Nhịp sống Hà Nội

Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô

PV 01/05/2024 19:38

Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.

Phố Từ Hoa – nơi gom góp sự bình yên và mộc mạc của Hà Thành

q0(1).jpg
Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.

Phố Từ Hoa (phường Quảng An, quận Tây Hồ) có khoảng 30 chiếc cổng vòm kề nhau tạo nên lối kiến trúc độc đáo gây ấn tượng cho người lần đầu đến thăm nơi đây. Ngách 5/1 nằm gần chùa Kim Liên có chiều rộng khoảng 2m, dài gần 100 m nhưng lại là con ngõ mang vẻ độc đáo hiếm có ở Hà Nội khi hầu hết hộ dân ở đây đều xây cổng mái vòm.

q7(1).jpg
Phố Từ Hoa - bình yên và hoài niệm về những kí ức xưa của người Hà Thành.

Với những bức tường màu gạch cũ kỹ đã nhuốm màu rêu phong nơi phố Từ Hoa sẽ làm ta cảm thấy bình yên và hoài niệm về những kí ức xưa của người Hà Thành, tuy nhiên nơi đây gây ấn tượng hơn với dàn cây leo xanh mướt bao trùm cả nửa bức tường, phảng phất hương thơm tươi ngọt của cỏ cây và điểm tô phía xa xa là những lá cờ tổ quốc, tựa như một góc quay đầy nghệ thuật trong các bộ phim giải phóng Thủ đô, khiến ai bước đến phải xiêu lòng.

q13(1).jpg
Tường được làm bằng gạch để trần tạo nên nét cổ kính, mộc mạc cho con ngõ.

“Mộc mạc” và “bình yên” có thể nói là 2 từ miêu tả chính xác nhất về con phố này, nó như muốn thu hết vẻ bình yên, nồng nàn của Hà Nội và những gì độc đáo nhất của hồ Tây vào trong lòng, để rồi ai cũng muốn một lần trong đời được dừng chân tại đây ngắm nhìn thời gian chậm rãi trôi qua góc phố và lưu giữ những dấu ấn đẹp nhất của thanh xuân.

q1(2).jpg
Gần 20 chiếc cổng mái vòm liền kề nhau tạo nên sự "đồng nhất" hiếm có cho nơi này.

Giống như hồ Tây, phố Từ Hoa cũng đẹp ở mọi khoảnh khắc, mọi góc độ và ở mọi thời điểm trong ngày. Khi bình minh lên, chiếu những tia nắng vàng xuyên qua khe cửa, nhẹ nhàng vuốt ve từng chiếc lá, trong từng bông hoa hẻm tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ đến lạ.

q2(1).jpg
Những chiếc cổng được sơn màu tùy thích của gia chủ, có đỏ, nâu và cả xanh nhưng màu nâu sẽ chiếm phần lớn. Tại đây, người dân còn bài trí trên những lá cờ Tổ quốc khiến cho con ngõ nhỏ trở nên lung linh, bắt mắt hơn.
q6(1).jpg
Bạn trẻ Vũ Thị Khuyên ( 24 tuổi, Hải Dương) chọn phố Từ Hoa là địa điểm check in cho dịp ghé thăm thủ đô dịp 30/4-1/5.

Những chiếc cổng nơi đây được sơn màu tùy thích của gia chủ có đỏ nâu và xanh nhưng màu nâu sẽ chiếm phần lớn. Tại đây người dân còn bài trí treo những lá cờ tổ quốc khiến con ngõ nhỏ rực rỡ sắc màu, các tường gạch đa phần để trần không trát vữa điểm xuyết bằng dây leo, tất cả tạo nên lối kiến trúc mộc mạc cho con phố nhỏ.

q10(1).jpg
Cổng được làm từ gỗ theo lối kiến trúc xưa cách điệu đan xen lối thiết kế hiện đại.

Theo bà Đồng Thị Hoà (cư dân ngách 5/1 phố Từ Hoa) cho biết cổng vòm được gia đình xây từ năm 1991, được xây từ viên gạch đỏ, bằng vật liệu đơn giản từ xỉ của than đá Bát Tràng đúc lên những viên gạch chắc bền. Các hộ gia đình bảo nhau xây và gìn giữ nét độc đáo của con phố.

q8(1).jpg
Các tường gạch đa phần để trần không trát vữa, điểm xuyết bằng dây leo. Tất cả tạo nên lối kiến trúc mộc mạc cho con ngõ nhỏ.

Theo kiến trúc sư Đoàn Tú - Công ty Kiến trúc Tây Hồ chia sẻ: Đến nơi đây, cảm nhận một điều rất trân quý của cuộc sống là trở về thời thơ ấu, những con ngõ nhỏ với cổng làng, cổng nhà đầy kỉ niệm.

q4(1).jpg
Hoài niệm về con ngõ nhỏ.

Mặc dù vật liệu rất bình thường nhưng cách mọi người đồng lòng tạo nên sự đồng bộ, tôn trọng giá trị cổ xưa, giá trị kiến trúc truyền thống nên được bảo tồn và phát huy trong giá trị truyền thống. Đi ngược với xu hướng đô thị hoá bên ngoài, ngay giữa ồn ào phố xá, các hộ dân cư đã kết nối lại với nhau tạo nên không gian xanh, đủ rộng, đủ yên bình để cảm nhận sự yên tĩnh hiếm hoi trong không gian đô thị, KTS Đoàn Tú bộc bạch.

q5(1).jpg
Bà Bùi Thị Lý (83 tuổi - phường Quỳnh Lôi, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cựu thanh niên xung phong cùng con gái trải nghiệm không gian đáng sống giữa lòng Thủ đô.

So với một thành phố phồn hoa và vô cùng đông đúc như Hà Nội thì con phố này chính là minh chứng cho nét đẹp rất riêng của Hà Nội. Đó là những con ngõ nhỏ, những lối riêng chứa đầy mùi thơm của cây cỏ trong lòng thành phố. Hơn hết, phố phường Hà Nội giống với bản chất của người Hà Thành. Dẫu ngoài kia có tấp nập xô bồ tới đâu thì bên trong lòng họ vẫn nồng nàn tình yêu thương và sự yên bình trên mảnh đất ngàn năm văn hiến.

Bảo tồn và gìn giữ nét đẹp di sản hồ Tây

Cùng với Hoàn Kiếm, Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, mang đậm dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa; quan điểm là bằng mọi giá phải lưu giữ, bảo tồn và phát huy toàn diện những tiềm năng, giá trị của hồ Tây.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng - Bí thư Thành uỷ Hà Nội

q14(1).jpg
Chùa Kim Liên được ví như Bông sen vàng trên mặt nước hồ Tây.

Từ lâu, hồ Tây đã là thắng cảnh bậc nhất của Hà Nội. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và nhiều di tích nổi tiếng; trong đó khu vực phía Tây Bắc hồ có không gian đẹp hơn so với phần còn lại. Khu vực này ít dân cư, lưu lượng giao thông thưa hơn; có những bán đảo nhô ra hồ Tây như bán đảo Yên Phụ, Nghi Tàm, Quảng Bá...


q12(1).jpg
Du khách thích thú check in.

Trong đó kể đến là con phố Từ Hoa, nằm cạnh chùa Kim Liên ngôi chùa được ví là bông sen vàng trên mặt nước hồ Tây. Nơi đây gần đây được người dân Hà Nội biết đến với con phố Từ Hoa rực rỡ cờ đỏ sao vàng, thấp thoảng những bông hoa điểm xuyết trên nền tường gạch đỏ với những cổng vòm hoài cổ. Tạo nên nét đẹp độc đáo cho du khách tham quan, trải nghiệm và check in.

q11(1).jpg
Vẻ trầm mặc và đầy hoài cổ tạo nên kiến trúc độc đáo cho phố Từ Hoa.

Để gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hoá của người dân Thủ đô, cư dân nơi đây đã đồng lòng cùng nhau xây dựng và gìn giữ con phố Từ Hoa đầy sắc màu và hoài cổ. Nhờ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, cư dân nơi đây được sống trong không gian đẹp về cảnh sắc, tĩnh lặng và yên bình.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng quy hoạch phát triển hồ Tây, trong đó có Quy hoạch khu vực trục không gian trung tâm Quảng An phải tiếp cận được tổng thể, thấy được mục tiêu phát huy, khai thác giá trị văn hóa rất phong phú, rất đa năng của khu vực này.

Khu vực hồ Tây được đánh giá có rất nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt khu vực phường Quảng An với vị trí trung tâm, tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa mang đặc trưng bản sắc Thăng Long – Hà Nội nếu được khai thác, phát triển hợp lý sẽ mang lại giá trị to lớn về du lịch và văn hóa cho Thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tây Hồ đã sẵn sàng cho lễ hội Sen Hà Nội 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ khai mạc tối nay, 12/7. Công tác chuẩn bị cho sự kiện đang được gấp rút hoàn thành để chào đón du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức.
  • Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường qua các sản phẩm nghệ thuật từ vật liệu tái chế
    Nhằm tạo một sân chơi an toàn, bổ ích cho các em nhỏ trong dịp hè, Thư viện yêu thương (phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động thu hút các bạn nhỏ tham gia. Chủ đề của các hoạt động tập trung vào xây dựng văn hóa đọc, khơi dậy tình yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,…
  • “Suất ăn 0 đồng”: Hoạt động nhân văn, ý nghĩa tiếp sức mùa thi
    Nằm trong chuỗi các hoạt động tiếp sức cho thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Trung Giã phối hợp với các cá nhân, hộ gia đình tại Phố Nỷ (xã Trung giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) tổ chức hàng trăm “suất ăn 0 đồng” phục vụ thí sinh, người nhà và các thành viên tham gia công tác tình nguyện phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi trường THPT Trung Giã.
  • Thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội tự tin có điểm cao với môn thi Ngữ văn
    Buổi thi Tốt nghiệp THPT năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội sáng 27/6 đã diễn ra an toàn, các thí sinh thể hiện sự tự tin và quyết tâm cao để có kết quả tốt nhất với “chướng ngại vật” đầu tiên là môn thi Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút).
  • Nhộn nhịp mùa sen Tây Hồ
    Những ngày tháng 6 Hà Nội liên tục đón những đợt nóng gay gắt nhưng không khí nhộn nhịp tại những đầm sen ở quanh khu vực Thung lũng hoa hồ Tây (quận Tây Hồ) vẫn không hề bị ảnh hưởng. Hàng trăm lượt du khách tìm đến chụp ảnh mỗi ngày đã tạo nên một bầu không khí vô cùng ấn tượng.
  • Cuộc thi video clip “Khám phá - Check in Đan Phượng”
    Nội dung của video clip giới thiệu những nét đặc sắc về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, du lịch, lễ hội và môi trường sống, vùng đất, con người của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình; giới thiệu mô hình, điểm check-in của thôn, tổ dân phố, cụm dân cư mình... ở huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO