Đời sống văn hóa

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: 50 đội thuyền trong và ngoài nước dự Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024

Quỳnh Chi 16/05/2024 20:08

UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Thành phố Hà Nội và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) sẽ tổ chức Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.

Đây là hoạt động thể thao thiết thực tạo không khí khấn khởi cho Nhân dân Thủ đô chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời gìn giữ môn thể thao thuyền truyền thống, duy trì sự kiện thể thao dưới nước tiêu biểu hằng năm của Thành phố Hà Nội. Thông qua sự kiện, Ban tổ chức đẩy mạnh quảng bá truyền thống văn hóa, lịch sử, văn hiến, Thủ đô anh hùng, hình ảnh Thành phố vì hòa bình; thúc đẩy phát triển du lịch của Thành phố.

boi-chai-3.jpg
Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực tạo không khí phấn khởi cho Nhân dân Thủ đô chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. (Ảnh tư liệu).

Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 còn góp phần thúc đẩy việc phát triển phong trào tập luyện và thi đấu môn thuyền rồng trong các tầng lớp Nhân dân của Thủ đô và cả nước; tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, đoàn kết giữa các cộng đồng, tổ chức trong và ngoài nước. Nâng cao năng lực tổ chức, công tác điều hành thi đấu của cán bộ, trọng tài trong việc tổ chức các giải thể thao quốc gia, quốc tế của Hà Nội.

Theo Kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 dự kiến diễn ra vào ngày 12 - 13/10/2024 (thứ Bảy và Chủ nhật) tại khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng, mặt nước hồ Tây, trục đường Thanh Niên (phố Nguyễn Đình Thi, quận Tây Hồ).

Đối tượng tham gia Giải gồm các đội thuyền rồng quốc tế, các đội thuyền rồng các Hãng hàng không là đối tác của Vietnam Airlines (Ban Tổ chức mời), thi đấu ở cự ly 500m (quay vòng ở mốc 250m) với loại thuyền 10 tay chèo (hỗn hợp nam - nữ). Nội dung thuyền rồng các tỉnh, thành phố trên toàn quốc (vận động viên chuyên nghiệp), thi đấu ở cự ly 500m (quay vòng ở mốc 250m) với loại thuyền 10 tay chèo (hỗn hợp nam - nữ).

Các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Hội Cựu sinh viên quốc tế có phong trào tập luyện thuyền rồng đang làm việc và học tập tại Hà Nội thi đấu ở cự ly 500m (quay vòng ở mốc 250m) với loại thuyền 10 tay chèo (hỗn hợp nam - nữ). Các đội thuyền của Câu lạc bộ, tổ chức, doanh nghiệp, các trường đại học trên địa bàn Thành phố thi đấu ở cự ly 500m (quay vòng ở mốc 250m) với loại thuyền 10 tay chèo (hỗn hợp nam - nữ). Các đội thuyền của quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố thi đấu ở cự ly 500m (quay vòng ở mốc 250m) với loại thuyền 10 tay chèo thuyền nam và thuyền 10 tay chèo thuyền nữ.

boi-chai.jpg
Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng diễn ra hằng năm luôn nhận được sự quan tâm, cổ vũ của người dân Thủ đô cũng như du khách quốc tế. (Ảnh tư liệu).

Lực lượng vận động viên, huấn luyện viên tham gia Giải dự kiến khoảng 800 người của 50 đội thuyền. Trong đó, nội dung thuyền rồng các đội quốc tế (dự kiến 6 quốc gia); thuyền rồng các tỉnh, thành phố trên toàn quốc (dự kiến 10 tỉnh, thành); nội dung thuyền các tổ chức quốc tế, đại sứ quán, hội cựu sinh viên quốc tế (dự kiến 8 đơn vị); nội dung thuyền của các Câu lạc bộ, tổ chức, doanh nghiệp, các trường Đại học trên địa bàn Thành phố (dự kiến 16 đơn vị) và nội dung thuyền các quận huyện, thị xã thuộc Thành phố Hà Nội dự kiến 8 - 10 đơn vị tham dự.

Ban tổ chức sẽ áp dụng Luật Thi đấu Thuyền rồng do Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), quy định của Điều lệ và các nội dung khác do Ban Tổ chức quy định.
Về Giải thưởng, Ban tổ chức sẽ trao cờ lưu niệm, hoa cho các đoàn tham dự. Trao huy chương, cờ giải, hoa cho đội Nhất, Nhì, Ba các nội dung thi đấu và thưởng tiền mặt, quà cho đội Nhất, Nhì, Ba các nội dung đua chính thức theo quy định.

Để Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 thành công, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND quận Tây Hồ phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, Ban Truyền thông (Vietnam Airlines), Câu lạc bộ Đua thuyền Hồ Tây bố trí địa điểm tổ chức thi đấu tại khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng và mặt nước hồ Tây trục đường Thanh Niên - Nguyễn Đình Thi phục vụ lắp đặt sân khấu, đường đua, cầu tàu, nhà bạt cho các đoàn vận động viên, trọng tài và khu vực phục vụ hậu cần.

Quận Tây Hồ phối hợp với các Sở, ngành Thành phố đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, cứu hộ cứu nạn và vệ sinh môi trường tại địa điểm tổ chức Giải (khu vực trên bờ và dưới mặt nước); hướng dẫn sắp xếp các phương tiện về tham dự Giải đúng nơi quy định; bố trí địa điểm trông giữ xe trong thời gian giải diễn ra. Tổ chức trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa, đặc sản ẩm thực của quận Tây Hồ và các địa phương của Hà Nội quanh khu vực Vườn hoa Lý Tự Trọng phục vụ người dân, du khách trong nước, quốc tế.

UBND các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội xây dựng kế hoạch gìn giữ và phát triển môn thuyền rồng truyền thống tại các địa phương. Cùng đó thành lập, cử đội thuyền rồng quận, huyện tích cực tập luyện và tham gia thi đấu giải đua thuyền Thành phố trong dịp đặc biệt, hưởng ứng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2024./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: 50 đội thuyền trong và ngoài nước dự Giải bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO