Thu Hà Nội Huyền thoại một tình yêu

Lời bình của Nguyệt Vũ| 20/10/2021 07:46

Thu Hà Nội Huyền thoại một tình yêu

Thu xa

Gửi tặng bạn bè Hà Nội

Thu Stockholm
nặng hơn thu Hà Nội
trĩu trên vai áo ba lớp đầu mùa
rồi mưa
ngâu qua biển ào xuống
cây xõa lá
Tim chợt rung
da diết Celine Dion (*)

Anh xa em, lội ngược thời gian
giăng mắc
ngày hai bình minh dậy
hai hoàng hôn…
em là người gieo cấy
hẹn hò, anh gặt hái cuối ngày (**)

Khoảng cách xa
thu gãy
lệch nhau hoài
Em với anh làm thợ xây vĩ đại
Gạch vữa ngôn từ
sắc màu thu
những bài ca
trở lại
nối thiên thần mưa, mảnh gió, cập kênh thu
   Hà Linh
..........................................................
(*) Trong ca khúc The power of love
(**) Thời gian Stockholm chậm so với Hà Nội 5 tiếng

Thu Stockholm
nặng hơn thu Hà Nội.
Thường bắt gặp mùa thu nhẹ nhàng trong thơ văn, bỗng giật mình vì từ “nặng” của mùa thu Hà Nội mà nhà thơ Hà Linh mang theo tới đất nước Thuỵ Điển xinh đẹp trong một chuyến công du của mình. Người Hà Nội đi xa mang theo cả mưa ngâu thì Hà Linh ơi sao chẳng nặng lòng?

Ta không đọc được vần điệu trong bài thơ mặc dù ngôn từ rất mềm mại và dịu dàng. 

Tim chợt rung
da diết Celine Dion (*)
Người đọc nếu không đọc kỹ rất dễ bỏ qua một bài thơ viết theo kiểu hiện đại này. Nhưng chính cái trúc trắc đã níu kéo người đọc, đọc lại. Thơ là tiếng nói của lòng mình, thì vần điệu nào có thể khi chính lòng mình đang trúc trắc đây? 

ngày hai bình minh dậy
hai hoàng hôn…
Một tứ thơ lạ của Hà Linh về sự lệch múi giờ trên trái đất. Có lẽ ai đã từng đi xa Hà Nội và vội vã trở về với Hà Nội mới hiểu được điều này. Xa xôi 1/5 vòng trái đất, Hà Nội khi bình minh thức dậy cũng là lúc anh tỉnh giấc nhớ về em. Giấc ngủ mộng mị cùng với em và Hà Nội cho đến khi bình minh của mùa thu rực vàng trên đất bạn. Thu Hà Nội với hương cốm thơm lừng tràn vào trong từng ngõ phố trên chiếc xe đạp của các chị các mẹ bán hàng rong. Một mùi hương không nơi nào có được trên thế gian này. 

hai hoàng hôn…
em là người gieo cấy
hẹn hò, anh gặt hái cuối ngày (**)
Hoàng hôn về là lúc để người ta nhớ và mong, cái khoảnh khắc của cuối ngày. Những Hall café, Đắng, Thủy Tạ hoặc những quán nhỏ ven hồ, nơi anh và em cùng bên nhau nhìn tách cà phê đắng, từng giọt từng giọt rơi…

Người đi xa mang theo cả bình mình và hoàng hôn quê nhà đến một xứ sở khác và bảo sao giăng mắc quá thu ơi!

Tôi đã từng cảm nhận về mùa thu Hà Nội: “Chiều buông chậm dường như ai rất vội, nắng vàng vương lá sấu phủ kín đường... ta nghe bước đời đi bằng lặng... hương cốm nồng nàn mê dại, chuối vàng ươm.” (Thu Hà Nội).

Hiếm có nơi nào có mùa thu đẹp thế, đẹp từ tinh khôi buổi sáng đến chiều muộn hoàng hôn. Không có cái đẹp lộng lẫy của mùa thu vàng nước Nga, không có vẻ yên bình của mùa thu nước Úc, thu Hà Nội đẹp bởi “hoa sữa thơm chi lạ”, bởi những biệt thự cổ rêu phong ẩn mình trong những hàng cây xanh mát tự thuở nào.

Hà Nội với những phố cổ lô nhô, quán nhỏ ngõ nhỏ ven đường đặt bên cạnh một thủ đô của châu Âu diễm lệ sao vẫn hút người ta đến thế? Chỉ có tình yêu mới lý giải nổi mà thôi. Chỉ có người yêu Hà Nội mới lý giải nổi mà thôi.

Có lần bạn đã nói rất bâng quơ: “Nếu một ngày Hà Nội thiếu bước chân em thì sẽ thế nào nhỉ”? Bật cười với ý nghĩ ngộ nghĩnh đó vì hai đứa ở những nơi khác nhau của thành phố này, thì xa hay gần có nghĩa gì đâu. Vậy mà có đấy, thì ra xa hay gần chỉ là ảo giác về khoảng cách. Dù không ở ngay bên cạnh bạn, nhưng ta vẫn cảm nhận được bạn ở đâu đó rất gần ta, tiếng nói của bạn, hơi thở của bạn vẫn đâu đó trong thành phố này. Dẫu California, dẫu Stockholm hoa lệ thì người đi xa vẫn muốn trở về.

Đọc Thu xa của Hà Linh, bỗng muốn đặt mình là em trong bài thơ. Người đi ơi, giữa thu vàng ở xứ sở thần tiên ấy, hãy một lần ngoảnh lại phía sau anh. Cả một trời vàng thu lá rụng như ánh mắt của phương trời thương nhớ, xào xạc câu: “anh hãy trở về” để:

sắc màu thu
những bài ca
trở lại
nối thiên thần mưa, mảnh gió, cập kênh thu!  

Gấp lại bài thơ Thu xa của nhà thơ Hà Linh trong một ngày thu Hà Nội tháng Mười - mùa thu năm xưa cha ông ta đã từng đổ máu để giành lại mảnh đất rồng thiêng này. Câu chuyện về một người lính Hà Nội đã mang theo một cục đất ven sông Hồng trong ba lô suốt cuộc chiến tranh 9 năm trời để trở về giải phóng Thủ đô trong niềm vui vỡ òa vẫn làm tôi rưng rưng mãi. Và bởi thế thu Hà Nội như một miền cổ tích để ai đó đi xa khắc khoải cuộc về. Cũng như nhà thơ Hà Linh, tình yêu Hà Nội trong tôi là mùa thu vàng nắng, là lao xao liễu rủ mặt hồ Gươm, là tháp Rùa ngàn năm huyền bí. Tôi chợt hiểu sao thu Hà Nội mãi là huyền thoại một tình yêu. 
(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khai mạc triển lãm "Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ”
    Sáng 17/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Tấm lòng của hoạ sĩ Việt kiều với Bác Hồ”. Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Hội Thái Việt tại tỉnh Nakhon Phanom Thái Lan phối hợp tổ chức nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 – 19/5/2024.
  • Mai nở vì ai
    Từ Huệ Phần (hội viên Hội nhà văn Thượng Hải, Ban Thường trực Trung Quốc Vi hình Tiểu thuyết Học hội) là một nhà văn đương đại Trung Quốc chuyên sáng tác truyện ngắn mini và tản văn. Nhiều tác phẩm của bà được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn và các tập tinh tuyển toàn quốc hằng năm. Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu một truyện ngắn của bà qua bản dịch của dịch giả Châu Hải Đường.
  • “Âm vang Việt Nam” hào hùng qua từng khúc hát
    Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tối 16/5 tại Không gian biểu diễn Nghệ thuật - Ẩm thực đường phố quận Tây Hồ tiếp tục diễn ra Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu Thanh niên xung phong (TNXP) Hà Nội 2024” (cụm 2), với những phần trình diễn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người dân Thủ đô.
  • Bà Nguyễn Thị Minh Hiền trúng cử Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam quận Đống Đa khóa XVII, nhiệm kỳ 2024-2029.
    Đại hội đại biểu Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Đống Đa khóa XVII diễn ra thành công tốt đẹp với kết quả đã hiệp thương cử 65 ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam quận; hiệp thương cử Ban Thường trực gồm 5 ông bà và cử bà Nguyễn Thị Minh Hiền giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận khóa XVII, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội hiệp thương chọn cử 9 đại biểu chính thức đi dự Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP khóa XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029.
  • Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tại huyện Mê Linh
    Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, ngày 16/5, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên lão thành tại huyện Mê Linh.
Đừng bỏ lỡ
Thu Hà Nội Huyền thoại một tình yêu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO