Đời sống văn hóa

Lễ hội Gióng sẽ khai mạc vào ngày 25/5 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng

Phan Anh 13:26 19/05/2023

Theo kế hoạch, lễ hội Gióng sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 25 - 27/5 (mùng 7 - 9/4 năm Quý Mão) tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) và các địa điểm có liên quan.

3-1-.jpg
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm) được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” năm 2010

Nhằm tuyên truyền quảng bá “Điểm du lịch Phù Đổng”, ngày 25/5/2023 tại Gia Lâm, Hà Nội sẽ diễn ra Lễ khai mạc Hội Gióng năm 2023, kỷ niệm 20 năm Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và công bố Quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Căn cứ công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 274/CT-BVHTTDL ngày 23/9/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường quản lý Nhà nước đối với một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục hồi và phát triển du lịch; Chỉ thị số 03-CT/TU ngày 12/01/2016 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội… UBND huyện Gia Lâm vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Gióng năm 2023, kỷ niệm 20 năm Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể và công bố Quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Theo đó, UBND xã Phù Đổng là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin, các phòng, ban đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức Lễ hội Gióng năm 2023, kỷ niệm 20 năm Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể; Công bố Quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.

Các hoạt động trong lễ hội bao gồm: Phần lễ tế thánh tại Đền Thượng, ngoại đàn tại sân Đền Thượng; Lễ dâng hương, rước khám đường; Lễ rước cỗ; Hội trận truyền thống tại Soi Bia.

Bên cạnh phần lễ, phần hội gồm các hoạt động quảng bá du lịch, hoạt động văn hóa, thể thao tiếp tục được triển khai góp phần giới thiệu du lịch Gia Lâm, du lịch Hà Nội như: Giải vật dân tộc, thi đấu cờ tướng, hát tuồng, hát quan họ…

Buổi khai mạc Lễ hội Gióng năm 2023, công bố quyết định công nhận xã Phù Đổng đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu dự kiến tổ chức vào 19h ngày 25/5/2023 (ngày 7/4 năm Quý Mão) tại Đền Thượng, Khu di tích đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Hội Gióng xã Phù Đổng là lễ hội cấp quốc gia. Để đảm bảo lễ hội diễn ra thành công, huyện Gia Lâm yêu cầu các ban, ngành có liên quan đó là xã Phù Đổng, Đặng Xá thực hiện tốt công tác chuẩn bị lễ hội, xây dựng kế hoạch, kịch bản rõ người, rõ việc, chi tiết.

Lễ hội Gióng nổi lên như một lễ hội đặc biệt trong số hơn 7.000 lễ hội dân gian ở nước ta và được ví như "một bảo tàng văn hóa, lưu giữ nhiều lớp phù sa văn hóa- tín ngưỡng”. Giá trị nổi bật của Hội Gióng thể hiện ở chỗ, là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Hội Gióng còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội Gióng năm 2023 nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức Thánh Gióng - Người có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho dân tộc Việt Nam, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của cha ông để lại.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trao giải, triển lãm 62 tác phẩm ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản”
    62/561 tác phẩm ảnh chất lượng trong cuộc thi ảnh “Nghề truyền thống Huế - Mạch nguồn di sản” được đưa ra triển lãm và trong đó có 11 tác phẩm của 8 tác giả xuất sắc đạt giải.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Ca sĩ Xiri “trình làng” MV đầu tay mang đậm nét phim Châu Tinh Trì
    Hà Anh cùng Vinny Vũ tổ chức đêm nhạc ra mắt ca sĩ mới của HAY Bros: Nữ ca sĩ Xiri vào tối ngày 10/12 vừa qua. Đây cũng là buổi giới thiệu tới công chúng những thành công nho nhỏ mà HAY Bros đạt được trong gần 2 năm hoạt động.
  • SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm
    Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Gióng sẽ khai mạc vào ngày 25/5 tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Phù Đổng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO