Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hồi ức của tuổi trẻ

Đặng Thùy Tiên 04/01/2024 14:22

Thi thoảng tôi vẫn về qua Hà Nội, khi thì về công việc khi thì về chơi, có lần nhớ quá có việc đi ngang qua cũng ghé vào, lang thang đi bộ dưới hàng cây sấu già ở phố cổ chỉ để thỏa một nỗi nhớ mong. Tôi đã trải qua quãng đời đẹp nhất, những kỉ niệm của tuổi trẻ sôi nổi ở nơi được mệnh danh là "trái tim" của đất nước.

kcx4le59.png
Ảnh: internet

Nhớ lần đầu gặp Hà Nội, tôi đang trong tư thế háo hức của một sĩ tử đi thi. Ngày hôm ấy, tôi mặc một chiếc áo sơ mi trắng cổ tròn bước xuống từ chuyến tàu chợ LC1 khởi hành từ Lào Cai xuống tới Hà Nội. Hà Nội chào đón tôi bằng một cái nóng hầm hập ập vào người làm tôi túa hết cả mồ hôi. Ga Hàng Cỏ là địa danh đầu tiên tôi đặt chân xuống, tôi nhìn dòng người lần lượt đi qua cửa soát vé mà hồi hộp vô cùng.

Dần dần, tôi cũng được trải nghiệm cuộc sống ở Hà Nội, thuần thục đạp xe qua các ngóc ngách nhỏ để tới trường, lần lượt được thưởng thức các món ngon nổi tiếng của Hà Nội. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất cho tôi có lẽ chính là những con người tôi được gặp gỡ nơi đất kinh kỳ.

anh-2.jpg
Tác giả tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Tôi còn nhớ thời điểm tôi cảm thấy khó khăn nhất thời sinh viên, ấy là vào thời điểm cuối tháng hết tiền ăn. Tôi đi chợ Phùng Khoang mua rau chỉ với vài nghìn đồng trong túi. Sau khi mua một vỉ đậu, đến lúc mua rau tôi bỏ trong túi ra còn đúng ba nghìn, chưa đủ năm nghìn để mua một mớ rau muống.

Chị bán rau thấy mặt tôi nhăn nhó, nhìn số tiền trong tay tôi có lẽ đã làm cho chị động lòng thương cảm mà cho tôi luôn mớ rau không lấy tiền. Hành động ấy của chị đã làm cho tôi cực kỳ cảm động. Kể từ sau đó, tôi đã trở thành khách hàng quen thuộc của chị, tôi cũng biết cách sắp xếp cân đối thu chi để không rơi vào tình thế đáng thương ấy một lần nào nữa.

Có lần, trường tôi tổ chức chương trình nhạc hội vào buổi tối. Tôi đạp xe chở bạn học cùng lớp đi qua ngã tư Trung Kính, vừa qua một khúc rẽ thì chiếc xe đạp cà tàng đột nhiên giở chứng. Chiếc xe này tôi nhờ một anh sinh viên khóa trên mua lại từ một tiệm chuyên bán xe đạp cũ. Chiếc xe đâm phải đinh bị thủng săm.

Chúng tôi dắt bộ đi gần năm trăm mét mới gặp một bác sửa xe dạo. Chiếc xe máy lỉnh kỉnh đồ nghề nằm khuất nẻo ở một góc trên vỉa hè. Trong lúc chờ bác sửa xe lôi cái xăm đã cũ nát ra khỏi chiếc xe để thay mới, tôi cùng đứa bạn ngồi thủ thỉ dưới ánh điện cao áp, dưới tiết trời thu đã hơi se lạnh với một mùi hương hoa sữa thơm nồng nàn cả con phố để quên đi sự đen đủi bất thình lình của mình.

Tôi có một khoảng thời gian trọ ở gần khu Trung Văn, cả một dãy có khoảng năm nhà trọ nằm xen kẽ với nhau. Khu nhà trọ giá rẻ toàn là dân tứ chiếng tụ về, người làm công nhân, người đi bán hàng rong, người đi thu mua đồng nát, có mỗi mình tôi là sinh viên. Khu nhà trọ tuy không dột nát nhưng cũng đã cũ kỹ, tồi tàn. Nhà trọ lợp ngói xi măng, bên dưới lót miếng xốp trắng, đêm đêm lũ chuột thi nhau chạy nhảy bên trên, cắn xé đồ đạc lung tung.

Tôi rủ bạn về ở cùng. K lúc đó học cùng lớp với tôi, nhà ở miền Trung, mẹ vừa mới mất, gia cảnh cũng rất khó khăn nên tiền phòng chia ra phù hợp với túi tiền của cả hai đứa. Gia sản của chúng tôi có mỗi nồi cơm điện cũ anh trai K để lại cho, sau khi nấu cơm xong chúng tôi xới cơm ra bát, lấy cái đũa ấn vào chỗ nhảy nút để cho dầu vào xào rau, nấu canh còn thức ăn thì ra đầu ngõ mua mười nghìn thịt kho tàu với câu thần chú xin thêm nhiều nước để chan với cơm ăn.

Có đợt vào mùa su su bán rẻ, cả tuần tôi với K ăn su su, hết luộc lại thái xào, nấu canh. Sau vụ đó K bị ám ảnh, K thề sau này không bao giờ động vào su su nữa. K được một người bạn tận Đồng Tháp gửi tặng một con gấu nhồi bông màu cam to bằng nửa người tôi. K yêu quý người bạn mới lắm. Đêm đông rét mướt, không biết chăn đi đâu hết, cả đêm tôi co ro không ngủ được, hóa ra K mang con gấu để ở giữa hai đứa tôi rồi đắp chăn cho gấu. Sáng hôm sau phát hiện ra câu chuyện, hai đứa hắt xì liên tục mà vẫn ôm bụng nhìn nhau cười như nắc nẻ...

Kỉ niệm của tôi với Hà Nội rất nhiều, vui có, buồn có nhưng tôi chưa bao giờ hết yêu Hà Nội. Trong quãng thanh xuân của tôi, Hà Nội chính là nơi tuyệt vời nhất đã cho tôi thật nhiều trải nghiệm mới mẻ để tôi thêm trân trọng con người, trân quý cuộc sống mến yêu trên quê hương, đất nước của mình!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đặng Thuỳ Tiên. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội mùa cúc hoạ mi
    Vào những ngày cuối thu, khi những làn gió heo may se lạnh, những đám mây dày hơn, chuyển sang màu xám nhẹ là cúc họa mi hé nở. Bên bờ sông trải rộng, một màu trắng tinh khôi lan tỏa. Những vạt cúc họa mi dịu dàng như những làn mây trắng quyến rũ biết bao người. Không phải mùa xuân rực rỡ, nhưng mùa cúc họa mi cũng thu hút được các thiếu nữ Hà Nội, các bạn sinh viên, học sinh từng đoàn đến chiêm ngưỡng và chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc của mùa cúc họa mi.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Ra mắt sách tập hợp 40 bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành cuốn sách “Báo chí trước hết phải phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Ấn phẩm tuyển chọn 40 tác phẩm tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bao gồm các bài viết, bài phát biểu, thư, điện, lời kêu gọi gửi tới bạn đọc, người làm báo, các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế từ năm 1922 đến năm 1962.
  • Báo Tuổi trẻ Thủ đô vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
    Chiều 18/6, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) và Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
  • Phát động Cuộc thi báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025
    Ngày 18-6, Chi cục Dân số, Trẻ em và Phòng, chống tệ nạn xã hội thành phố Hà Nội chính thức phát động cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về bình đẳng giới và mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
  • Triển lãm tranh cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc
    Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của các họa sỹ chuyên sáng tác tranh cổ động đến từ thành phố Hà Nội và các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nam.
Hồi ức của tuổi trẻ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO