Tản văn

Chiếc ghế mây của cha

Tản văn của Đặng Thủy Tiên 21/05/2024 05:46

Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.

img_4409.jpg

Chiếc ghế mây đã theo người Dao chúng tôi từ lâu đời. Ghế có tám chân bằng gỗ, bao quanh bằng hai vòng tròn uốn từ thân cây mây, một vòng ở trên để đan dây mây chẻ nhỏ làm mặt ghế, một vòng ở dưới chạm đất, hai vòng bao quanh tám chân, rất đẹp và chắc chắn. Ở phía dưới của mặt ghế có đan một hình mạng nhện vừa để nâng đỡ mặt trên, vừa mang một nét đẹp bí ẩn.

Nghề làm ghế mây đã được truyền trong gia đình tôi từ đời này sang đời khác. Ông nội bảo đám con cháu chúng tôi, chiếc ghế mây không chỉ là vật dụng hữu ích trong gia đình, kiếm thêm thu nhập mua rau mua muối mà còn có một ý nghĩa rất sâu xa. Ở cái đế tròn dưới chân là ông bà, tám thanh gỗ đại diện cho cháu trai, cháu gái, vòng tròn trên cùng đại diện cho bố mẹ, mặt ghế chính là mái nhà che mưa che gió. Kết cấu chiếc ghế mây chắc chắn như tình cảm gia đình tốt đẹp, gắn kết không gió bão nào làm gãy đổ được.

img_4412.jpg

Ghế mây thông thường dùng rất bền, hơn mười năm vẫn chưa hỏng, có chiếc ghế mây ông tôi làm từ trước khi tôi được sinh ra, đã dùng được gần ba mươi năm. Ông bảo, đã có nghề làm ghế mây thì cả đời không bỏ đi được đâu, nghề nó gắn kết với đời mình các con các cháu cố công mà giữ gìn đừng để nó mất đi. Cha tôi đã kế tục ông nội làm nghề từ nhiều năm nay.

Những khi nông nhàn, cha tôi lại ra đầu hè, vần cuộn dây mây lấy từ trên rừng về ra để làm ghế mây. Cha đốt lửa, vứt cuộn dây mây vào. Một lúc sau, cha mang cuộn dây mây ra cây cột gỗ, mẹ tôi biết ý, cầm một đầu dây mây đứng sau lưng cha tôi. Cha tôi cầm đoạn mây chắc khỏe, cứng như thép đứng trước để vặn thành vòng tròn theo thân gỗ, mẹ tôi đứng sau cầm dây mây đi theo những vòng vặn của cha.

Cuốn xong đoạn mây, cha mẹ tôi lại vần cây gỗ ra đống lửa đốt dây mây thêm lần nữa để uốn thành các hình tròn theo ý mình rồi mới tiếp tục các công đoạn tiếp theo. Tôi nhận phần đan mặt ghế vì đó là công đoạn đơn giản nhất, và khiến tôi cảm thấy thích thú nhất trong công việc làm ghế mây. Mẹ tôi cầm con dao thật sắc để tước vỏ mây thành những đoạn dài, mỏng, tôi chỉ việc cầm lấy sợi mây thoăn thoắt đan chồng khít lên khung ghế cha tôi đã tạo sẵn.
Thường đám con gái chúng tôi, nhắc đến cây mây chỉ thích những chùm quả mây chín màu nâu, vỏ mỏng, thịt của nó chua chua, rất thơm. Thân cây mây rất nhiều gai, khi đi lấy cây mây phải đi ủng, đeo găng tay thật cẩn thận vì nếu chẳng may bị gai mây đâm vào da thịt sẽ vừa đau, vừa buốt nhức nhối. Cây mây kì lạ lắm, đem về nhà trồng họa hoằn mới có cây mọc được, còn bình thường, phải đi tìm mây ở trên rừng. Lá mây xòa ra xanh mướt với một vẻ đẹp núi rừng đầy hoang dại.

Mỗi lần đi lấy dây mây về, thể nào cha cũng cầm theo một bó đọt mây. Đọt mây sau khi tách vỏ lộ ra một màu trắng mỡ màng. Đọt mây có thể xào cùng rau rớn rừng, xào với thịt hoặc bỏ cả lên nướng trên than củi rồi chấm với muối ớt ăn rất ngon. Dạo gần đây, cha đi kiếm dây mây phải mất nhiều thời gian, đi vào rừng sâu hơn mới có, những đọt mây đầy gai cha không lấy về nữa. Cha bảo để cho cây mây mọc lên, ăn kiệt cùng rồi lấy mây đâu mà đan lát, mà tiếp nối nghề thủ công truyền thống nữa.

Tôi xếp chồng những chiếc ghế vừa làm xong, lấy dây mây buộc lại để mai gùi xuống chợ phiên đem bán. Tổng cộng qua hai ngày cha con làm cật lực được mười hai cái ghế. Cha bảo tôi vẫn bán theo giá cũ, không được tăng giá. Tôi im lặng làm theo dù biết bây giờ vật giá leo thang, bán một trăm nghìn một cái ghế là quá bèo bọt. Thôi thì lấy công làm lãi, chỉ mong còn nhiều người yêu thích sản phẩm truyền thống để nghề làm ghế mây có cơ hội sống.

Tôi vuốt tay lên bề mặt nhẵn bóng của ghế mây, chăm chú nhìn vào họa tiết trên mặt ghế mà mình vừa tạo ra. Tôi cảm nhận thấy tinh thần mình nhẹ nhõm hẳn, một tình cảm yêu thương, một niềm vui, niềm tự hào từ ngàn xưa đang truyền vào trong tôi. Tôi sẽ bước tiếp những bước đi của nghề, tiếp nối truyền thống từ cha tôi để ghế mây sẽ đi theo những người con của núi như một nét văn hóa riêng trên mỗi hành trình của mình./.

Bài liên quan
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
(0) Bình luận
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Yêu Hà Nội từ những trang văn
    Dẫu không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng tôi yêu Hà Nội tha thiết. Tình yêu này có lẽ đã có trong tôi từ khi còn thơ bé. Thuở ấy, Hà Nội còn là giấc mơ xa xỉ với một đứa trẻ suốt ngày quanh quẩn bên ruộng đồng vườn tược, bên những dòng sông tít tắp miền Tây Nam Bộ xa xôi.
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • Thân thương căn bếp mùa đông
    Ngoài kia, gió mùa Đông Bắc ào ạt tìm về, bập bùng trên mái tôn, hun hút luồn vào khe cửa. Những chiếc lá cuối thu lặng lẽ buông mình. Đất trời hanh hao đón một mùa đông mới. Chị em tôi chui ra khỏi chăn chờ mẹ tìm quần áo ấm.
  • Lễ khởi công dự án xây dựng sân bay Gia Bình, Bắc Ninh
    Sân bay Gia Bình dự kiến hoàn thành vào dịp chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Đây là sân bay phục vụ nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Không quân CAND Việt Nam.
  • Khai mạc Giải bóng rổ 5x5 Hà Nội mở rộng năm 2024
    Tối 9/12, tại Hà Nội, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội, Liên đoàn Bóng rổ thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Giải Vô địch Bóng rổ 5x5 Hà Nội Mở rộng 2024. Sự kiện thường niên có quy mô lớn, quy tụ các đội bóng xuất sắc và khẳng định niềm tự hào của cộng đồng bóng rổ Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Chiếc ghế mây của cha
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO