Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội mùa cúc hoạ mi

Đỗ Thu Yên 06:27 02/01/2024

Vào những ngày cuối thu, khi những làn gió heo may se lạnh, những đám mây dày hơn, chuyển sang màu xám nhẹ là cúc họa mi hé nở. Bên bờ sông trải rộng, một màu trắng tinh khôi lan tỏa. Những vạt cúc họa mi dịu dàng như những làn mây trắng quyến rũ biết bao người. Không phải mùa xuân rực rỡ, nhưng mùa cúc họa mi cũng thu hút được các thiếu nữ Hà Nội, các bạn sinh viên, học sinh từng đoàn đến chiêm ngưỡng và chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc của mùa cúc họa mi.

11.jpg
Ảnh: internet

Cái lạnh của heo may đủ để cho các thiếu nữ quàng thêm chiếc khăn mỏng trên tà áo dài tha thướt. Xa xa như những nàng tiên nữ, nhẹ nhàng lướt qua những làn mây trắng nhẹ trôi… những tà áo dài, những chiếc khăn đủ màu, như tô điểm cho những vạt cúc họa mi trắng muốt, mênh manh… vườn hoa Âu Cơ bên sông Hồng rộn ràng, náo nức chẳng kém gì mùa Xuân.

Nhiều thiếu nữ đội lên đầu vòng hoa kết bằng những bông hoa cúc họa mi, có bạn cài một bông cúc nhỏ xinh bên tai, duyên dáng , điệu đà bên ống kính, nhìn những cô gái nhí nhảnh vui tươi , giang rộng vòng tay giữa đất trời, giữa những thảm cúc họa mi mênh mang… bức tranh thiên nhiên trong mùa họa mi đẹp đến mê hồn. Khoảng mấy năm gần đây, cứ đến mùa cúc họa mi, nhóm bạn bè của tôi lại hẹn hò và rủ nhau đến bãi đá sông Hồng để được chiêm ngưỡng cúc họa mi, và đón những làn gió từ phía dòng sông thổi lại, hít thở không khí trong lành, trong cái se lạnh của những ngày đầu đông.

Cúc họa mi không rực rỡ như những loài hoa khác, nhưng màu trắng bình dị, tinh khôi của cúc họa mi đã làm say lòng người. Thêm một niềm háo hức, đắm say của những người yêu hoa, yêu thiên nhiên thanh bình. Những mảnh vườn cúc họa mi bên sông Hồng, đã thu hút biết bao người, là cảm hứng cho biết bao những áng thơ văn… tôi cũng nghiêng mình bên những đóa họa mi hiền dịu, nở nụ cười thân thiện với họa mi yêu dấu.

Trên đường phố Hà Nội vào mùa cúc họa mi, thấp thoáng những chiếc xe đạp chở đầy những bó hoa cúc họa mi, cả những gánh họa mi dập dìu qua những ngõ nhỏ, tô điểm cho phố phường Hà Nội đẹp và bình yên đến lạ. Loài hoa trắng nhỏ xinh như báo hiệu cho phố phường Hà Nội sắp sang đông. Trong dòng người hối hả cho cuộc sống mưu sinh, những gánh hoa vẫn chầm chậm dừng lại trên những phố vắng, những bước chân, những chiếc xe dừng lại mua một bó cúc Họa Mi. Tôi lấy máy ghi lại khoảnh khắc đẹp và bình yên ấy!

Em không hót mà xôn xao phố nhỏ

Báo hiệu đông về! Thương lắm cúc họa mi

Và tôi cũng mua một bó cúc họa mi, về để ở phòng khách, sớm dậy thưởng thức ly cà phê trong cái se lạnh của heo may, ngắm cúc họa mi với những cánh nhỏ xíu, thon thon, xòe ra nâng niu nhuỵ hoa có màu vàng nhẹ, những bông cúc xinh xinh xuất hiện vào đúng khoảnh khắc giao mùa thu- đông, tâm trạng con người cũng bâng khuâng, lưu luyến tạm biệt mùa thu. Ngoài hiên, những chiếc lá vàng nhẹ rơi như chạm nỗi niềm, phải chăng vì thế mà cúc họa mi dễ thương hơn. Em đến rồi đi, chỉ mùa đông ở lại, khiến lòng người càng bâng khuâng, lưu luyến hơn, cảm xúc hơn trong niềm hoài niệm.

Đi trong khoảnh khắc giao mùa, những bước chân chạm vào thảm lá vàng trên hè đường phố Phan Đình Phùng. Bên kia đường, các thiếu nữ trong tà áo dài đủ màu sặc sỡ, tay ôm bó hoa cúc họa mi, đứng bên di tích của chiến tranh “vết đại bác” nơi Cửa Bắc. Màu trắng của cúc họa mi tô điểm cho tà áo dài. Tô điểm cho sự bình yên. Khoảnh khắc ấy sao yêu đến nao lòng. Yêu những con người sống trong bình yên nhưng không quên quá khứ, không quên những năm chiến tranh hào hùng, mà cha ông đã đứng lên bảo vệ Thủ đô, giữ gìn đất nước được bình yên.

Loài hoa đồng nội giản dị, khiêm nhường, nhưng cúc họa mi lại được nhiều người ưa thích, đặc biệt những khu phố cổ. Ô Quan Chưởng cũng rất nhiều gánh hoa đi qua, mọi người mua hoa và chụp ảnh bên cổng thành. Màu gạch cổ như tô điểm cho màu trắng trong của cúc họa mi. Người đi đường đôi khi cũng nhường cho các thiếu nữ tươi tắn ôm bó cúc họa mi, chụp hình bên cổng thành cửa ô của Hà Nội. Tôi ngắm nhìn theo những gánh hoa cúc họa mi bồng bềnh trôi về các phố, thầm cảm ơn cúc họa mi, em xuống phố, tô điểm cho cuộc sống, cho phố phường. Tôi yêu loài hoa gõ cửa mùa đông, loài hoa bình dị, trắng trong đã được người lao động trồng và nhân rộng, cúc họa mi đã làm cho Hà Nội bên thềm mùa đông thêm xốn xang, thêm lãng mạn và an yên. Tôi Yêu lắm! Hà Nội mùa cúc họa mi./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Đỗ Thu Yên. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội se sắt những niềm thương
    Có nhiều cách để người ta “đọc vị” Hà Nội khi thành phố chuyển mình sang đông, là sương giáng lá rơi, nắng hanh hao cuối trời, là hơi lạnh len lỏi qua từng lớp áo, hay cái xao xuyến trong vẻ se sắt đượm tình của cảnh và vật như thấm đẫm từng ngõ ngách con tim. Riêng tôi, tôi cảm nhận hơi thở đông về trên phố bằng cách lắng nghe cơ thể. Thời điểm hệ miễn dịch nhạy cảm gióng lên hồi chuông cảnh báo với khoang mũi ngứa ngáy và cổ họng đau rát, tôi biết ngay cái lạnh đã mon men chạm ngõ.
(0) Bình luận
  • Lấp lánh gốm sứ Bát Tràng
    “Trước khi về, nhớ sang Bát Tràng mua cho mẹ bộ bát đĩa nhé!”. Nghe lời dặn của mẹ, ký ức một thuở hiện về và nỗi nhớ căn nhà kỷ niệm cứ xốn xang trong tôi. Nơi đó có mẹ đang móm mém mỉm cười chờ tôi. Thấy con về, nhất định mẹ sẽ hỏi “Có sang Bát Tràng không?”. Tôi sẽ đùa “Nhà thiếu gì bát đĩa mà mẹ cứ phải Bát Tràng!”. Mẹ sẽ mắng yêu “Đấy là tôi dặn mua sắm cho anh em anh đấy chứ. Thi thoảng các con về đây ăn uống đầy nhà đầy cửa không vui sao!”... Càng nghĩ, ký ức càng cuộn lên khôn nguôi, trong đó có những hình ảnh rất quen thuộc trong nhà tôi – một gia đình miền núi nhưng đậm đặc hơi hướng một miền đất đồng bằng nổi tiếng - Bát Tràng.
  • Nghề thuốc ở xứ Đoài
    Nhắc đến xứ Đoài, trong tâm thức người Việt Nam ta đó là vùng đất cổ, nơi lưu giữ những tầng lịch sử, văn hóa được trầm tích qua hàng ngàn năm. Xứ Đoài, tên gọi quen thuộc, nhưng không dễ để hiểu tại sao lại gọi như vậy.
  • Hà Nội trong trái tim tôi
    Từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường tôi đã vô cùng yêu thích và thuộc nằm lòng bài hát: “Hà Nội - Một trái tim hồng” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn. Khi những ca từ trong trẻo cất lên: “Tôi hát bài ca ngợi ca Hà Nội/ Ơi Thủ đô xao xuyến trong trái tim tôi/ Hàng cây xanh bao mùa lá đỏ/ Gió sông Hồng rì rào sóng vỗ…”.
  • Hoài niệm về tàu điện xưa
    Hình ảnh những chuyến tàu điện chở khách hồi xưa: bây giờ chỉ còn trong hoài niệm. Nghe nói, tàu điện do người Pháp đưa sang, có hơn 100 năm (có nhà ga, sửa chữa cho tàu khá lớn, ở đường Hoàng Hoa Thám bây giờ)...
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Sơn Tây, một thoáng thành cổ
    Nằm dưới chân núi Tổ lại ở vị trí trung tâm của xứ Đoài, thành cổ Sơn Tây từng in dấu thời gian và trở thành một chứng nhân của lịch sử trong giai đoạn cuối của thời phong kiến và những năm tháng bi hùng kháng chiến chống Pháp của phe “chủ chiến” và phong trào cần vương trên mảnh đất xứ Đoài.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội mùa cúc hoạ mi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO