Lý luận - phê bình

Tính dân tộc, khoa học, đại chúng trong âm nhạc Cách mạng Việt Nam

Nguyễn Tiến Mạnh 23/05/2023 11:20

Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự phát triển văn hóa và bản “Đề cương về văn hóa Việt Nam” do Tổng bí thư Trường Chinh soạn thảo đã trở thành ánh sáng soi đường cho văn hóa, văn nghệ trong đó có âm nhạc. Nhiều thập kỷ qua âm nhạc đã luôn đồng hành với những sự kiện trọng đại của lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong những cuộc kháng chiến cứu quốc và trong hòa bình dựng xây đất nước. Sự ra đời của âm nhạc cách mạng Việt Nam như một sự cộng hưởng và đồng vọng của tinh thần “Văn hóa soi đường cho quốc dân

Tính dân tộc trong âm nhạc cách mạng Việt Nam

Khi nhắc tới tính dân tộc trong âm nhạc trước tiên chúng ta phải nói đến âm nhạc dân gian và những thể loại âm nhạc truyền thống của Việt Nam, đây là những chất liệu nguyên bản để các nhạc sĩ đưa vào sáng tác mới. Hiện nay nước ta có các thể loại âm nhạc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Nhã nhạc cung đình Huế; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; dân ca quan họ Bắc Ninh; ca trù; hát xoan; đờn ca tài tử Nam Bộ; dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh; nghệ thuật bài chòi. Để có được những thành quả đó phải nhắc đến phương pháp tiếp cận khoa học của các nhà nghiên cứu, đi điền dã sưu tầm. Từ việc lưu giữ bằng ký âm, ghi âm, văn bản hóa các tư liệu, cho đến việc bảo tồn và phát huy vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Đây là mối quan hệ giữa tính “dân tộc” và “khoa học”. Những giá trị âm nhạc quý báu đó vốn là sáng tạo tập thể của quần chúng, được quảng bá và đưa trở lại vào đời sống của nhân dân. Đó là tính “đại chúng”.
Tính dân tộc trong âm nhạc cách mạng còn được thể hiện rõ qua những tác phẩm do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác nên nó mang tư tưởng, tâm hồn của người Việt Nam. Các tác phẩm được khai thác dân ca, dân nhạc ở các vùng miền, được chắt lọc và chuyển hóa một cách nhuần nhuyễn. Nội dung tác phẩm là hình ảnh về làng quê, đất nước, con người Việt Nam với tinh thần khát vọng tự do, chiến đấu và hy sinh để bảo vệ non sông. Âm nhạc đã đồng hành theo từng bước đi của đất nước, phản ánh tư tưởng của cả dân tộc trong thời đại mới. Âm nhạc cách mạng như kim chỉ nam, dẫn đường cho chiến sĩ đồng bào cả nước và người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về quê hương, khích lệ tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc.

tinh-dan-toc-khoa-hoc.jpg
Văn nghệ sĩ biểu diễn phục vụ các chiến sĩ trên đảo Phan Vinh (quần đảo Trường Sa) năm 1988. Ảnh: Nguyễn Viết Thái

Còn nhớ, ngày 23/9/1945 khi quân Pháp nổ súng tấn công miền Nam, quân và dân miền Nam đứng lên bảo vệ đất nước, mở ra sự kiện “Ngày Nam bộ kháng chiến”, chỉ hai ngày sau đó ca khúc “Nam bộ kháng chiến” của nhạc sĩ Tạ Thanh Sơn ra đời. Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” thì đầu năm 1947 nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi viết trường ca “Người Hà Nội” tái hiện cuộc chiến đấu của quân và Thủ đô. Khi chính quyền cách mạng phải rút khỏi Thủ đô Hà Nội, lập chiến khu Việt Bắc làm căn cứ cách mạng, nhạc sĩ Huy Du đã viết “Sẽ về Thủ đô” như lời hẹn ngày chiến thắng trở về. Tại chiến khu Việt Bắc, rồi theo bước chân của người chiến sĩ hành quân lên Tây Bắc và nơi chiến trường Điện Biên Phủ, qua mỗi cuộc chiến đấu của quân đội ta đều được ghi lại bằng âm nhạc. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 âm vang trong khúc ca khải hoàn “Chiến thắng Điện Biên” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ngày 10/10/1954, “lớp lớp đoàn quân tiến về” tiếp quản Thủ đô Hà Nội, đúng như hình ảnh trong bài “Tiến về Hà Nội” với những dự cảm về ngày chiến thắng của nhạc sĩ Văn Cao từ năm 1949.

tinh-dan-toc-khoa-hoc2.jpg
Đội văn công tiểu đoàn Trường Sơn - 1971. Tranh của họa sĩ Vũ Giáng Hương.

Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương ký kết vào tháng 7/1954, tuy nhiên đế quốc Mỹ đã thực hiện phá hoại công cuộc hòa bình, thống nhất nước Việt Nam, đất nước ta bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc đồng thời phải thực hiện hai nhiệm vụ chính trị lớn, đó là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện, tham gia chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thống nhất đất nước. Âm nhạc đã trở thành vũ khí sắc bén cùng quân đội và đồng bào cả nước góp phần giải phóng miền Nam. Những ca khúc ra đời cổ vũ cho lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, trong các cuộc phát động: Phong trào “Phụ nữ ba đảm đang”, thanh niên “Ba sẵn sàng”, “Hát cho đồng bào tôi nghe”.

Sau khi thất bại tại chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc bằng máy bay B52. Trong 12 ngày đêm (18 - 29/12/1972) trên bầu trời Hà Nội rực lửa, quân đội và nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không. Trong thời khắc khốc liệt của chiến tranh nhưng những ca khúc của các nhạc sĩ đã ra đời, lấy lòng nhân ái để đối ứng lại với sự hủy diệt của bom đạn, của B52 như: “Hà Nội những đêm không ngủ” và “Hà Nội Điện Biên Phủ” - Phạm Tuyên, “Hà Nội niềm tin và hy vọng” - Phan Nhân…
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam bắt đầu từ ngày 4/3/1975 bằng chiến dịch Tây Nguyên, đến ngày 24/3/1975 giành thắng lợi, có bài: “Hát mừng Tây Nguyên giải phóng” - Cầm Phong. Ngày 26/3/1975, Huế được giải phóng, có bài “Gửi Huế giải phóng” - Nguyễn Văn Thương. Ngày 29/3/1975, Đà Nẵng được giải phóng, có bài: “Chào Đà Nẵng giải phóng” - Phạm Tuyên. Từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra thần tốc và ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Có điều kỳ lạ là trước đó, bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của Xuân Hồng đã được phác họa và hoàn thành đúng vào ngày toàn thắng. Ngày 26/04/1975, nhạc sĩ Hoàng Hà viết “Đất nước trọn niềm vui” và ngày 28/04/1975, nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác “Như có Bác trong ngày vui đại thắng”. Đó là những dự cảm, tiên đoán trước của các nhạc sĩ về ngày toàn thắng.

Từ năm 1975 đến nay, âm nhạc Việt Nam đã có nhiều xu hướng mới trong sáng tác, lý luận, biểu diễn và đào tạo. Bên cạnh việc giữ gìn bản sắc dân tộc còn có sự tiếp thu tinh hoa âm nhạc của nước ngoài. Trong sáng tác đã có thêm những tác phẩm lớn như: “Giao hưởng số 9” - Nguyễn Văn Nam, Oratorio “Chiếu dời đô” - Doãn Nho, Opera “Lá đỏ” - Đỗ Hồng Quân, Nhạc kịch “Sóng” - Minh Đạo và ekip thực hiện, ca kịch “Khát vọng Đam San” - Nguyễn Cường, Opera “Bài ca tình yêu” - Doãn Nho... Nhiều nhạc sĩ sáng tác ca khúc như: Phạm Minh Tuấn, Trần Long Ẩn, An Thuyên, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Trần Tiến, Nguyễn Đình Bảng, Trọng Đài, Ngọc Khuê, Đức Trịnh, Văn Thành Nho, Thanh Tùng, Đỗ Bảo, Giáng Son, Xuân Thủy… Đề tài phong phú, mang tính chuyên nghiệp cao trong bút pháp sáng tác, phối khí và biểu diễn. Các bài hát được định hình rõ về phong cách, thể loại như: Pop, Rock, Rap, A&B, Jazz, Hip hop, Ballad, dân gian đương đại.

Tính khoa học trong âm nhạc cách mạng Việt Nam

Tính khoa học được thể hiện rõ qua sự tiếp nhận hệ thống lý thuyết âm nhạc phương Tây và các tác phẩm khí nhạc ra đời. Sự gắn bó giữa tính khoa học và tính dân tộc trong âm nhạc được biểu hiện qua việc khai thác chất liệu dân gian. Đây là yếu tố cần thiết để đi tới một nền âm nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam. Các nhạc sĩ đã khai thác tính năng nhạc cụ, sử dụng ngôn ngữ dàn nhạc giao hưởng phương Tây cũng như của nhạc cụ và dàn nhạc dân tộc. Cấu trúc, hình thức chặt chẽ, vận dụng các kỹ thuật sáng tác, hòa âm, phối khí một cách khoa học, hài hòa. Tính khoa học còn được thể hiện trong mảng biểu diễn, các ca sĩ đã vận dụng kỹ thuật thanh nhạc hát cổ điển vào thể hiện ca khúc Việt Nam sao phải cho tròn vành, rõ chữ…

Sự ra đời của các đơn vị nghệ thuật là nền tảng cho âm nhạc chuyên nghiệp phát triển. Năm 1956, Trường Âm nhạc Việt Nam được thành lập (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam); Năm 1957, Hội Nhạc sĩ Việt Nam ra đời; Năm 1959 Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam được thành lập; các đoàn ca múa nhạc chuyên nghiệp ra đời như “Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam” (nay là Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam)…

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhiều nhạc sĩ được chính phủ cử đi học tập ở các nước Nga, Trung Quốc, Triều Tiên… và sau khi tốt nghiệp đã trở về nước hoạt động, công tác. Đây cũng là thời kỳ Việt Nam xuất hiện những tác phẩm khí nhạc được viết ở nhiều hình thức, thể loại. Có thể kể tới những tác phẩm: Ouverture “Đợi chờ” - Tạ Phước, Tổ khúc giao hưởng “Điện Biên” - Đỗ Nhuận, “Thành đồng Tổ quốc” - Hoàng Vân, giao hưởng “Quê hương” - Hoàng Việt, giao hưởng “Tấm Cám” - Đàm Linh, giao hưởng số 1 “Tặng đồng bào miền Nam anh dũng” - Nguyễn Văn Nam, Opera “Cô sao” - Đỗ Nhuận… và nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ như: Đỗ Dũng, Doãn Nho, Ca Lê Thuần, Nguyễn Đình Tấn, Trần Quý, Đỗ Hồng Quân, Đặng Hữu Phúc…

Tính đại chúng trong âm nhạc cách mạng Việt Nam

Dòng ca khúc cách mạng đã có sức hiệu triệu, tập hợp thanh niên. Do vậy, tính đại chúng của âm nhạc trước tiên phải tìm được sự đón nhận của công chúng. Thậm chí công chúng là người sử dụng những sản phẩm âm nhạc đó trong các hoạt động của đời sống. Âm nhạc chuyên nghiệp xuất phát từ âm nhạc dân gian, mà âm nhạc dân gian là của tập thể quần chúng sáng tạo. Chúng ta thấy yếu tố đại chúng và yếu tố dân tộc là mối tương quan hai chiều. Mặt khác, âm nhạc phản ánh hơi thở thời đại, cập nhật những cái mới, mang tính chuyên nghiệp, khoa học để phục vụ nhu cầu người nghe. Tính khoa học cũng được gắn liền với tính đại chúng trong âm nhạc của mỗi giai đoạn lịch sử, phục vụ đời sống xã hội.

tinh-dan-toc-khoa-hoc1.jpg
Một màn biểu diễn của dàn Giao hưởng Việt Nam

Như vậy, mối quan hệ gắn bó giữa ba thành tố: Dân tộc, khoa học, đại chúng trong âm nhạc cách mạng Việt Nam đã được biểu hiện một cách biện chứng thông qua những tác phẩm, những hoạt động âm nhạc. Từ sau năm 1943, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết cho sự phát triển văn hóa, dựa trên 3 nguyên tắc trên. Những nội dung mới như: Nguyên tắc dân tộc đã được kế thừa bổ sung giá trị mới, đó là “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong đó tiên tiến thể hiện nguyên tắc khoa học, đậm đà bản sắc dân tộc bổ sung cho nguyên tắc dân tộc. Đối với nguyên tắc khoa học là thúc đẩy các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học để xây dựng con người có tri thức khoa học. Quan điểm “xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng” chính là sự bổ sung cho nguyên tắc đại chúng. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu: “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc. Nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn” và đưa ra 6 nhiệm vụ trọng tâm để khắc phục những mặt hạn chế, tiếp tục xây dựng, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc.

Trong bối cảnh hiện nay, việc phát huy vai trò của âm nhạc trong các lĩnh vực: Sáng tác, lý luận, biểu diễn và đào tạo, tìm các giải pháp khắc phục hạn chế, đào tạo các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ trẻ. Đặc biệt, xây dựng ngành công nghiệp âm nhạc và bồi dưỡng thẩm mỹ cho công chúng trẻ cũng là một nhiệm vụ quan trọng để làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam./.

Bài liên quan
  • Đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong ngày khai hội Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Sáng ngày 19-5 (tức ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch), Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Nội chính thức khai hội với nhiều hoạt động sôi nổi cùng màn rước nước, múa rồng, du truyền trên sông hoành tráng, mãn nhãn và ấn tượng. Lễ hội đã thu hút sự tham dự của hàng nghìn nhân dân trong và ngoài xã, đông đảo người con xã Tự Nhiên xa quê, cùng du khách thập phương khắp nơi tụ về.
(0) Bình luận
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
  • Một số gợi mở trong thẩm định thơ
    Nhìn chung đánh giá về việc đọc sách văn học của công chúng, có thể theo nhiều khía cạnh, đồng sáng tạo, kích thích người viết sáng tác, bồi bổ thẩm mĩ, tích lũy tri thức, phát triển đời sống văn hóa… với những hiệu quả tích cực. Nhưng còn có những tồn tại theo chiều hướng ngược lại, mang tính nguy cơ hơn là cơ hội tốt, phản ánh sự trì trệ hơn là phát triển. Đó là sự dễ dãi trong việc đọc, thẩm định thơ từ cả người đọc lẫn người sáng tác, truyền tải.
  • Chi tiết trong sáng tạo của nhà văn
    Chúng ta đều từng quen câu nói của văn hào Nga Macxim Gorki: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”. Quả vậy! Chi tiết trong văn xuôi chỉ là một thứ nhỏ, rất nhỏ so với cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật,…
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Tính dân tộc, khoa học, đại chúng trong âm nhạc Cách mạng Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO