Đời sống văn hóa

Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu

Hà Oai 16/05/2024 20:09

Tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) trong Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.

443819906_1542169013309904_7321958130199374046_n.jpg
Lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).

Trong khuôn khổ Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2024, UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) tổ chức tái hiện trích đoạn sân khấu hóa lễ hội Tấc Ka Coong của đồng bào Cơ Tu.

Lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu diễn ra tại không gian Quảng trường A Lưới vào ngày 16/5 bao gồm các bước như Choh cọ (chôn cây nêu), Tong Ti rị (lễ buộc trâu), Chươt Ti rị (đâm trâu) và cúng lễ hội Tấc Ka Coong (cúng thần núi) do các già làng, nghệ nhân xã Hồng Hạ, Lâm Đớt và đội nghệ thuật quần chúng huyện A Lưới trình diễn.

Trước khi diễn ra Lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi, người dân làng phải trải qua 6 bước chuẩn bị gồm họp bàn lần thứ nhất, lễ tẩy rửa, lễ cúng sạch (già làng cùng trưởng các dòng họ dâng mâm cỗ sạch cho thần linh thưởng thức), họp bàn lần 2, làm cột nêu và lễ xin đất (xin thần làng cho phép sử dụng khoảng đất tại sân chung của làng để chôn cây nêu, chuẩn bị cho lễ hội). Mở đầu lễ hội là lễ chôn cây nêu, các vị già làng cùng các trưởng họ tộc cùng chôn cây nêu và cùng ước nguyện. Cây nêu là biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết của người dân trong làng, là biểu tượng của lễ hội, cầu nối giữa làng bản và các vị thần linh.

Lễ chôn cây nêu cũng là thông điệp cho khách qua đường đến với lễ hội và cầu mong cây nêu luôn vững chãi, không nghiêng ngả, gãy đổ cho lễ hội được thành công tốt đẹp.

Sau đó, nghi thức dâng mâm cỗ cúng cho các vị thần linh, các vị già làng tuyển chọn những cô gái, chàng trai Cơ Tu đẹp người, có tâm hồn thánh thiện, trong sáng để tiến hành nghi thức dâng mâm cỗ trong lễ hội Tấc Ka Coong với các món ăn được chế biến từ những phần ngon nhất của các vật tế, trâu, bò, dê, heo, gà... cùng các món bánh được làm từ những hạt nếp nương dẻo thơm. Sau khi mời thần, dân làng thực hiện nghi thức tạ ơn các vị thần đã ban cho làng bản người Cơ Tu cuộc sống bình yên, no đủ và cho con cháu trưởng thành nên người.

Xuyên suốt lễ hội từ đầu đến cuối là tiếng chiêng, nhịp trống rộn ràng, nhịp nhàng và uyển chuyển tạo nên không khí lễ hội sôi động.

436259762_1542169223309883_8661734574002778272_n.jpg
Trình diễn tại lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới.

Theo già làng Hồ Văn Sáp (87 tuổi, trú xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, cho biết, lễ hội là dịp người dân Cơ Tu cúng tạ ơn thần núi, rừng, sông, suối trong phạm vi làng cai quản đã ban tặng cho con, cháu của làng bản người Cơ Tu có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sung túc đủ đầy, mùa màng bội thu, sức khỏe bình an. Đồng thời, mong muốn con cháu thế hệ sau tiếp tục duy trì truyền thống mà ông, cha để lại.

Theo ban tổ chức, người dân Cơ Tu huyện A Lưới vẫn còn lưu truyền, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của chính dân tộc mình. Lễ hội Tấc Ka Coong chính là tinh hoa văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc giữa con người với ngọn núi, cánh rừng, con sông, dòng suối. Đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới sinh sống tập trung ở các xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, Lâm Đớt và số ít ở xã Hồng Thượng, Phú Vinh. Dân tộc Cơ Tu ở huyện A Lưới có trên 10 lễ hội truyền thống và luôn được duy trì, phát huy./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo lễ hội Tấc Ka Coong - Cúng thần núi của đồng bào Cơ Tu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO