Tản văn

Trà Hương vị du ca

Nguyễn Minh Hoa 09:13 18/02/2024

Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.

tra-thao-moc-1024x683.jpg

Sao giời đất, thiên nhiên tạo vật lại tặng cho người, cho đời loài cây này để cổ kim mê hoặc đến thế? Hương vị trà là bản du ca từ quá khứ đến hiện tại, từ xa xôi đến lòng tay, tan trên đầu lưỡi, say sưa vô cùng. Bản du ca của trà có những khởi đầu khác nhau, vượt thời gian, không gian, bất chấp mọi địa hình, địa giới để người mê trà hôm nay vẫn còn viết tiếp.

Xôn xao mùa xuân, đi tìm dấu trà, phải tính bằng nghìn năm mới thỏa.

Thăm thẳm nốt trầm xa lắc, có ý kiến cho rằng cây chè (cách gọi thuần Việt) có nguồn gốc cổ xưa từ 4000 đến 5000 năm trên đất Việt ta, đã từng có những cây chè hóa thạch. Nơi xa, chè xứ người không chỉ được vun trồng để thu hoạch mà còn được gắn với những truyền thuyết cao quý. Chuyện rằng, cả hai lần lá chè rơi đều cơ hồ vô tình trúng vào cốc của Thần Nông và Đức Phật Gautama, kể từ đây có tục uống trà, trà trở thành một thức uống. Cũng vẫn cây chè, khúc du ca của nó lại có khi là sự đốn ngộ về thể xác và tinh thần.
Truyền thuyết về thức uống này vẫn kể về lần vị thiền sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma ở thế kỷ thứ VI đã ngủ quên trong buổi tọa thiền. Khi tỉnh giấc, ngài bèn bực tức cắt hai mi mắt vứt xuống đất. Từ chỗ đó đã mọc lên hai khóm cây chè - cây chè chứ không phải loài cây khác.
Theo một truyền thuyết của người Nhật, cây chè xuất hiện trên mộ phần một vị danh y, đem theo đủ tinh hoa của 22.000 loài cây quý. Cùng với nhiều cách giải thích khác, thì dù vô tình hay hữu ý, trà đến với người, hay con người đã tìm thấy trà, chính là một hành trình tìm đến và ở lại những miền đất của loài cây này. Bản du ca hương vị này luôn hấp dẫn và đã có khi trở nên kỳ diệu.

cay-che-tra-vi-thuoc-tot-uong-hang-ngay-thu-hai.jpg

Trà đạo ở các quốc gia như Nhật Bản, Trung Hoa được gìn giữ và phát triển trong suốt chặng dài thời gian. Trà với hương vị và thanh âm đặc biệt của nắng gió, sương mai, của tay hái, lửa sao, của nước, của tình đã xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Trà tươi mới như búp, như hương, trà mộc mạc, thâm trầm hay sang trọng trong túi gói, hộp đựng, trà gần gụi, thân mật trong lòng tay, trà mát rượi đã cơn khát mùa hè xứ nóng. Trà là bạn, trà mang tâm hồn, để rồi người ta luôn phải nói: trà là tri âm, tri kỷ.

Trà đến và chung sống với người Việt, trà là nước uống phổ biến truyền đời. Trà mang âm hưởng thiên nhiên về tư gia để đời sống con người phong phú hơn. Bên ấm chè xanh mới hãm, câu chuyện trải dài suốt chặng, từ thuở hồng hoang mở cõi cho đến năm mất mùa đói kém. Từ độ tổ ấm mới nhen cho đến khi con đàn cháu đống. Người Việt uống chè tươi, chè xanh hãm đặc, cái ấm ủ hay có nơi gọi giành tích để ủ trà dù trên bàn bộ trường kỷ hay trên chiếu hiên nhà, trên chõng góc sân đều thấm đẫm câu chuyện của gia đình chủ nhân và họ hàng, làng xóm.

Trà thấm câu chuyện gia đình, dòng tộc, chuyện làng nước. Chén trà hạnh phúc ấm tay người trao, người nhận. Chén trà reo vui với nhài, ôn tồn với mộc, chén trà thơm với hoa sen, hoa sói.

Khi độc ẩm, ngắm nhìn búp khô móc câu, thấy tiếng reo của lửa, thấy hương trà thơm át khói bếp năm nào, thấy cả trà bồm nước đỏ đọc, trà năm hào hai thời bao cấp gian khó… Trà đã luôn bên người. Trà đã hào phóng hương vị với tri kỷ và đã có khi chùng xuống cùng người nhọc nhằn, lao khổ. Mỗi chặng thăng trầm, mỗi lời nhắc nhớ, trà gần gụi ấm nồng, trà xênh xang trò chuyện, trà hồi hộp hạnh phúc, trà chênh vênh âu lo, trà ngậm ngùi nước mắt khi biệt ly. Có những cách trở âm dương, trà đắng ngắt hỏi người tri kỷ bao giờ trở lại… Thật là khó có điều gì, lẽ gì, có ai mà lại gần gặn với người như trà. Trà thấm đầu lưỡi, trà thơm trong miệng, trà ưng người đun nước pha, ưa cái thắt đáy lưng ong, hai tay mời nước để người con trai phải lòng về bên ấy thưa mẹ, thưa cha, về bên này thưa thầy, thưa u xé cau đi dạm ngõ. Trà đóng túi, xếp trong cơi trầu, trà mời hai họ, trà báo hỉ, thưa lời rằng đã nên duyên.

Khúc du ca kể ngày tháng, sớm khuya, kể dặm đường xa ngái, từ quán hàng sang đến quán nước bên đường trà vẫn đồng hành. Khi là bát nước dưới gốc cây góc chợ, lúc lại trên cái chõng, cái chựng của người quê, trong quán hàng thơm mát đều có trà, có người tìm gọi trà cho mình, cho bạn.

Trà đi vào tiếng hát lời ca:
Khách đến chơi nhà, đốt than,
quạt nước mấy pha trà mời người xơi
Chén trà này quý vậy, người ơi!

Trà đơn giản là thức uống hằng ngày, nhưng trà cũng có vị trí quan trọng trong đời sống của tao nhân, thi sĩ. Người phụ nữ, người vợ không chỉ chiều lòng mà còn hãnh diện với thú vui tao nhã này của người bạn đời:

Lấy chồng trà rượu là tiên
Lấy chồng cờ bạc là duyên nợ nần.

Hay:

Làm trai biết đánh tổ tôm
Uống trà mạn hảo,
ngâm nôm Thúy Kiều

Trong kho tàng tục ngữ ca dao có rất nhiều câu nói đến trà, trà gắn với những địa danh, trà làm nên danh tiếng cho đất và người. Khúc lãng du với nương chè, với người bản địa hẳn đã níu chân người:
Chè Thái, gái Tuyên.

Hay:

Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ,
uống chè hương sen.

Những thắt đáy lưng ong thổi lửa đun nước pha trà, chưa thưởng chén thơm đã mê, thì lại có những ví von về sự đểnh đoảng, vụng về của người lười, là chén trà vô duyên và nhạt:
Trà hâm lại, gái ngủ trưa.

Chè ngọt giọng, lưu thơm theo cách đặc biệt, có tinh túy của giời đất, sương mai, lại có gió giăng, ấm lạnh. Trà tìm đến với vị ngọt của mứt kẹo, vị bùi thơm của bánh trái như thể đã hẹn từ vạn kỷ. Những mứt Tết, bánh gai, những bánh khảo, kẹo vừng, những cu đơ, kẹo lạc… Chè rót, bánh bày câu chuyện vắt qua mùa, vượt qua những chặng dài thế kỷ, những ngậm ngùi gian khó và trở về hôm nay đây, chén trà này còn lại những tình thân, hạnh ngộ, đón những ngày mai…

Xuân biêng biếc, trà trong hộp vuông, giấy thiếc, trà từ chốn xa về, trà cân lạng ở chợ làng chợ tổng cũng đã về đến ban thờ tiên tổ, đã sẵn sàng nơi bàn trà đón khách. Hương xuân, gió xuân hay mưa xuân đã chia ngày ùa ập, trà vẫn vậy, cùng người nói, viết hay vô tự, vô ngôn tiếp tục cuộc du ca của mình. Cuộc du ca bất tận từ ngàn xưa, từ mọi miền trần gian, tự ân tình, tự trong ta, sâu thẳm ở trong ta.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Cô giáo chủ nhiệm mới
    Ngày đầu tiên tới trường luôn là ngày hồi hộp nhất trong cả năm học. Nhưng đối với Hà, cứ nghĩ đến việc phải từ bỏ mọi sự thoải mái trong những ngày hè để lê người đi học là thấy ngại.
  • Có phải em, mùa thu…
    Bầu trời hôm nay như rộng hơn, mây như xanh hơn, gió như thanh mát hơn, mênh mang đến tận cùng. Gió cuối hạ lang thang đầu dãy phố, la đà trên vòm phượng xanh biếc còn sót lại những bông hoa cuối mùa bừng lên rực rỡ. Có phải em, mùa thu…!
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Nhớ những cơn mưa quê hương
    Đêm trời Âu, những tia chớp dọc ngang như xé toạc không gian thành trăm mảnh. Ngả nghiêng theo tiếng sấm là màn mưa lộp bộp, rì rào… rồi ào ào như thác đổ. Mưa mùa hạ. Đích thực là mưa mùa hạ...
  • Hương sen vương vấn sợi trà
    Những ngày còn công tác ở Hà Nội, ông ngoại tôi đã xin được giống sen Hồ Tây về trồng trong đám ruộng lầy cải tạo thành ao, bờ mòn dần hóa thành đầm sen đầu tiên ở bản. Những nhà hàng xóm ngắm bông sen to, đẹp thơm ngát một vùng thì đến xin vài ngó già.
  • Những cô hàng xén bây giờ ở đâu?
    Sớm mai, khi mà trời mới tảng sáng, có khi còn cả giăng với sao, có khi thì mờ sương chả rõ mặt người, người làng này, làng kia đã cùng đi chợ sớm. Ai cũng mong những bán sớm mua sớm cho chọn được hàng ưng ý. Có những khi mưa gió, áo tơi, nón che không nhận ra nhau.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Đổi mới thi ca cũng không được xa lạ với con người
    Cuộc đối thoại của nhà thơ với thời đại trong thơ ca mang lại hy vọng, nâng cao giá trị con người ngay cả trong thời điểm bi tráng nhất của lịch sử hoặc thời khắc đau khổ nhất của mỗi một số phận. Một nhà thơ đích thực phải biết dùng ngôn ngữ của thơ để chạm vào tâm hồn con người. Không chỉ bằng sự phá vỡ sắc cạnh của lý trí, ngôn ngữ đó cần có thêm cảm xúc của trái tim - những cảm xúc được tái hiện từ chất liệu đời thường.
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Gần 400 võ sinh tranh tài tại Giải Taekwondo Hà Nội mở rộng 2024
    Ngày 28/10, tại Nhà thi đấu Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Cầu Giấy (Hà Nội), Sở văn hoá và thể thao thành phố Hà Nội đã tổ chức giải Taekwondo Hà Nội mở rộng năm 2024.
  • Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở”
    Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024 là một trong những hoạt động của Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp Thành phố nhằm tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, mừng thành công Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp.
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội trong mắt nhìn “người núi”
    Tiến sĩ, nhà thơ Lê Tuấn Lộc, quê Thanh Hóa, nhưng gắn bó với nghề tìm quặng và làm mỏ chủ yếu ở Tuyên Quang và miền núi phía Bắc. Sau này về định cư Hà Nội, thành công dân Thủ đô, nhưng cái cốt cách của “người núi” đã ăn sâu vào cách nghĩ, cách nhìn, cách nói và cách thể hiện của Lê Tuấn Lộc.
  • Chiêm ngưỡng “Sơn son thếp vàng” 24k, nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn
    Ngôi điện quan trọng của Hoàng thành Huế và là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn đang được thi công tu bổ giai đoạn cuối với “Sơn son thếp vàng” 24k để chuẩn bị đón khách tham quan vào cuối năm 2024.
  • “Khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024
    Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 09-17/11/2024 với hơn 100 hoạt động, đặc biệt Lễ hội còn là một “khóa học” giáo dục di sản hấp dẫn và thuyết phục cho các bạn lứa tuổi học sinh.
  • Liên hoan Sâu khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ 11 vở diễn mới của sân khấu
    Diễn ra từ ngày 01 đến 09/11 tại rạp Công nhân, rạp Đại Nam và các Nhà hát khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng 2024 quy tụ các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp Trung ương, Hà Nội, lực lượng vũ trang trên địa bàn Hà Nội và các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố lân cận.
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
Trà Hương vị du ca
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO