Đời sống văn hóa

Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024

Phan Anh 11:18 05/02/2024

Tối 3/2, tại Hồ Văn thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024. Với chủ đề “Hiếu học”, Hội chữ Xuân năm nay nhằm tôn vinh đạo học, đề cao tinh thần ham học hỏi của người Việt Nam, giới thiệu nét đẹp trong nghệ thuật thư pháp đến với người dân Thủ đô và du khách.

9-1-.jpg
Trình diễn bức thư pháp lớn - "Hiếu học" tại Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 (ảnh: HNM)

Đây là hoạt động chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2024) và mừng Xuân Giáp Thìn 2024.

Tinh thần hiếu học cho đến nay vẫn luôn là một đức tính, phẩm chất đáng quý của dân tộc ta bao đời nay. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, chính tinh thần hiếu học đó đã hun đúc nên không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước, để giang sơn có được cơ đồ như ngày nay.

Văn Miếu xưa nay luôn là biểu tượng của học vấn, khoa cử, là cái nôi hiền tài cho đất nước. Tiếp tục ý nghĩa, vị trí, vai trò của mình. Hội Chữ Xuân năm nay tại Hồ Văn - Văn Miếu Quốc Tử Giám tổ chức triển lãm Thư pháp với chủ đề Hiếu Học chính để tiếp tục tôn vinh giá trị truyền thống tốt đẹp ngàn năm đó của dân tộc ta.

Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 có sự tham gia của 40 ông đồ, được bố trí xung quanh Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu xuân, năm mới.

Trung tâm không gian trưng bày được thiết kế tạo nên một “Con đường chữ” với 9 hàng cột đôi như là biểu tượng cho Con đường học vấn hay chính là Đạo học với trụ cột là những hiền tài của đất nước.

Chữ viết trên 18 trụ cột đó đều ghi chép, viết lại các nội dung kinh điển của Nho giáo, khoa cử ngày xưa mà bao đời sĩ tử phải dùi mài mong có ngày ứng thí. Hai mặt hướng ra hai bên là nội dung các câu đối đang được treo tại Văn Miếu Quốc Tử Giám từ hàng trăm năm nay, chính là biểu tượng cao nhất của con đường học vấn thi cử đỗ đạt, cổ suý học tập, phò vua giúp nước giúp đời.

18 cột với 9 đôi trụ biểu như 18 con rồng bay lên trên cao, nơi có trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng, đua sắc đua tài với ẩn ý từ 100 chiếc đèn lồng đang toả sáng.

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám chia sẻ: “Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã có sự chuẩn bị chu đáo cho Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024, từ các hoạt động như triển lãm thư pháp, lựa chọn người viết chữ cùng chương trình nghệ thuật truyền thống… cho đến việc bố trí các gian viết chữ, trò chơi dân gian tại hồ Văn. Tôi hy vọng “Hội chữ Xuân” sẽ là địa điểm du xuân yêu thích và sự kiện văn hóa có ý nghĩa thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước”.

Tại Hội Chữ Xuân Giáp thìn tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống; giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội cùng chương trình biểu diễn ca trù, quan họ, hát chèo, hát xẩm, chầu, múa rối nước, múa lân sư rồng…

Về mặt nghệ thuật, triển lãm tiếp tục dùng ánh sáng kết hợp với chữ để sắp đặt tạo nên những ấn tượng nghệ thuật thị giác mà chỉ có ánh sáng mới thể hiện được khi kết hợp với thư pháp - chữ viết tràn ngập không gian, tạo nên ấn tượng vô cùng đặc sắc và độc đáo chưa từng có đối với triển lãm & trưng bày thư pháp kết hợp với nghệ thuật sắp đặt.

Triển lãm được lên ý tưởng, xây dựng, thiết kế, sắp đặt và trưng bày bởi Thư pháp gia Xuân Như Vũ Thanh Tùng - Chủ tịch Hội đồng điều hành, giảng sư thư pháp Nhân Mỹ học đường. Triển lãm còn có sự hỗ trợ của các giảng sư thư pháp, thầy và trò Nhân Mỹ học đường.

Hội chữ Xuân diễn ra đến hết ngày 19-2./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO