Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Đi giữa trời thu Hà Nội

Nhất Chi Mai 22/11/2023 16:28

Một ngày lưng chừng thu… Vũ khúc chim khuyên buổi sáng làm ngọt thêm khoảnh khắc nắng chênh chao trên cao. Mùa Thu. Vạn cổ tới kim muôn đời vẫn thế! Cứ chơi vơi heo may; cứ ngập ngừng lá đổ; Cứ cái nắng mật ngợp hồn say; cứ mưa; cứ nắng đan xen ngày tiếp ngày không hẹn trước. Cái cảm giác chơi vơi thiếu tự chủ bỗng chốc lên ngôi. Ban mai một ngày mới đưa bước chân tôi trở về với mùa thu Hà Nội.

mua-thu-2.jpg
Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)

Đã lâu rồi không có dịp trở lại nơi đây. Nhớ nhung, hoài niệm cất hoài trong ngăn tâm khảm, nay mới có dịp mở lòng thư thái…

Hà Nội mờ xa trong tâm tưởng của tôi buổi đầu tiên là năm tôi lên 7, khi anh trai đạp xe 30km cho em đi “xem” Hà Nội. Trong mắt tôi ngày ấy là hình ảnh một Hà Nội đơn sơ với những con phố dài xao xác gió; được thưởng thức chiếc kem đầu tiên trên phố Tràng Tiền; được ngắm nhìn cô gái Hà Thành mặc áo dài thướt tha đi trên phố trong ngày Quốc Khánh. Tôi náo nức nghe gió sông Hồng reo phần phật giữa sắc cờ hồng…

Mùa thu Hà Nội đẹp trong mắt tôi từ buổi ấy!

Nắng trải mềm như lụa, gió phấp phới an nhiên. Sóng sánh ánh vàng, gió nghiêng mình trải thảm trên những con đường ngập ngừng lá đổ. Ký ức đâu đây ngân trong hoài niệm: Leng keng tàu điện; lịch kịch xe lam; bâng khuâng hoàng lan buổi sáng; hoa sữa nồng nàn trên phố Nguyễn Du; heo may quyện trong tiếng dương cầm thánh thót… Tôi như kẻ mộng du, bỗng lạc bước thu giữa lòng Hà Nội.

Gió say mùa. Mặt hồ Gươm đan những sợi hồng ký ức. Bất giác ngân lên trong tôi cái giai điệu thiết tha, trầm hùng của bài ca đi cùng năm tháng: “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây… Đây lắng hồn núi sông ngàn năm, đây Thăng Long, đây Đông Đô, đây Hà Nội… Hà Nội mến yêu!”…(***) nghe sao thân thương quá đỗi! Trong khoảnh khắc, tưởng như Thần Kim Quy hiển hiện đón gươm thần từ tay đức minh quân Lê Lợi. Tưởng như “sóng sông Hồng âm vang như tiếng cha ông” (*); tưởng như gió sông Hồng “ Cuốn ngàn nguồn sống tràn đầy dâng” (***).

Niềm tự hào về Thủ đô càng được nhân lên gấp bội khi tôi dừng chân trước Văn Miếu Quốc Tử Giám, biểu tượng của giáo dục Nho học Việt Nam. Nơi chứng kiến và lưu dấu chặng đường phát triển của giáo dục Đại Việt; nơi những giá trị văn hóa Việt Nam được bảo tồn; nơi anh linh của 2898 vị Tiến sỹ, Phó bảng còn ngự trị với sứ mệnh vun bồi nguyên khí mà lịch sử giao phó; nơi tạo ra một tầng lớp sỹ phu có khí tiết, đức độ, là những người con ưu tú, những danh nhân văn hóa gắn bó với vận mệnh dân tộc bằng tài năng và nhân cách của mình!

Nhìn những cô cậu sinh viên, những em học sinh trang phục gọn gàng, trang nghiêm kính cẩn thắp nhang tưởng nhớ những anh linh đã khuất, tôi thực sự xúc động và thầm tự hào bởi nơi đây, Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là cái nôi cốt cách bao đời của dân tộc; thế hệ trẻ Việt Nam luôn hiểu truyền thống “Tôn sư trọng đạo” thiêng liêng từ ngàn đời!

Nhành liễu bên hồ rủ bóng thời gian. Mảnh đất ngàn năm văn hiến ngời ánh hào quang bên cầu Thê Húc. Vẫn cái cảm giác tự do tự tại, tôi thả mình giữa mênh mang heo may trên cầu khoan thai ngắm bình minh lên ngưng tụ những vầng hào quang kiều diễm. Cây cầu của thần Mặt Trời cong cong hướng về phía vầng dương chói sáng để đón trọn vẹn nguồn dưỡng khí tốt lành! Đây Hồ Gươm xanh trong ghi dấu ngàn kí ức in bóng “ dải lụa mềm màu đỏ son” lung linh bên vòm cổ thụ. Dáng áo dài thướt tha ai đó vừa thả buông lơi theo vệt nắng thu mềm…

Hà Nội sẽ còn đẹp hơn bởi những quắc thước phong trần in hằn trên mái tóc pha sương, chòm râu tuyết của những người đã cũ, chẳng khác nào những cây đa huyền thoại vẫn còn tọa lạc đâu đây nơi phố Hàng Gai trước đền Cổ Vũ hay “cây đa nhà bò” trên phố Lò Đúc bền bỉ, lặng lẽ, thâm trầm như những báu vật tâm linh giữ canh linh hồn thủ đô qua nhiều thế kỷ.

Gương mặt Hà Thành còn đẹp hơn, sáng hơn nữa bởi nét trang đài của những người phụ nữ tóc quấn đỉnh đầu, áo dài thướt tha, quần chùng chấm gót, chiếc áo khoác thanh mảnh nhã màu, chiếc khăn voan kín đáo dịu dàng e ấp sắc thu vàng dịu ngọt. Cặp mắt thiếu nữ Hà Thành đoan trang hiền thục, dáng khoan thai với đôi guốc mộc từ tốn điềm tĩnh bước đi …

Hà Nội dịu dàng những con phố trầm mặc trải đầy sắc thu: “ Cây cơm nguội vàng cây bàng lá đỏ… mái ngói thâm nâu”. Lá thu buông mình trải một thảm vàng dọc con phố. Những hàng liễu rủ mỹ miều xuống lưng chừng heo may rạo rực. Hương thu Hà Nội đặc trưng là nồng nàn hoa sữa.Tôi thích cái khoảnh khắc một mình tản bộ giữa rộng dài những con phố để tận hưởng cái hương say của đất trời, cái lịch lãm kiêu sa của hương hoa sữa trên phố Nguyễn Du, phố Đào Tấn, hay quanh bảng lảng Hồ Tây.

Tôi chợt đánh rơi tiếng thở dài khi bỗng nhiên trời Hà Nội trở gió. Cơn gió lạnh và những hạt mưa vô ưu lặng lẽ rơi giữa thu có lẽ để mở màn cho mùa đông sắp tới. Những hàng cây lao xao thay lá cho tôi đếm rành rọt những mùa thu đã đi qua trong ký ức tôi, trải thảm vàng trong lòng tôi, choàng lên nỗi nhớ trong tôi một ký ức thủ đô lấp đầy kỷ niệm!

Ấy là ký ức của những ngày đạp xe việt dã từ Xuân Hòa về Hưng Yên xuyên qua Thủ đô, mênh mang qua bao con phố. Bốn năm sinh viên với không biết bao hành trình đi về như thế. Mỗi chuyến đi là một kỉ niệm khó quên! Nhớ mãi cái lần đầu bị lạc giữa Ngã Tư Sở, tôi được một người phụ nữ Hà Thành hiền hậu ân cần chỉ dẫn cho tôi con đường ngắn và dễ nhất để có thể về nhà. Kể từ lần đó, mỗi lần qua đây tâm trí tôi không khỏi xốn xang, chộn rộn…

Và giờ đây, tôi đang lạc bước Hồ Tây nghe đâu đây hồn say nhạc Trịnh “ Hồ Tây chiều thu… mặt nước vàng lay mờ xa mời gọi! màu sương thương nhớ, bày sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời” ( **). Bỗng nghe gió Hồ Tây chiều nay vi vút đưa hương sen thơm ngát thoảng qua. Tôi nhẩn nha ngắm nhìn sắc tím bằng lăng hiếm hoi còn sót lại mà lặng lẽ nhâm nhi những hương vị ca từ dịu ngọt tình đời. Một vị tướng già ngồi làm thơ bên cội phượng già giữa cái nền xanh của thảm cỏ ven hồ. Dáng ông thẳng và nét mặt hiền, đăm chiêu lịch lãm như tạc một chân dung tuyệt đẹp vào không gian hữu tình cổ kim hòa trộn...

Lòng tôi bỗng rộn rã reo vui như cơn gió khi bắt gặp cái thanh tân, nồng hậu của nhịp sống Hà Thành. Nắng xuyên qua những lọn gió đưa hương cốm lan xa mênh mang. Tôi ngồi xuống bên một gánh hàng quen thuộc nơi góc phố, nơi mà bất cứ ai mới chỉ lần đầu cũng trở nên quen thuộc bởi ánh mắt bộc trực mà dịu dàng tinh tế của người bán cốm làng Vòng. Thơm tho hương cốm gói trong lá sen quyện cùng hương chuối trứng cuốc. Thật thi vị một thức quà của lúa non dưới bàn tay khéo léo thảo thơm của những người phụ nữ thôn quê bình dị. Tôi lặng lẽ nhấm nháp cái hương vị nhẹ thanh nồng hậu ấy , cảm thấy lòng mình xao động một cảm giác gì đó thật khó tả… một chút của bâng khuâng hoài niệm về tuổi thơ, một chút của lòng tri ân, thành kính! Cái hương vị lúa non thanh khiết hòa quyện những tinh hoa đất trời giữa lòng Thủ đô khiến lòng tôi dạt dào cảm xúc...

Tôi đắm đuối ngắm nhìn những gánh hàng hoa trôi ngang qua phố. Muôn sắc hoa trôi về muôn nẻo làm đẹp cho cuộc đời bình dị quanh tôi.

Và rồi, trong dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian, ký ức Hà Nội trong tôi vẫn cứ vẹn nguyên trinh bạch với dáng áo dài cổ của cô gái Hà Thành xinh tươi ngày ấy cũng như que kem tràng Tiền đầu tiên năm tôi lên 7 cùng cơn gió heo may bồi hồi thổi dọc tuổi thơ tôi.

Hà Nội trong tôi là ký ức của những tháng ngày thơ ấu và cả thanh xuân mà cũng là tình yêu dịu dàng miên mải đắp bồi qua tháng năm. Những hoài niệm thẳm sâu và cả những nỗi niềm hiện tại khiến trái tim tôi hối hả những nhịp đập yêu thương, kiêu hãnh!

Vậy là trọn vẹn một ngày tôi đươc trải lòng cùng Hà Nội. Mỗi nhịp đập của trái tim tôi như hòa cùng nhịp đập yêu thương của triệu triệu trái tim Việt lắng trong dòng chảy hối hả của cuộc đời. Muốn làm được nhiều việc có ý nghĩa tô thắm hơn vẻ đẹp của thủ đô ngàn năm tuổi, dưỡng nuôi mạch nguồn cảm xúc bất tận chứa chan tình yêu, niềm tự hào, niềm tin và hy vọng về một Hà Nội thanh lịch, hào hoa và đang từng bước tiến tới văn minh hiện đại, phát triển bền vững với những giá trị văn hóa truyền thống của nền văn hiến ngàn năm./.

(*) Hữu Xuân

(**) Trịnh Công Sơn

(***) Nguyễn Đình Thi

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nhất Chi Mai. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Quay trở lại Hồ Tây vào mùa thu Hà Nội
    Tôi trở lại Hà Nội vào một đêm muộn vì máy bay delay đến tận 4 giờ đồng hồ. Hà Nội đón tôi khi mùa hè đã hết. Thủ đô đang bước vào những ngày đầu thu tháng Tám, thời tiết dịu dàng đến kỳ lạ.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Đi giữa trời thu Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO