Tô Tem Thăng Long Hà Nội

Văn Hậu| 04/11/2022 00:00

Từ thuở mang gươm đi mở nước/Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long.

rongnt1-808796-1370901239(1).jpg
Ảnh minh hoạ

Hà Nội đi sâu vào văn hóa dân gian có lẽ câu thơ của thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ ở phương Nam viết từ hơn 60 năm trước, tự hào về Hà Nội trái tim thiêng liêng của mỗi người dân Việt. Theo cố GS Trần Quốc Vượng thì Hà Nội cách đây vài triệu năm là một địa hình võng sâu hàng nghìn mét. Vào thời kỳ đệ Tứ (từ một đến hai triệu năm), miền địa hình này được lấp đầy bởi các vật liệu rời vụn là sản phẩm bào phá từ các miền địa hình núi đồi lân cận đưa về. Vịnh biển được lấp đầy dần ở các cửa sông gọi là phá.

Theo các nhà khảo cổ học, vùng ngã ba sông Đuống, sông Hồng xưa đã từng là biển, nơi hội tụ phù sa để bồi đắp rộng dần ra tạo thành châu thổ Bắc Bộ mà đỉnh là Việt Trì. Giữa hai gờ sông Đuống và sông Hồng, người ta tìm được dấu vết nhiều dòng chảy, chứng tỏ ở cửa sông vùng của nó quá lớn. Kết quả của sự phân nhánh ấy là sông Hồng đã để lại cho Hà Nội những món quà kỷ niệm lúc tách dòng là Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm. Có thể là một khu vực canh tác lúa nước sớm nhất trên châu thổ đồng bằng Bắc Bộ. Các công trình trị thuỷ cũng bắt đầu từ đây, nên mới có truyền thuyết Lạc Phi của Diệu Đế sinh ra một bọc nở ra 7 con rồng ấy bay về trời được Ngọc Hoàng Thượng Đế giao cho trách nhiệm cai quản vùng sông nước. Các thần theo lệnh Ngọc Hoàng giúp dân trị thuỷ trừ tai. Chính các thần đã linh ứng giúp vua Lý, vua Trần và vua Lê giữ vững được đê Yên Hoa không bị vỡ sau này, dân lập miếu thờ. Việc chống thuỷ tai diễn ra suốt dọc hai bên lưu vực sông Hồng, đặc biệt là từ Bạch Hạc trở về.

Trên các vùng đất ấy, hầu như các sự tích nói về cuộc đấu tranh của con người với lũ lụt là các cuộc đối mặt của các vua Hùng với những hiện tượng ấy. Trong chuyên Hùng Hải trị giặc nước, Lạc Long Quân cho ba con rồng giúp Hồng Hải trông coi một dải sông Thao để trấn giặc nước và lệnh cho Hùng Hải về cửa sông Nhị. Chuyện ấy cũng chỉ là truyền thuyết. Trang Hoa là vợ Hùng Hải có mang rồi sinh ra ba con rồng, vươn vai một cái bỗng trở thành ba chàng trai cao lớn, tuấn tú. Theo lệnh của ba anh em đi trị nhâm ba vùng thác ghềnh hiểm yếu ở Ngọc Tháp, Đào Xá và đầm Thọ Xuyên thuộc xã Dị Nâu, huyện Tam Nông, Phú Thọ. Các sự tích khác như Tuấn Cương và Quế Hoa đánh giặc nước, Ông Hộ giết thuồng luồng... đều nói về cuộc đấu tranh chống lũ lụt dưới thời Hùng Vương, nhưng không thấy bóng dáng của rồng. Rồng cai quản vùng sông nước quanh Hồ Tây, có thể là hình tượng của những con đê đã được so sánh .

Trong lịch sử dân tộc Việt con Rồng Việt khi được tôn thờ là tổ (Tô Tem) rồi trở thành người cha Lạc Long Quân, hư cấu theo tư duy nông nghiệp người Việt cổ lúc chuyển sang trồng lúa nước.

Sự tích kể mùa thu năm Canh Tuất (1010), Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La với ý tưởng mưu toan nghiệp đô của muôn đời. Khi thuyền cập bến Giang Tân, vua cho thắp hương xin phù trợ thì bầu trời đang cao xanh lồng lộng, bỗng ửng hồng lên rồi xuất hiện một luồng khí từ hồ Tây bốc lên tạo thành hình. Rồng vàng cuồn cuộn bay lên cao. Các quan triều cho rằng Lạc Long Quân từ đất Long Đỗ hiển linh báo điềm lành còn nhà vua thì reo lên: Thăng Long... Thăng Long (rồng lên). Cũng từ đó Lý Công Uẩn cho xây dựng kinh thành đã lấy tên thành là Thăng Long. Đó lạ một biểu tượng về cái thế nước đi lên.

Hai chữ Thăng Long vang dội lên cùng với các chiến công đánh Tống bình Nguyên. Nó gắn liền với tín ngưỡng văn hoá Việt và trở thành một phần bản mệnh của nhà Vua, thể hiện quyền uy, sức mạnh của các bậc đế vương. Hình tượng con Rồng được các nghệ nhân, nghệ sĩ hư cấu sáng tạo, tạo nên cả một thế giới rồng đặc trưng cho mỗi triều đại khác nhau có mặt khắp trong các công trình kiến trúc của kinh thành và khắp cả trong các di tích đền chùa, đình, miếu, lăng tẩm. Điển hình nhất là 2 cặp rồng đá điện Kinh Thiên.

Hàng triệu lượt người đã được vào thăm quan, phòng triển lãm có trưng bày hiên vật, trong đó có nhiều hình tượng rồng ở kiến trúc và trong các đồ dùng của vua, chúa và hoàng hậu. Rồng điện Kính Thiên, nơi thiết triều từ trên xuống. Đầu khá to, mắt lồi, bờm mượt lượn ra phía sau. Sừng dài có nhánh, sống lưng nổi lên những vây lưng cao và sắc, hai cánh mũi căng phồng, chân mập như chân cá sấu, có móng. Đây đúng là tượng rồng sống động tiêu biểu thời Lê sơ (1428 - 1527). Xung quanh điện Kính Thiên từ nóc xuống đến các thềm lan can đều có trang trí Rồng. Phần thân trên uốn lượn theo chiều lượn của thân, bàn chân đặt bằng theo đà chạy của lan can. Phía gót chân có túm lông nhỏ mềm, lượn sóng, móng chân cong lên sát vào bụng. Thân rồng uốn tròn theo kiểu thắt miệng túi. Toàn thân có vẩy hoa. Bụng có những đường con tròn đều, kiểu bụng rắn. Trên lưng có hàng vây ngắn kiểu tia lửa. Theo các nhà nghiên cứu thì một số hiện vật bằng đá và gạch đất nung các vật dụng của vua chúa trang trí có vẽ hình Rồng trong hoàng thành, phần lớn là kiến trúc nghê thuật rồng có niên đại vào thời Lý, Trần, Lê xuất hiện trên khắp diên tích đã được khai quật. Rồng đá không chỉ có ở trong các kiến trúc thành cổ, mà còn có nhiều di tích khác như ở thành bậc đàn Nam Giao, thành bậc cửa Văn Miếu Hà Nội, đền Cổ Loa ,đình Trích Sài, chùa Bà Tấm Dương Xá.... Con rồng không chỉ là biểu tượng văn hóa quý trong di sản văn hoá phi vật thể. Nó đi vào đời sống hôm nay như một nhu cầu văn hoá không thể thiếu được trong các lễ hội. Ta gặp cảnh múa rồng trong hội Đống Đa, hội Nhật Tân, hội Triều Khúc, hội Hoè Thị. Ta gặp cảnh đua thuyền rồng ở Hồ Gươm, Tây Tựu, Yên Sở, Thượng Cát... Nhớ năm Thiên Phù (1121), Binh bộ thượng thư Nguyễn Công Bật đã từng tả cảnh ngày hội Thăng Long và bia hiện còn ở chùa Đọi ở Duy Tiên, Hà Nam (ghi theo bản dịch):

- Nghìn thuyền như chớp giật giữa dòng

Muôn trống tựa sấm vang mặt nước

Dưới hiên ngọc thiết hội đồng phương bá

Nơi thềm son, tấu chương biểu sứ tiên.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Văn Hậu. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Những chuyến đi cùng ba
    Ba tôi chưa từng ở Hà Nội tới trọn vẹn một ngày, chưa từng ăn một tô phở ở đất Thủ đô, vậy mà chẳng hiểu sao nghĩ về Hà Nội tôi lại nghĩ đến ba và những chuyến đi cùng ba.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Tô Tem Thăng Long Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO