Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội như một người bạn trầm lắng luôn vỗ về tôi

Na Na 02/11/2023 16:19

Với tôi Hà Nội vừa là một nàng thơ mơ mộng đài các, vừa là một chàng trai hào hoa phong nhã, cuối cùng Hà Nội như một người bạn trầm lắng luôn vỗ về tôi khi cần!

img_9544.jpeg
Hà Nội có nét cô đơn sâu lắng của riêng mình mà chỉ ai thực sự muốn cảm nhận mới có thể tìm thấy

Tôi sinh ra không phải ở Hà Nội. Khoảng năm sáu tuổi tôi từ quê theo bố mẹ lên Thủ đô sinh sống từ đó. Vì vậy, suốt tuổi nhi đồng tôi vẫn một lòng muốn trở về quê mình. Suốt tuổi thiếu niên tôi mới đành chấp nhận sự thực mình sẽ sống ở đây, không phải ở quê mình nữa…

Cấp hai tôi mới bắt đầu mon men đi xa hơn trường mình học, làm quen với một hai con đường khác lạ ở Hà Nội. Lăng Bác cách nhà tôi chắc quãng 2 km thế mà mãi tôi mới biết đường đi đến đó.

Tôi vẫn nhớ buổi chiều hôm ấy, một buổi chiều dịu nhẹ như quãng tiết trời mùa thu. Hôm ấy lần đầu tiên tôi ngồi ven hồ Gươm, lần đầu tiên tôi được lật giở và đọc những trang nhật kí chung của nhóm tình nguyện tôi tham gia. Mặc dù trước đây bố từng đưa chị em tôi đi thăm quan hồ Gươm nhưng thật lòng tôi chỉ quan tâm đến cụ rùa trong lồng kính và cây cầu Thê Húc, chứ cảnh quan quanh hồ, hay hồ Gươm có gì đẹp tôi nào để ý. Những trang nhật kí đó ngoài tình cảm của mọi người với nhóm, những kỉ niệm tươi đẹp, những câu chuyện ấm áp thì đều nói về Hà Nội. Người chị ngồi cạnh tôi khi ấy cũng là người đầu tiên dạy tôi biết Hà Nội đẹp thế nào.

Tình yêu Hà Nội bắt đầu đến khi tôi nghĩ rằng những người tôi yêu quý rất yêu Hà Nội nên chắc Hà Nội rất đẹp. Là tôi chưa thực sự tìm cách hiểu nên tôi mới không thấy. Tôi bắt đầu học tên các loại cây đặc trưng của Hà Nội, bắt đầu lang thang trên khắp các con đường của Hà Nội. Tôi bắt đầu làm quen lại từ đầu với Hà Nội dù khi ấy tôi đã sống ở Hà Nội hơn chục năm.

Có một người bạn nói ấn tượng đầu tiên của bạn với Hà Nội đó là con đường rợp bóng cây giao hoà với nhau, con đường màu xanh ngan ngát dài hun hút, chưa bao giờ bạn thấy chỗ nào trồng cây nhiều đến thế. Hà Nội xanh từ khu phố trung tâm đến các khu phố mới. Vì màu xanh yên bình ấy mà Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hoà bình”.

Hà Nội với hàng sấu tán xanh rì mát mắt khắp các trục đường Trần Phú, Phan Đình Phùng. Ngay cả lăng bác cũng có rất nhiều gốc sấu to. Mùa sấu bắt đầu với hoa sấu nhỏ rụng li ti trắng cả đất. Người không để ý sẽ thấy hoa sấu rất giống hoa xà cừ. Hà Nội cũng có rất nhiều cây xà cừ. Nguyên con đường trước ngõ nhà tôi là hàng cây xà cừ mấy chục năm tuổi, có khi nó còn già hơn cả tôi. Mùa hoa xà cừ và mùa hoa sấu rất gần nhau. Tầm tháng 5, tháng 6 khi những cơn mưa rào đầu tiên đổ xuống cũng sẽ bắt đầu thấy mùi ngai ngái của hai loại cây này.

Hà Nội trước đây còn trồng nhiều bàng và bằng lăng. Giờ Hà Nội còn nhiều bằng lăng nhưng rất hiếm cây bàng. Mấy năm nay họ trồng bàng Đài Loan. Tôi tự hỏi có phải tôi bảo thủ không sao nhiều bạn khen đẹp mà tôi vẫn không mê nổi cái giống bàng Đài Loan đó. Bàng Đài Loan lá tin hin, tán lại không rộng như các loại cây khác vẫn trồng để lấy bóng mát. Mùa này lá bàng Đài Loan rụng, cây khẳng khiu trơ ra chẳng thể nào mê được. Tuy rằng khi nắng tháng 4 xuống chồi non vươn ra màu non xanh của bàng Đài Loan cũng đẹp nhưng không thể bằng cây bàng lá to vẫn trồng thuở trước, màu xanh ấy cũng không thể đọ nổi với màu xanh mướt của cây sưa. Hà Nội còn trồng rất nhiều cây sưa, rồi cây hoa sữa, cây sao đen… Giá mà đường nào cũng quy hoạch trồng đặc trưng một loại cây như đường Trần Phú chắc sẽ gây ấn tượng lắm. Đấy là tôi nghĩ thế trong tích tắc rồi lại chợt nhật ra nhiều khi trồng lộn xộn cũng có thú của nó. Mỗi lần đến mùa hoa đặc trưng ở Hà Nội là người ta sẽ phải mách nhau ở phố nào, đoạn nào, trước cửa nhà nào cũng vui biết mấy. Nếu cứ thẳng thừng mỗi phố một loại cây thì lại không có chuyện, không có cớ để người ta nói chuyện, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau.

Tự nhiên tôi nói về cây cối là bởi vì người nào cứ sống lâu ở Hà Nội sẽ thành ra lãng đãng, mơ mộng. Thật vậy đó, bạn có bao giờ hỏi vì sao có bài “Hà Nội mười hai mùa hoa” không? Tôi đã từng sống ở thành phố khác một năm, đi nhiều tỉnh thành ở Việt Nam nhưng tôi không thấy ở đâu lại có cái sự lãng mạn như ở Hà Nội. Tháng nào mùa nào cũng có thứ hoa để người ta mong mỏi kiếm tìm. Đi trên đường tìm một hàng rong bán hoa chắc cũng dễ như bạn nhìn thấy hàng trà sữa. Tết thì phải cắm hoa thược dược hoa lay ơn, tháng ba là trong nhà sẽ có hoa bưởi và rủ nhau đi ngắm hoa ban, hoa sưa, tháng tư loa kèn, tháng năm hoa sen, tháng tám hoa sữa, tháng mười một hoa cúc hoạ mi… Và, còn có những loài hoa khác không mua về cắm được, người ta chỉ đi ngắm hoặc đợi rụng xuống để nhặt được như hoa hoàng lan mà thôi.

Hà Nội rất thơm, lúc là thơm mùi hoa ngọc lan, lúc là mùi hoàng lan, khi là hoa sữa… cứ bất chợt đang đi lại nhận ra có mùi gì đó thơm phảng phất. Thơm của hoa, mà cũng có thể là thơm mùi cà phê, thơm mùi thức ăn. Người Hà Nội không uống cà phê như một loại thức uống bình dân. Các quán cà phê nổi tiếng ở Hà Nội sẽ có các xu hướng hoặc là các quán nằm ở khu phố chính mang màu sắc hơi cổ kính như cà phê Đinh, Lâm, Giảng hoặc là phải rang cà phê thơm nức mũi mới đủ làm người Hà Nội liêu xiêu.

Trước đây, tôi khi ấy còn đang độ tuổi xuân phơi phới với bao nồng nhiệt, mộng mơ, hoài bão thường cùng bạn bè dạo quanh Hà Nội những ngày cuối tuần. Đầu tiên có thể chúng tôi sẽ hẹn nhau lên chợ hoa Quảng Bá khi trời còn tờ mờ sáng. Chúng tôi mua lấy một bó hồng lớn có khi là cúc cánh bướm đôi khi là hoa sen rồi đổ ập đến nhà một số bạn lên danh sách trước đó. Cái cảnh họ vừa ngáp vừa đầu bù tóc rối ra mở cửa mắt tròn mắt dẹt nhận hoa là món quà tình cảm bất ngờ, quý giá mà chúng tôi dành cho những người bạn của nhau. Sau khi đi chợ hoa thì chúng tôi đều sẽ hẹn nhau có mặt ở cà phê Đinh tầm sáu, bảy giờ sáng. Nếu đến đủ sớm sẽ được ngồi ngay ngoài ban công mà ngắm người đi bộ quanh hồ Gươm. Chúng tôi sẽ ngồi ở đó độ một đến hai tiếng rồi cùng đổ bộ vào nhà vệ sinh công cộng ven hồ. Mỗi lần xếp hàng đi vệ sinh chúng tôi đều nhìn nhau cười không nhặt được miệng. Niềm vui, sự gắn bó giữa những thanh niên không cùng quê nhưng lại có rất nhiều điểm chung khiến tuổi trẻ của chúng tôi khi đó vơi bớt đi sự lạc lõng, cô đơn Sau đó, cả nhóm sẽ đi một vòng quanh hồ Tây. Có thể chúng tôi sẽ ăn kem Thuỷ Tạ vị chanh muối, chanh bạc hà hoặc lựa chọn kem ốc quế Tràng Tiền. Dù vị kem nào thì đều là vị mát lạnh sảng khoái của những năm tháng tuổi trẻ sống hết mình.

Hà Nội còn có đồ ăn cũng thơm mùi nỗi nhớ. Ngày xưa trên Đài truyền hình Hà Nội hay có các chương trình nói về món ngon Hà Nội. Tôi thấy rằng phải nghe biên tập viên Nguyễn Hữu Chiến Thắng bình mới thấy món ngon Hà Nội nó vừa ngon lại vừa tinh tế thế nào. Qua chất giọng ấm áp truyền cảm của người biên tập viên ấy mỗi món ăn lại khoác lên mình một dáng vẻ rất riêng của Hà Nội. Ở Hà Nội không chỉ có phở, có cốm, có nem chua rán… Hà Nội còn có cà phê trứng, có những chiếc bánh rán ngào đường be bé nhìn tứa nước miếng bán dọc phố cổ. Nói đến Hà Nội còn phải nói đến nào là bún chả, bún đậu mắm tôm, bánh tôm Hồ Tây... Hà Nội cũng có vô số món ăn du nhập từ các tỉnh thành khác. Nhưng những món ăn đó khi đến bàn ăn của người Hà Nội nó đã được gia giảm để phù hợp với khẩu vị của người Hà Thành.

Hà Nội là thành phố lớn, là trung tâm hành chính, chính trị nhưng nó không xô bồ ồn ào như tính cách của những chàng thanh niên mới lớn. Hà Nội có nét cô đơn sâu lắng của riêng mình mà chỉ ai thực sự muốn cảm nhận mới có thể tìm thấy sau lớp ngoài hào nhoáng. Có thể cuộc sống vội vàng nhiều lo toan nhưng ở đây tự mỗi người đều dần mang một sự lãng đãng trầm tĩnh riêng. Hà Nội không e ấp như Huế, không thời thượng như Sài Gòn, không cởi mở thân thiện như Đà Nẵng… Hà Nội dang tay đón mọi người nhưng để là một phần Hà Nội thì bạn cũng như Hà Nội cần có thời gian để cho nhau sự an toàn, thấu hiểu sẵn sàng bước đến làm tri kỉ với nhau.

Với tôi Hà Nội vừa là một nàng thơ mơ mộng đài các, vừa là một chàng trai hào hoa phong nhã, cuối cùng Hà Nội như một người bạn trầm lắng luôn vỗ về tôi khi cần./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Na Na. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Có một Trường Đảng đi cùng Hà Nội theo năm tháng
    Hà Nội, tháng 12/1946, trận thử lửa đã bắt đầu khi nỗ lực nhân nhượng để gìn giữ hòa bình không thể kéo dài. Sau khi lực lượng chủ lực, các cơ quan trung ương rút về căn cứ Việt Bắc, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng cũng được đặt ra cấp thiết đưa đến sự ra đời của Trường Đảng Trung ương mang tên lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư - nét văn hóa đặc sắc của xứ Đoài Hà Nội
    Sáng 13/10, Thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Khai mạc thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và - năm Giáp Thìn 2024 tại khu vực Đầm Sen –phường Trung Hưng. Đồng chí Nguyễn Quang Hán, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy – Chủ tịch HĐND thị xã; Ngô Đình Ngũ – Chủ tịch UBND thị xã cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự buổi lễ.
  • Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: 70 năm lớn mạnh, xứng tầm cùng Thủ đô phát triển
    Sáng 14/10, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập (14/10/1954-14/10/2024).
  • Khai mạc Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên TP Hà Nội lần thứ 8
    Sáng nay 14/10, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra sự kiện trọng đại của hội viên thanh niên Thủ đô - Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029, với sự tham dự của 400 đại biểu chính thức.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Ba Vì miền mây thẳm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Ba Vì miền mây thẳm của tác giả Nguyễn Việt Chiến nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
Hà Nội như một người bạn trầm lắng luôn vỗ về tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO