Hà Nội

Lấy người dân, hệ sinh thái hồ Tây, các yếu tố lịch sử, di sản để tạo nét văn hóa đặc trưng, khác biệt của Tây Hồ

T. Trang 04/04/2024 07:51

Ngày 3/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đã có buổi làm việc với quận Tây Hồ về Đề án quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận.

th1.jpg
Đồng chí Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND quận kiêm Trưởng ban Quản lý Hồ Tây trình bày dự thảo Đề án.

Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Trưởng Ban Quản lý hồ Tây Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, đề án “Quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận” đã xác định 3 tiêu chí cốt lõi, quan trọng, khi xây dựng và triển khai gồm: phạm vi nghiên cứu bao gồm nhưng không giới hạn các vấn đề liên quan mật thiết giữa giá trị của hồ Tây với quận Tây Hồ, với thành phố Hà Nội nói riêng và với Việt Nam nói chung. Đó là, phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và quan trọng là định hướng Quy hoạch các chức năng không gian.

Lấy người dân - hệ sinh thái tự nhiên của hồ Tây - các yếu tố lịch sử, di sản làm trọng tâm cho mọi hoạt động để tạo ra yếu tố văn hóa đặc trưng, khác biệt của hồ Tây trong quá trình phát triển, dịch chuyển hồ Tây trở thành trung tâm mới của Thủ đô Hà Nội; huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia triển khai thông qua tính kết nối giá trị và tính thực tiễn, giữa cơ quan quản lý Nhà nước với người dân và đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước, quốc tế.

Cùng với đó, đề án phải đảm bảo khả năng tiếp cận với mặt nước của người dân - du khách từ mọi hướng theo định hướng TOD - lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị; tăng cường khả năng thưởng lãm hồ Tây và tận hưởng lợi ích từ mặt nước; quy hoạch cần lan tỏa giá trị của hồ Tây với phân vùng tiểu đô thị phù hợp; xây dựng hồ Tây - Trung tâm hành chính, văn hóa, du lịch mới của Hà Nội kết nối toàn bộ các trục quy hoạch không gian quan trọng, tầm nhìn 2050; quy hoạch bền vững với hệ sinh thái hồ Tây là trọng tâm.

Từ những điều kiện trên, quận Tây Hồ đề xuất nghiên cứu định hướng Quy hoạch phân toàn bộ địa giới hành chính quận Tây Hồ lấy hồ Tây làm trung tâm thành 5 tiểu vùng với các đặc điểm phù hợp với điều kiện tự nhiên, các thế mạnh nổi trội và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội gồm: tiểu vùng kinh tế cộng đồng và du lịch sáng tạo; đô thị động lực văn hóa và tâm linh; đô thị kết nối trung tâm Thủ đô; kinh tế đô thị và du lịch tâm linh; trung tâm tài chính - hành chính mới.

th6.jpeg
Quy hoạch, quản lý, bảo tồn, khai thác phát huy giá trị của hồ Tây và vùng phụ cận.

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc đánh giá cao những đề xuất của đơn vị tư vấn, quận Tây Hồ đã đưa ra trong việc nâng tầm, phát huy giá trị hồ Tây như: hệ thống Bát Cảnh; cầu đi bộ qua hồ Tây từ khu vực Văn Cao vào bán đảo Quảng An…

Tuy nhiên, đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc cho biết, cần phải mở rộng khu vực vùng phụ cận, bởi hiện nay vùng phụ cận mới dừng đến những vùng trên địa bàn quận, chưa tính đến những tác động đối với các quận xung quanh, đơn cử là quận Ba Đình.

th7.jpeg
Đại biểu các sở, ngành tham dự buổi làm việc.

Trong khi đó, đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho rằng, hồ Tây không chỉ là trung tâm mới của thành phố, đây còn là khu vực kết nối, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các khu vực xung quanh. Do đó, quận Tây Hồ cần có những biện pháp giám sát chiều cao các công trình xây dựng trong khu vực; tăng cường chỉnh trang đô thị; tổ chức giao thông… để đảm bảo cảnh quan, mỹ quan đô thị, phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, khách du lịch.

th8.jpeg
Đồng chí Nguyễn Đình Khuyến, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ làm rõ thêm những nội dung liên quan đến việc triển khai Đề án.

Đồng quan điểm trên, đại diện Viên Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội cho hay, hồ Tây có 2 giá trí lớn nhất là hồ nước ngọt lớn nhất Thủ đô; nơi tập trung các giá trị văn hoá đậm đặc… Do đó, khi triển khai đề án cần làm rõ hơn, cụ thể hơn về nội dung phát triển gắn với bảo tồn phát triển văn hoá; nghiên cứu và bổ sung những luận cứ để luận giải các vấn đề liên quan đến các hạng mục nhằm phát triển hồ Tây, theo quy định của Luật Thủ đô.

Về vấn đề này, đại diện Sở giao thông vận tải Hà Nội đồng tình với đề xuất của quận Tây Hồ về việc khẩn trương thực hiện các dự án điểm đỗ xe trên địa bàn nói chung và khu vực quanh hồ Tây nói riêng. Theo Sở GTVT, hiện nay, việc kêu gọi xã hội hoá xây dựng các bãi đỗ xe gặp không ít khó khăn. Do đó, đề nghị quận đề xuất sử dụng ngân sách Nhà nước để thực hiện các bãi đỗ xe nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong khu vực.

th2.jpg
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu kết luận.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn đánh giá cao quyết tâm và những đóng góp, đề xuất của đơn vị tư vấn, quận Tây Hồ trong việc xây dựng đề án bảo tồn và phát triển giá trị của hồ Tây. Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu đơn vị tư vấn, quận Tây Hồ tổng hợp, lắng nghe ý kiến đóng góp của các sở, ban, ngành để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tính khả thi của dự án, sự đồng thuận của Nhân dân.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn, hiện nay, quận Tây Hồ đã có quy H2-1 khu vực phía Tây quận, đường Vành đai 2; Quy hoạch sông Hồng tại khu vực phía Đông của quận… Do đó, đề án quy hoạch phát triển hồ Tây cần được tích hợp chung vào quy hoạch chung của thành phố để tạo điều kiện tốt nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của hồ Tây.

Cùng với đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị đơn vị tư vấn, quận Tây Hồ bổ sung các hạng mục phát triển hạ tầng, bảo vệ môi trường, lấy ý kiến của nhiều chuyên gia trong việc xây dựng đề án. Nghiên cứu mở rộng các ý kiến của sở, ngành, đặc biệt là việc mở rộng khu vực phụ cận của đề án, đặc biệt là các trục phát triển kinh tế - xã hội, các tiểu vùng phát triển. Trong đó, nên xem xét đưa khu vực hồ Trúc Bạch vào khu vực vùng phụ cận.

Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, đề án đặt mục tiêu xây dựng quận Tây Hồ sẽ trở thành trung tâm mới với định hướng phát triển trở thành “Thành phố Công viên Quốc gia”. Song, đây là một khái niệm khá mơ hồ, các đơn vị chức năng cần xem xét lại. Trong đó cần lưu ý trong việc xác lập các khu vực vườn hoa, công viên, không gian mở, đặc biệt là khu vực chuyển tiếp từ mặt nước lên bờ… để tạo điểm nhấn, thu hút người dân, khách du lịch đến với hồ Tây, đến với quận Tây Hồ.

thh5.jpeg
Đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận uỷ Tây Hồ phát biểu tại buổi làm việc.

Tiếp thu ý kiến của đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP, đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Bí thư Quận uỷ Tây Hồ khẳng định, buổi làm việc hôm nay và những định hướng của lãnh đạo TP giúp quận hình dung được những việc phải làm, định hình cụ thể công việc trong thời gian tới để tham vấn chuyên gia trong quá trình trả lại giá trị vốn có của hồ Tây./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Lấy người dân, hệ sinh thái hồ Tây, các yếu tố lịch sử, di sản để tạo nét văn hóa đặc trưng, khác biệt của Tây Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO