xã hội.
  • Tạp chí Anh đề xuất Hội An là điểm đến tuyệt vời để du lịch vào tháng 7
    Tạp chí Time Out của Anh đã đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu thế giới để du lịch vào tháng 7. Trong đó, Hội An xếp vị trí thứ 7.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát hành bộ tem "Cây chè"
    Ngày 21-5, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem “Cây chè”. Bộ tem gồm 2 mẫu tem và 1 blốc, giá lần lượt là 4.000 đồng, 12.000 đồng và 15.000 đồng.
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
"Hoa" trong Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO