Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Những người gieo hạt âm thầm

Vũ Thị Thảo 11:54 31/01/2024

Tôi đến Thành ủy Hà Nội học lớp Bồi dưỡng đảng viên mới K48 khi đất trời Hà Nội đã sang thu, khắp phố phường vương đầy hoa sữa. Vượt qua chặng đường ùn tắc và khét lẹt khói bụi, tôi đi học với tâm thế của một cô học trò nhỏ dại đến từ Trường Đại học Dược Hà Nội, vừa hồi hộp vừa vui sướng vì mình có cơ hội học để tâm hồn được lớn lên. Tôi không biết rằng lớp học ấy sẽ thay đổi tôi rất nhiều, từ nhận thức đến hành động, giúp tôi nhận ra chính mình trong tình yêu quê hương đất nước thiết tha.

hanoimoi.com.vn-uploads-images-tuandiep-2020-03-14-_thanh-uy-tc.jpg
Thành uỷ Hà Nội (ảnh: Hà Nội mới)

Từ cổng bước vào Thành ủy Hà Nội, tôi ngạc nhiên với khung cảnh an lành của những hàng cây, những khoảng không rộng lớn và yên bình. Hà Nội xô bồ dường như ở lại sau lưng tôi, chỉ còn lại cỏ cây và bầu trời trong trẻo. Lòng tôi khẽ rung lên những tình cảm đẹp đẽ, tôi có cảm giác thân thương như đang trở về ngôi nhà và khu vườn xanh ngắt ở quê mình. Trước hội trường là cây ngọc lan xòe tán rộng, hương hoa dịu dàng mang lại tâm tình dễ chịu cho mỗi học viên khi bước vào lớp.

Bài học đầu tiên của chúng tôi do cô Trương Thị Dung dạy về Đảng bộ khối. Tôi rất ngỡ ngàng vì lần đầu tiên được nghe những kiến thức về Đảng vô cùng gần gũi, thực tế, dễ hiểu của cô. Cô cũng lồng ghép những ví dụ sinh động và kỷ niệm đáng nhớ của mình khi bước chân vào nghề để chúng tôi hiểu tầm quan trọng của việc hiểu đúng, hiểu sâu, hiểu đến tận cùng những điều về Đảng. Tôi nhìn thấy trong đôi mắt sáng và kiên định của cô lòng nhiệt huyết với nghề, sự say mê của một người gieo hạt cần mẫn. Hết buổi học, gương mặt cô vẫn bừng bừng năng lượng, có lẽ nguồn năng lượng ấy đến từ trái tim nhiệt huyết và ấm áp của cô, khiến bài giảng của cô luôn có lửa. Tôi mong những khóa sau cô Dung tiếp tục giảng dạy để truyền cho nhiều thế hệ trẻ kiến thức đáng quý và bản lĩnh vượt lên trước mọi khó khăn của cô. Tôi cũng nhớ mãi hình ảnh cô khi cô rảo bước ra điểm xe bus để trở về mái ấm riêng của mình. Sau một ngày làm việc nhiều mỏi mệt, cô vẫn rạng rỡ từ trong đáy mắt đến nụ cười. Một người phụ nữ mạnh mẽ nhưng cũng dịu dàng như vậy cứ neo lại trong tâm trí tôi, khiến tôi nghĩ mãi trên chặng đường trở về nhà.

Tôi còn được học cô Phúc An với những bài giảng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Cô giảng về chuyên đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội rất cuốn hút khiến tôi dù hết sức tập trung ghi chép vẫn sợ sẽ bỏ lỡ điều gì. Tôi thấy mình thật nhỏ bé trước những người đồng nghiệp giỏi giang và vô cùng chuyên nghiệp như cô. May mắn cho tôi khi được học cô để tôi học hỏi và bồi đắp thêm kiến thức chuyên ngành cho những bài giảng của mình chỉn chu hơn, sống động hơn. Phương pháp cô An dạy dễ hiểu nên các học viên khác dù không phải những người học chuyên về lý luận chính trị cũng hiểu và chăm chú theo dõi. Cô An rất quan tâm đến học viên, luôn lắng nghe lớp và tương tác với lớp một cách cởi mở, chân thành. Khi cô kết thúc bài giảng của mình với lớp, tôi và nhiều học viên khác đều cảm thấy hụt hẫng và tiếc nuối. Tôi mong rằng sau này tôi có thêm các cơ hội khác để được nghe cô An giảng tiếp.

Chúng tôi còn ấn tượng với thầy Phạm Ngọc. Giọng thầy sang sảng đầy nội lực, phong cách của thầy vừa sâu sắc vừa vô cùng dí dỏm khiến hội trường sôi nổi hẳn lên. Thầy dạy về đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng say sưa, thầy đưa những kiến thức thực tế vô cùng gần gụi. Nghe thầy giảng, một cách rất tự nhiên, chúng tôi đều bắt đầu nhận ra sợi dây liên kết chặt chẽ của chính mình với vận mệnh dân tộc. Nếu mỗi đảng viên trẻ chúng tôi không nỗ lực thay đổi tư duy, đánh thức khát vọng trong mình thì làm sao kinh tế đất nước có thể cất cánh bay lên, từ đó chúng tôi nhận thức rõ hơn những điều mình cần làm để góp phần thay đổi diện mạo của đất nước. Tôi nhớ mãi câu nói truyền cảm hứng của thầy, rằng thế giới đang bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nếu thế hệ trẻ chúng tôi không nỗ lực sẽ để lỡ con tàu 4.0 của thời đại. Thầy cũng nói về vấn đề giáo dục, môi trường, văn hóa với bao trăn trở và khao khát. Có lẽ thầy gửi gắm nhiều hy vọng ở thế hệ đảng viên trẻ chúng tôi, mong mỏi chúng tôi có trách nhiệm với chính mình và gắn kết chặt chẽ với cộng đồng xã hội. Chúng tôi mong thầy giữ gìn được sức khỏe của mình để tiếp tục là bệ phóng tinh thần nâng đỡ những tâm hồn còn non nớt của chúng tôi trên hành trình trưởng thành và sống có ý nghĩa.

Cô Hồng đọng lại trong ấn tượng của chúng tôi là người cô có giọng nói truyền cảm, ấp áp. Cô giảng về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hay vấn đề hội nhập quốc tế đều lắng đọng nhiều cảm xúc. Tôi không biết tôi đã rơi nước mắt từ lúc nào, có thể từ những câu chuyện cô kể về mẹ Thứ một lần biệt chồng, chín lần tiễn con, hai lần tiễn cháu. Cũng có thể là chuyện về nghĩa trang Trường Sơn bốn bề là mộ, nghĩa trang Quảng Trị khốc liệt đến nỗi mỗi hình hài của các chiến sĩ hy sinh đều không thể chắp vào nguyên vẹn nên người ta phải rải một lớp đất lên trên chiến trường và xây một đài tưởng niệm, làm ngôi mộ gió chung cho tất cả những chiến sĩ đã nằm xuống trên mảnh đất yêng hùng. Cũng có thể tôi đã khóc khi nghe cô kể về những gian khổ Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã đi qua, nỗi đau thấu tâm can khi tận mắt Bác chứng kiến mẹ mình đã mất còn em út đỏ hỏn nằm bên mẹ với tiếng khóc xé lòng; hay câu chuyện cô kể về mong muốn của Người trước lúc Người đi xa, khi Người muốn nghe một đôi khúc dân ca có lẽ Người đã nhớ mẹ của mình rất nhiều.

Chúng tôi còn được học về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở của cô Nguyễn Tố Quyên. Dù lịch trình làm việc của cô dày đặc, cô vẫn cố sắp xếp thời gian để dạy các đảng viên mới như chúng tôi những kiến thức quý báu. Cô cũng là người tâm lý khi cố gắng tích cực hóa không khí học tập, giúp chúng tôi đỡ mệt mỏi sau những ngày học nối liền nhau để bắt đầu bài học với tâm thế vui tươi, tập trung. Có lẽ cô cũng như các thầy cô khác của Thành Ủy Hà Nội, luôn ưu tiên hàng đầu và chú trọng công tác giảng dạy để các đảng viên trẻ có nhận thức và hành động đúng đắn, góp phần tích cực vào sự nghiệp vững chắc của Đảng.

Người thầy cuối cùng trong khóa học ý nghĩa của lớp 48 của chúng tôi là thầy Hải đáng kính. Tôi thực sự ngưỡng mộ thầy khi thầy giảng về Đảng mà không hề khô khan như người ta vẫn tưởng. Thầy Hải giảng nhẹ nhàng tự nhiên như hơi thở của cuộc sống, vừa sâu sắc vừa dễ đi vào lòng người. Giọng thầy từ tốn, nhỏ nhẹ, không hề lên gân khi nhắc về mục đích, bản chất của Đảng cũng như vị trí, vai trò của mỗi người Đảng viên. Tôi nghĩ mãi sao thầy có thể giảng vừa chuyên nghiệp vừa gần gũi như vậy, rồi tôi ngẩn người nhận ra thầy đã đem cả con người mình vào bài giảng. Thầy cũng đã nêu một tấm gương sáng về đạo đức, về cách ứng xử và cách sống để mỗi Đảng viên chúng tôi noi theo. Bất giác tôi nhớ đến lời dạy của Bác “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và thấy rõ tầm quan trọng của việc noi gương. Tôi sẽ chẳng thể nào quên những lời khuyên, lời bộc bạch chân thành của thầy dành cho thế hệ trẻ chúng tôi: Nguyên nhân khiến con người ta mơ hồ chỉ là trong những năm tháng rẽ ra ta phải làm việc phấn đấu nhiều thì lại nghĩ quá nhiều, làm ít nên loanh quanh luẩn quẩn mãi trong cái vòng đó; nếu ta không tự sửa mình sẽ là gánh nặng cho gia đình, cơ quan, không thể là người dẫn đầu được. Lời thầy dạy tôi giữ mãi trong tâm, thầy đã thắp lên cho chúng tôi ngọn hải đăng rực rỡ để tuổi trẻ của chúng tôi tin tưởng hướng về.

Tôi cũng biết ơn cô Thi và cô Thủy, hai cô chủ nhiệm lớp bề ngoài luôn tỏ ra nghiêm khắc nhưng thật ra là những người tình cảm và luôn quan tâm đến từng học viên, lắng nghe những tâm tư và khó khăn của các học viên trong lớp để kịp thời hỗ trợ. Sự chỉn chu và cầu toàn từ những điều nhỏ của các cô khiến tôi nhận ra mình đang được trải nghiệm trong môi trường văn hóa ứng xử rất nhân văn của Thành Ủy Hà Nội, ở đó mỗi thầy cô đều chăm chỉ, nhiệt huyết, đem hết cả năng lực và tâm can cống hiến cho nghề, cho hiện tại và tương lai của đất nước.

Kết thúc khóa học, tôi lưu luyến không nỡ ra về. Bước chân ra ngoài lớp tôi còn ngoái lại thêm lần nữa nhìn lại hội trường và cây ngọc lan quen thuộc. Có lẽ các thầy các cô của lớp 48 nói riêng và các thầy cô khác của Thành Ủy Hà Nội nói chung cũng giống như cây hoa ngọc lan này, dù đất đai có cằn cỗi hay thuận lợi, cây vẫn cần mẫn cắm rễ sâu vào lòng đất, chắt chiu từng giọt nước và dinh dưỡng để dâng cho đời những bông hoa ngát hương thơm. Dù đất nước còn đứng trước nhiều khó khăn và thế giới nhiều biến động, các thầy cô Thành Ủy Hà Nội vẫn kiên định với con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn, vẫn sát cánh cùng Đảng và Nhà nước bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng. Bài giảng của các thầy cô đã thực sự chạm vào trái tim mỗi học viên chúng tôi, khiến chúng tôi nhận ra tình yêu quê hương đất nước trong mình được đánh thức, được dung dưỡng, vun bồi, từ đó mỗi Đảng viên mới chúng tôi đều nỗ lực sống có ý nghĩa cho bản thân, cho gia đình và xã hội./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Vũ Thị Thảo. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Một thoáng Tây Hồ
    Một chiều mùa đông, sau những bước chân lang thang trên những con phố vòng quanh mặt hồ khói sương bảng lảng tôi tìm về với ngôi cổ tự thuộc hàng danh thắng bậc nhất ở đất kinh kỳ nằm phía cuối đường Thanh Niên: chùa Trấn Quốc để được thả mình vào cái bức tranh trầm mặc, tĩnh lặng của đất trời sóng nước Hồ Tây hòng khỏa lấp những âu lo phiền muộn và tìm lại cho tâm hồn cái an yên thư thái ở chốn thiền môn.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Nơi “nuôi dưỡng” niềm tự hào dân tộc
    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng đi nhiều nơi và đã có rất nhiều địa điểm in dấu chân Người, gắn liền với sự kiện quan trọng của dân tộc. Một trong số đó là ngày 3/12/1946, Bác Hồ về nhà cụ Nguyễn Văn Dương ở làng Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông) để chuẩn bị rút lên chiến khu. Tại ngôi nhà này, Bác đã viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và được Đài Tiếng nói Việt Nam chuyển đến toàn thể quốc dân, đồng bào, kêu gọi bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - sứ mệnh lịch sử
    Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng. Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam là kỷ nguyên đột phá, phát triển tăng tốc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quốc gia, dân tộc lên một tầm cao mới, tiến cùng thời đại.
  • Những âm thanh cổ điển vang lên trong đêm “Hà Nội Concert: Hoà nhạc mùa đông”
    Tối 13/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam cùng Dàn hợp xướng Bình Minh đã có những màn trình diễn thăng hoa trong đêm hòa nhạc “Hà Nội Concert: Hoà nhạc Mùa đông” dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng trẻ tài năng Phan Đỗ Phúc.
  • Triển khai đợt 2 Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vừa có Công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai đợt II xét tặng Giải thưởng quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021 - 2025.
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
Những người gieo hạt âm thầm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO