Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Kí ức Hà Nội với mùi bánh sắn

Thuỵ 10:42 09/01/2024

Hà Nội những ngày cuối thu. Se se lạnh. Cảm giác này, đã bao lần khiến tôi thổn thức. Hà Nội chứa đựng bao nhiêu kí ức buồn vui thời sinh viên trọ học. Thời tuổi trẻ nông nổi, ham vui, thích được tự do khám phá. Khi ấy, Hà Nội như một kho kí ức đẹp đẽ, lưu giữ những năm tháng thanh xuân của tôi. Tôi yêu những buổi chiều đi dọc con đường phía sau trường Đại học Xây dựng. Ở đó, bày biết bao nhiêu là món ngon. Khoai nướng, ngô nướng, mía, ốc vỉa hè... Những món ăn vặt dành cho mấy đứa sinh viên nghèo như chúng tôi.

banh-san-nuong-2-.jpeg
Từng chiếc bánh tròn xoe được cô nhanh tay lật qua lật lại. Bên ngoài sém vàng, mùi thơm ngây ngất cứ thế bay ra khắp cả quãng đường rộng lớn... (ảnh: internet)

Lâu lâu mới có một chút tiền từ học bổng sinh viên học giỏi. Cả nhóm túm tụm, ngồi bên nhau, nhể từng con ốc được hấp nóng hổi, thơm mùi sả, lá bưởi, nước luộc ốc ngọt, mỗi đứa xin một bát to, uống cho đã.

Tôi nhớ mãi một món dân dã, vừa rẻ lại vừa ngon trên chiếc xe đẩy của cô hàng rong. Đó là món bánh sắn nướng. Món bánh ấy, sau này đi xa, công tác nhiều nơi được thưởng thức ở các địa phương khác, nhưng tôi chưa bao giờ quên được hương vị ngọt ngào, thơm lừng, quyến rũ của bánh lề đường Hà Nội. Hồi đó cứ mỗi lúc tan học, tôi lại mon men đi dọc con đường ấy. Nơi cô bán bánh sắn se, xuất hiện lúc tầm năm giờ chiều. Chiếc xe nhỏ xinh, phía trên là một chiếc tủ kính nhỏ, bày biện trong đó mấy hàng dài những chiếc bánh đã được vắt sẵn. Cô nhanh nhẹn đốt than nướng trên vỉ. Từng chiếc bánh tròn xoe được cô nhanh tay lật qua lật lại. Bên ngoài sém vàng, mùi thơm ngây ngất cứ thế bay ra khắp cả quãng đường rộng lớn. Bao nhiêu sinh viên ồn ã, người xe máy, người đi bộ, vội vã trong buổi tan học. Tôi thường dáo dác tìm cô bán bánh sắn, lúc cô đứng góc đường bên này nhưng cũng có lúc cô lại đứng bên kia. Chiếc xe chòng chành, ngả nghiêng. Cô bảo nhiều hôm công an đuổi, chạy không kịp. Đã mấy lần cô phải lên công an phường chuộc lại xe bán bánh. Nhà còn ba đứa ăn học, nếu cô không có xe bánh này, cũng chẳng biết làm gì để nuôi chúng. Chú đi phụ hồ, bữa được bữa không. Hôm nào làm đầy đủ, cũng có chút tiền mua thức ăn cho bọn nhỏ, và gom lại được ít dành cho học phí, sách vở. Nhưng cũng có hôm trở về nhà, chú thở dài trong mệt mỏi. Không có người thuê làm, công việc bấp bênh.

Tôi nhìn bàn tay nứt nẻ của cô, chưa sang đông mà bàn tay ấy to bè, đen và nứt nẻ nhiều nơi. Mỗi lần đứng cạnh xe bánh của cô, tôi lại rưng rưng nhớ mẹ, nhớ những tảo tần mẹ đang gồng gánh ở quê để nuôi nấng chúng tôi trưởng thành. Nhớ những buổi ra đồng, hun hút gió lạnh của cha, nắng thì rát mặt, mưa ướt nhẹp người. Hai con người ấy vẫn bươn bả để chúng tôi trưởng thành. Bởi vậy những năm tháng học ở Hà Nội, tôi rất tiết kiệm.

Món bánh sắn tôi rất thích ăn và ăn hoài không chán. Nhưng hồi đó cũng không có tiền nên dăm ba bữa tôi mới ghé hàng của cô, mua cho mình vài cái bánh, nhâm nhi suốt dọc đường về nhà trọ. Bánh sắn ăn lúc vừa mới nướng xong mới ngon. Lúc nó còn đang nóng hôi hổi. Tôi cầm tờ giấy trao tay từ cô, chiếc bánh tròn xoe, ngọt dìu dịu, mềm và dẻo cứ cuốn tôi theo mãi.

Nhớ Hà Nội, tôi thường nhớ về những hoài niệm một thời như thế. Nhớ những bữa tối bụng đói meo, nằm co ro trên gác lửng, nghe bụng kêu rột roạt. Hay những ngày học ôn thi mệt lả người. Những lúc như thế, đi qua hàng bánh sắn của cô, dường như cô cũng nhận biết sự khác biệt của tôi, cô gọi với vào "vô đây ăn bánh đi con, mua cho cô mấy cái?". Tôi buồn rầu "nay con hết tiền cô ơi". Cô nhìn tôi đầy âu yếm, nhanh tay bốc cho tôi hai chiếc bánh còn nóng hôi hổi, bảo tôi cứ ăn đi, có sức mà học, khi nào có tiền thì trả cô. Nếu ngày mai đi học, muốn ăn nữa cứ đi qua đây, cô nướng cho. Nhìn sự dịu dàng âu yếm của cô, bất giác mắt tôi nhòe đi.

Hà Nội với tôi, dung dị như vậy đấy. Có lẽ sự dung dị ấy khiến con người ta xa rồi vẫn không bao giờ quên được. Hà Nội là tổng hòa của cuộc sống kẻ Bắc, người Nam, những công dân trên mọi miền tổ quốc, trở về đây công tác, xây dựng thủ đô ngàn năm văn hiến ngày một xanh hơn, đẹp hơn, góp phần quảng bá du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Nếu ai có hỏi tôi rằng, bạn yêu Hà Nội vì điều gì. Tôi sẽ mỉm cười mà rằng "tôi yêu Hà Nội vì những điều dung dị". Để khi xa Hà Nội, trong tâm khảm tôi luôn có những luyến nhớ. Nó in hằn một kí ức đẹp đẽ, nguyên sơ thời tuổi trẻ. Đi xa rồi lại muốn trở về, rong ruổi trên con đường ngày ấy, hít hà mùi bánh sắn thơm lừng. Ghé chân ngồi nghe cô bán hàng kể chuyện. Thêm yêu những con người nơi đây, từ lao động trí thức đến những người bán hàng lề đường. Một nét đẹp giản dị, ẩn sâu trong tiềm thức của tôi. Hà Nội... nơi đó tôi thường nhớ về./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Thuỵ. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hồi ức của tuổi trẻ
    Thi thoảng tôi vẫn về qua Hà Nội, khi thì về công việc khi thì về chơi, có lần nhớ quá có việc đi ngang qua cũng ghé vào, lang thang đi bộ dưới hàng cây sấu già ở phố cổ chỉ để thỏa một nỗi nhớ mong. Tôi đã trải qua quãng đời đẹp nhất, những kỉ niệm của tuổi trẻ sôi nổi ở nơi được mệnh danh là "trái tim" của đất nước.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
  • Hà Nội: Kiểm tra liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả
    Ban Chỉ đạo 389 thành phố vừa triển khai kế hoạch thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan.
Đừng bỏ lỡ
  • Những bộ phim Việt tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024
    Bốn bộ phim Việt được chọn để tham gia Liên hoan phim Quốc tế Singapore 2024 là "Mưa trên cánh bướm", "Cu li không bao giờ khóc" và hai phim ngắn...
  • Hà Nội phát động tháng cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng iHanoi
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 311/KH-UBND về việc Phát động đợt thi đua cao điểm hướng dẫn người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản và sử dụng các tiện ích trên nền tảng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”.
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
Kí ức Hà Nội với mùi bánh sắn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO