Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Đi về miền nhớ

Thụy 17/11/2023 15:04

Hà Nội có một sức hút kì lạ, không phải chỉ đối với những người dân sống bao năm ở đây mà ngay cả những cô cậu sinh viên như chúng tôi hồi đó, người đi làm ăn xa quê, người đi công tác hay cả những du khách thập phương, tất cả đều có một cảm nhận chung “tới Hà Nội rồi, tha thiết chẳng muốn về”.

ho-guom-mua-thu(1).jpg
Ảnh internet

- Mai em về Hà Nội với anh không? Anh có chuyến công tác ra Hà Nội, anh em ra đó hàn huyên kỉ niệm thời sinh viên nhé.

- Em cũng chưa biết được, anh báo đột ngột quá, em sợ sắp xếp công việc chưa kịp rồi. Nhớ Hà Nội quá đi thôi.

- Ừ, anh cũng nhớ Hà Nội lắm, cơ hội đấy, tranh thủ nhé!

Áp chiếc điện thoại xuống, lòng tôi lại thấy xuyến xao, bồi hồi về những năm tháng được sống ở thành phố Hà Nội. Những ngày chúng tôi còn là những cô cậu sinh viên năm nhất, năm hai, chân ướt chân ráo bước đến thành phố này. Trước mắt chúng tôi là một khoảng không gian bao la, rộng lớn. Hà Nội ồn ã, tấp nập với những xe cộ ngược xuôi. Những ngày đầu, chúng tôi không khỏi ngại ngần, lo lắng khi mới bước chân ra trường, tìm nơi để đón xe buýt đến trường cũng khó khăn chật vật. Những buổi sáng chen mình trong hàng ngàn hàng vạn người đi làm. Nghe tiếng còi xe inh ỏi. Tất cả tạo nên một khung cảnh vô cùng hỗn loạn. Nhưng người ta thường bảo, có ở, có gắn bó thì mới hiểu được chúng ta đã không muốn rời xa thành phố này một chút nào.

Hà Nội níu chân người đến bởi những món ăn đặc biệt, nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà luôn cả thế giới, đó là món phở, món bún chả, nhiều món ngon hấp dẫn mọi người. Với Hà Nội, tôi luôn cảm nhận được sự thanh tao, sạch sẽ, gọn gàng và nề nếp trong từng món ăn, cách chế biến và cách phục vụ thực khách đến Hà Nội. Người ta bảo bị ăn chửi, bị ăn quát mà vẫn thấy ngon... Là bởi những món này, chỉ ở Hà Nội thôi, chỉ có hương vị này mới làm cho người ta xao xuyến, đi xa rồi vẫn thấy lưu luyến mãi.

Hà Nội bao dung với tất thảy những con người đến đây. Từ những buổi đầu chập chững, ngơ ngác tìm phòng trọ. Chúng tôi đã được bác chủ nhà đón nhận một cách nhiệt tình, tư vấn phòng trọ sao cho hợp lý, phù hợp túi tiền của những sinh viên nghèo tỉnh lẻ. Giọng bác chủ nhà trong veo, nhẹ nhàng: “Mấy đứa ở ăn sạch sẽ, chăm chỉ học hành, ra trường có cái nghề là bác vui rồi, ở trọ nơi đây, có gì khó khăn, cần giúp đỡ, cứ đến hỏi bác, bác tư vấn nhiệt tình nhất có thể. Miễn sao tụi con ở nhớ giữ gìn an ninh trật tự, không chơi bời, lêu lổng, tụ tập là được”. Những lời bác dặn đó, cho đến những ngày sống trong dãy trọ xóm sinh viên, chúng tôi luôn cảm thấy ấm áp, thân tình. Cuộc sống của những cô cậu học trò, chưa hết tháng đã hết tiền ăn, thiếu tiền trọ. Lần nào chúng tôi cũng rủ nhau đi từng nhóm, lên nhà bác chủ xin “khất” thêm mấy hôm, bố mẹ có tiền ở quê gửi ra mới có đóng. Đi chung là vì đứa nào cũng sợ, sợ bị quát, sợ bị hỏi “tại sao thiếu tiền suốt như thế”. Nhưng xóa tan nỗi sợ hãi của chúng tôi là sự bao dung, nụ cười hiền hậu của bác chủ nhà. “Thôi kệ đi mấy đứa, bác cũng đang thiếu tiền cho anh chị chúng bây ăn học ở nước ngoài, nhưng mà không sao, cho khất nhé, khất mấy bữa rồi mang lên nhé”. Chúng tôi đồng thanh dạ vâng rối rít. Vậy là lại được vô tư ăn mì tôm thêm mấy ngày. Cuộc sống sinh viên cứ thế trôi đi êm đềm trong sự bao dung của tất thảy mọi người nơi đây.

Bây giờ ra trường, mỗi người đều công tác mỗi nơi. Nhưng mỗi khi nhớ về Hà Nội, lòng tôi lại không khỏi thổn thức, nhớ về những ngày tháng sinh viên. Muốn được chạy thật nhanh để đi chân trần dưới những con đường mùa Thu thơm nức mùi hoa sữa. Chầm chậm lướt qua những hàng hoa, ướt đẫm sương mai, cảm nhận dư vị thanh tao của mùa ngọt ngào. Hay nhớ nhiều đêm co ro trong tấm chăn mỏng, đứa kéo bên này, đứa kéo bên kia. Thấy thương bước chân của bác chủ nhà, cặm cụi lên gác, cho mấy đứa mỗi đứa một trái bắp nếp, thơm lừng, bảo ăn đi, có sức ngày mai còn đi học.

Tôi vội vàng khép lại công việc, gói ghém đồ đạc chuẩn bị cho chuyến đi cùng anh bạn đồng nghiệp, cùng xóm trọ sinh viên ngày xưa ở Hà Nội với tôi. Có cái gì đó cứ thôi thúc, níu gọi làm con tim tôi rộn ràng. Chắc phải về với Hà Nội thôi, miền nhớ đang gọi về./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Thụy. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Xôi, hoài niệm khó quên về Hà Nội
    Một buổi sáng ồn ã giữa phi trường Tân Sơn Nhất, tôi được người chị họ từ Hà Nội vào mang cho gói xôi nhỏ gói trong lá sen còn ấm nóng. Nhìn gói xôi thơm được bọc trong lá sen xanh mướt, ấm áp như những tia nắng đầu ngày, lòng tôi chợt nao nao. Xôi không chỉ đơn giản là món ăn mà còn là thức quà, gói trọn hết cả phong vị của đất trời Hà Nội, khiến bất kỳ ai đi xa cũng phải nhung nhớ khôn nguôi.
(0) Bình luận
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • Người phục vụ già nhớ mãi những lời dạy của Bác Hồ
    Ông Lê Bá Cải (sinh năm 1933, quê tại Đông Sơn, Thanh Hóa) từng là một trong những thanh niên trẻ tuổi được tuyển chọn điều lên chiến khu Việt Bắc, bổ sung vào Đội Xây dựng thuộc Ban kiểm tra 12 – Bí danh của Chủ tịch Phủ - Thủ tướng Phủ tại An toàn khu (ATK) Sơn Dương, Tuyên Quang. Sau quá trình dài được phục vụ Bác Hồ, cho đến nay, mặc dù đã ngoài 90 tuổi, người phục vụ già vẫn nhớ rất rõ những tháng ngày khó khăn bên Bác và những bài học mà Người đã dạy.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
Đừng bỏ lỡ
Đi về miền nhớ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO