Phố cổ và những bờ tường trông sáng - tối

Nguyễn Trần Thanh Trúc| 09/11/2022 09:21

1. Va vào đây, một chớm thu Chuyến bay đầu ngày từ TPHCM đặt bánh xuống Nội Bài lúc ngoài trời vừa hửng nắng. Trong chiếc blazer kẻ sọc, sương lạnh chợt co ro bên ngoài lớp vải dày, ướp vài ba cái hít hà đỏ mũi trong lòng kẻ mộ khách.

ha-noi-hoa-si-phong-hoang-ava.jpg
Ảnh minh hoạ: Phong Hoàng

Đón xe qua phố cổ trong cái háo hức như thể sắp gặp lại người bạn cũ, tim tôi chợt rộn ràng nhanh hơn cả tốc độ vụt qua của cảnh vật bên ngoài cửa kính. Những con đường rộng rãi nối liền trục chính, rồi từ vô vàn ngã rẽ lại vẽ ra biết bao lối nhỏ vào đời thân thương mà ai đến đây lần đầu cũng đều khắc sâu ấn tượng.

Tôi hay gọi phố cổ là nơi mà người ta gặp nhau bằng cái chạm mặt gần gũi, là nơi hiếm thấy xe hơi 7 chỗ, nhưng độ rộng con đường lại tỉ lệ nghịch với chiều sâu của văn hóa Tràng An. Phố cổ cứ ẩn u trong cái chậm rãi của dòng chảy thời đại, làm mình bất giác thay đổi cái thênh thang vốn có, tự nguyện nép lại trong những con đường nhỏ mà mỗi ô gạch là hằng hà câu chuyện kí ức.

Tôi đến đây lần đầu khi xúc cảm ngây ngô mới vừa chớm nở, tới khi quay lại cũng là lúc mối tình lâu năm đã đặt dấu chấm tròn; dạo quanh một góc phố cổ, ăn tô miến ngan, nhâm nhi ly cà phê trứng, tự nhiên thấy lòng ấm lại chút đỉnh. Tôi và phố cứ đồng điệu trong sự da diết nhớ về cái đã là quá khứ. Khi mùi hoa sữa nồng nàn góc đường, chúng tôi như tìm được người bạn tri âm lâu năm bằng loại ngôn ngữ của sự thấu hiểu.

Phố cổ trầm mặc bên nhịp đời hối hả như từ xưa vẫn thế. Những mảng tường rêu xanh đứng chắn cạnh dãy nhà lụp xụp thấp. Lắm lúc người ta thấy phiền hà bởi suốt ngày lom khom dưới những cánh cửa nhỏ. Thế nhưng, lúa chín cúi đầu, đôi khi cái còn lại từ hành động có vẻ khó khăn này chính là cách trân trọng những giá trị đã qua, để kính cẩn ngắm nhìn những gì đang được tiếp nối.

Phố cổ giao hoà tuyệt đối giữa hai mảng màu có vẻ mâu thuẫn: tĩnh tại và ồn ã. Trong sự trầm lặng, vẫn vọng lên đâu đó âm thanh của sự sống.

Hơi thở nơi đây có lẽ nhờ những quán xá tấp nập mà rộn rã hơn. Hàng quán nép trong mái hiên, lắm nơi đặt vài ba cái bàn nhựa bên ngoài để tiện cho khách. Không hiếm để tìm gặp những quán ăn vài chục năm tuổi, cứ im lìm tồn tại bên lề sự biến thiên thời đại. Trải qua bao cái đổi thay mà mùi vị, cung cách vẫn chẳng gì sai khác, có chăng, là cảnh còn sừng sững mà người ngày xưa cũ đã lạc vào thiên thu mất rồi.

Khác với nhiều người thích sự thanh tao của Hà Nội, mỗi lần đến nơi này tôi lại ghiền ngắm cái hối hả bất chợt trong lòng Thủ đô nghìn năm tuổi. Chọn một quán nhỏ núp hẻm xì xụp tô miến ngan, ghé ngang Tạ Hiện uống vài cốc bia hơi rồi nghe tiếng hô hào cụng ly bàn bên hoặc đắm chìm trong giai điệu của vài ban nhạc đường phố, là cách tôi hòa mình cùng mảnh đất này. Có lẽ, thay vì chỉ cất riêng một nét u tịch độc nhất, thì sự hoà trộn tưởng chừng trái ngược đó lại làm tôi mê đắm hơn, vòng vèo biết bao nơi cũng vẫn muốn quay lại dù chỉ trong một kì nghỉ ngắn ngủi. Hẳn rằng, phố cổ Hà Nội đang chứa điểm giao thoa của quá khứ và hiện tại, là nút chạm kí ức cho tuýp người lỡ cỡ như tôi, nửa sống ở sự xô bồ nửa nhoài lưng hoài niệm nét u trầm chậm rãi.

Dạo quanh những con đường Hà Nội, thấy lòng mình cũng thảnh thơi như cái phất nhẹ của hàng dương liễu cạnh bờ hồ. Thu Hà Nội khác với phương Nam. Nó se sẽ lạnh, trong trẻo nhưng cũng lắm mịt mờ sương. Thứ thời tiết làm người ta chợt muốn tìm ai đó kề cận, muốn sít lại gần giữa cái đất đã vốn chật hẹp. Và cũng bất chợt, muốn yêu thương và được yêu thương.

2. Đứng bên đây, ngó bên kia…

Tôi có dịp ghé phố bích họa Phùng Hưng, trong một chiều lãng đãng quên nhớ. Con phố gần chợ Đồng Xuân và phố Hàng Đậu mang trong mình hơn 20 bức họa trên nền gỗ bằng sơn và Golden Acrylics, khiến bản thân cảm tưởng đang hụt chân té vào cỗ máy thời gian, quay về Hà Nội những ngày xưa cũ với gánh hàng hoa, với tàu điện leng keng, với hằng hà món ngon ngày tết mẹ nấu,...

Những bức tường lạnh băng, khoác lên vài mảng màu kí ức, chợt có hồn đến lạ kì. Tôi đứng bên đây tường, ngó bên kia tường, nhìn từng khoảng trời sáng, tối. Nắng hắt vào đóa hoa trên đôi quang gánh của cô nàng đội nón lá, phủ tối bóng lưng nhễ nhại mồ hôi in trên bờ tường. Nắng nhuộm đỏ ràng pháo đì đùng ngày tết, rồi lại che khuất mặt mũi cậu chàng cầm cờ trong đoàn múa rồng cong cong.

Bờ tường bích họa trông sáng tối ấy cứ như những mảnh ghép đan xiết nhau giữa cái đã qua và cái hiện có, giữa đổi thay và gìn giữ, giữa hòa nhập mà không hòa tan của mảnh đất Thủ đô.

Hẳn là, Hà Nội sẽ chẳng còn là chính nó nếu thiếu đi những mảng màu xen kẽ ấy: mảng màu tối xưa của quá khứ, của những dãy nhà thấp tè lụp xụp; mảng màu sáng tươi của hiện tại, của những cao ốc chọc trời.

Tôi yêu nơi này, cũng chính từ những bờ tường trông ra sáng - tối, như thế.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Trần Thanh Trúc. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Lên chùa ăn giỗ
    Mới sáng, tiết giữa thu sương mù bảng lảng, đã râm ran tiếng người gọi nhau. Tôi lững thững đi, cảm giác thanh mát bao trùm, níu tay một “già” tóc trắng, áo nâu, miệng cười hỉ hả, tôi hỏi “Sớm nay các già đi đâu mà vui thế?”. “Già” dừng lại, miệng vẫn cười hỉ hả “Chúng tôi lên chùa ăn giỗ”. Hơi ngạc nhiên vì xưa nay người ta chỉ nói “Ra đình ăn cỗ hội làng” hay “Đến nhà ông B ăn cỗ giỗ họ” hoặc đơn giản là “Nhà bà C hôm nay kỵ nhật cụ cố” chứ có khi nào nghe nói “Lên chùa ăn giỗ đâu?”.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Thảo luận bàn tròn về Chủng ngừa ở người lớn và Dự phòng bệnh Zona
    Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm GSK Việt Nam (GSK Việt Nam) và các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Thận học, Hô hấp, Nội tiết, Cơ Xương Khớp đã có phiên thảo luận về chủng ngừa ở người lớn và dự phòng bệnh zona.
  • Khởi động chiến dịch "JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết"
    Ngày 21/11, Fumakilla Việt Nam đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Đống Đa tổ chức chiến dịch “JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết” trong việc tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Phố cổ và những bờ tường trông sáng - tối
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO