Truyện

Những hòn đá

Kiều Bích Hậu (dịch từ bản tiếng Anh) 14:04 01/07/2024

Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.

img_3840.jpg
Minh họa của Vũ Khánh

Mỗi sáng thức dậy, những người lạ này nhìn thấy những hòn đá ở cổng tòa lâu đài. Đầu tiên, chỉ có hai, ba hòn đá. Sau đó số lượng hòn đá tăng lên. Rồi họ thấy chúng càng ngày càng tiến lại gần cổng lâu đài. Họ thu dọn chúng, nhưng sáng hôm sau lại thấy đá xuất hiện nhiều hơn, gần cổng hơn.

Sau đó những người nước ngoài này xây một hàng rào xung quanh lâu đài. Tức thì những hòn đá lại xếp đống trước cửa và họ đành mặc kệ. Chẳng bao lâu sau, con đường bụi bặm dẫn đến tòa lâu đài đã bị đá lấp kín. Thế rồi móng các cột trụ hàng rào bắt đầu bị suy yếu đi. Những người lạ bèn chuyển đá đặt quanh gia cố móng cột.
Những bà già trong làng mặc áo đen, đầu choàng khăn đen và thắt hai đầu khăn dưới cằm, miệng và mắt ở cùng một bên, tập trung trên đường, huơ gậy trên không, còng người nhưng đầy mãnh liệt, hét lên với giọng the thé. Họ cũng trở thành vật cản trên đường. Nhưng họ không là mối quan tâm của những người lạ… Người đàn ông lạ không hiểu ngôn ngữ cổ. Ông ta im lặng và đi vào sân lâu đài.
Ngày hôm sau, những người phụ nữ đi ra đường và bắt đầu nhặt đá bỏ vào tạp dề đen vá víu của họ. Người lạ bước ra và bắt đầu la hét. Những bà già còng gập người, chống nạng bỏ đi, tạp dề của họ đầy đá, đuôi nút khăn choàng đầu thì lất phất theo bước chân gấp gáp.
Người lạ bước ra và thu đá về chân cột trụ hàng rào, những bà già hầm hừ đe dọa, tiến về phía ông ta. Họ đến nhặt đá vào tạp dề mà người lạ chặn đường, la hét đuổi nên đành càu nhàu bỏ đi.
Một đêm, có người đàn ông đến gõ cửa tòa lâu đài.

“Tôi mang đến cho ông hòn đá này”, người đàn ông nói.
“Cảm ơn ông”, người lạ đáp, nhận hòn đá và đặt nó vào trong hầm.
Buổi tối hôm sau người đàn ông lại gõ cửa tòa lâu đài. Chó liền sủa dữ. Người lạ mở cửa.

“Tôi mang đến cho ông hòn đá này”, người đàn ông nói.

“Cảm ơn ông”, người lạ trả lời, nhận lấy hòn đá và đặt nó vào trong hầm.

Buổi tối thứ ba, người đàn ông lại gõ cửa tòa lâu đài. Con chó lại sủa rất dữ. Người lạ mở cửa.

“Tôi mang đến cho ông hòn đá này”, người đàn ông nói.

“Cảm ơn ông”, người lạ đáp.

“Nhưng tôi muốn đổi lại bằng thứ gì đó”, người đàn ông nói.

“Thứ gì?” người lạ hỏi.

“Cái bánh mì to bằng bánh xe”.

“Hòn đá này không thể có giá bằng chiếc bánh mì to như bánh xe được”.

“Nó đáng mà”.

“Tôi không cần hòn đá của ông”, người lạ nói.

“Có, ông cần nó đấy”, người đàn ông đáp.

“Thôi được, tôi sẽ đổi hòn đá này bằng chiếc bánh mì to bằng bánh xe, nhưng từ ngày mai, tôi sẽ không nhận bất cứ hòn đá nào của ông nữa”, người lạ nói, nhận lấy hòn đá tròn và đặt nó vào trong hầm.

Vào đêm thứ tư, người đàn ông không gõ cửa tòa lâu đài nữa. Ông ấy chết. Con chó cũng chết trong đêm ấy.

Đêm đầu tiên của tuần tiếp theo, một người đàn ông khác trong làng gõ cửa tòa lâu đài. Người lạ mở cửa.

“Tôi mang đến cho ông hòn đá này”, người đàn ông nói.

“Cảm ơn ông”, người lạ trả lời rồi mang hòn đá vào hầm.
Buổi tối thứ ba người đàn ông lại gõ cửa tòa lâu đài. Chó lại sủa rất dữ. Người lạ mở cửa.

“Tôi mang đến cho ông hòn đá này”, người đàn ông nói.

“Cảm ơn ông”, người lạ đáp.

“Nhưng tôi muốn đổi lại bằng thứ gì đó”, người đàn ông nói.

“Thứ gì?” người lạ hỏi.

“Cái bánh mì to bằng bánh xe”.

“Cái hòn đá này không thể có giá bằng chiếc bánh mì to như bánh xe được”.

“Nó đáng mà”.

“Tôi không cần hòn đá của ông”, người lạ nói.

“Có, ông cần nó đấy”, người đàn ông nói.

“Thôi được, tôi sẽ đổi hòn đá này bằng chiếc bánh mì to bằng bánh xe, nhưng từ ngày mai, tôi sẽ không nhận bất cứ hòn đá nào của ông nữa.”, người lạ nói, nhận lấy hòn đá tròn và đặt nó vào trong hầm.

Vào đêm thứ tư, người đàn ông không gõ cửa tòa lâu đài nữa. Ông ấy chết. Con chó cũng chết trong đêm ấy. Trong hầm, những hòn đá được xếp chồng lên nhau rất đẹp như những cột đá, hoặc như người tuyết.

Vào đêm đầu tiên của mỗi tuần, lại có một người đàn ông khác gõ cửa tòa lâu đài. Những người phụ nữ trong bộ đồ đen đứng khắp con đường, nhặt đá bỏ vào tạp dề đen vá víu của họ. Người lạ bước ra và la mắng họ, họ lòng khòng bỏ chạy, đầu che kín khăn choàng đen. Người lạ thu nhặt đá vào hầm xếp cột khiến những người đàn bà mặc áo choàng đen chu môi kêu thét, chửi thề bằng ngôn ngữ mà người lạ không hiểu. Những lớp đá trên đường mỗi ngày một dày lên. Những cột đá cũng mọc lên liên tiếp trong hầm.

Một đêm, người đàn bà ngoại quốc, mặc bộ đồ đen đi ra ngoài và tiến đến ngôi nhà lớn giữa làng. Các cửa sổ tỏa ra ánh sáng đèn. Người đàn bà tiến gần hơn đến ngôi nhà. Bên trong nhà, những người đàn bà của làng, mồ hôi nhỏ tong tỏng dưới lớp khăn đen trùm đầu, đang mài những hòn đá nhặt được trên đường thành bột, rây và nhào thành những ổ bánh tròn, rồi nướng trong lò./.

Andrea H. Hedes (Romania)

Bài liên quan
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
(0) Bình luận
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Một giấc mơ xa
    Vân nằm duỗi chân ở sofa, nghe đài mà hai con mắt cứ ríu lại. Jim và Coen vừa theo bố chúng ra ngoài. Ở thị trấn này, trẻ em và những chú cún luôn được thỏa thích dạo chơi. Ánh nắng của buổi sáng đẹp trời chiếu xuyên qua tấm rèm cửa khiến Vân không nỡ ngủ vùi. Cô sống cùng gia đình chồng ở một vùng phía đông Hà Lan, nơi mà cuối tuần nghe nói mình đi dạo là biết sắp được chở vào rừng. Sáng này nếu không thấy mệt trong người thì cũng đã…
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Tàu xuôi ra Bắc
    Ba năm trước, tôi gặp Trang trên chuyến tàu mang số hiệu SE đang di chuyển từ miền Nam ra miền Bắc. Lúc đó, tôi ngồi đối diện với Trang ở toa ghế ngồi - toa thường dành cho người đi chặng ngắn. Trong toa xộc lên mùi thuốc lá, mùi dầu gió xanh, mùi bồ kết phảng phất từ mái tóc của mấy người đàn bà và mùi của vô số thứ hàng hóa trên sàn toa.
  • Tình già
    Gió rít từng cơn rải những hạt mưa to rào rào vào cái vách lá dừa nhà ông già Tám làm cho con Lu đang khoanh tròn trong bếp tro giật mình ngái ngủ. Cơn giông cuối ngày làm cho đám cây mì trước nhà lúc la lúc lắc như uống từng giọt mưa sau những ngày nắng hạn kéo dài héo rũ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Những hòn đá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO