Đời sống văn hóa

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 - 17/2/2024

Như Anh 08:02 01/02/2024

Theo kế hoạch, lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15/2 - 17/2/2024 (tức ngày 6 - 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đây là sự kiện văn hoá, tín ngưỡng lớn nhất trong năm của huyện Sóc Sơn nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội Gióng đền Sóc - Di sản văn hoá vật thể đại diện cho nhân loại.

ruoc-thanh-1-.jpg
Lễ rước ngựa Gióng của nhân dân thôn Phù Mã (Phù Linh)

Năm nay, Lễ hội Gióng đền Sóc sẽ gồm 2 phần chính. Phần lễ là lễ rước 8 lễ vật và lễ tế của các thôn làng. 8 lễ vật theo truyền thống được các thôn làng cung tiến tại lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 gồm: Giò hoa tre, thần mã (ngựa chiến), voi chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, nữ tướng trẻ và cầu húc.

Phần hội năm 2024 sẽ có sự tham gia của nhiều tổ chức hội, đoàn thể và nhân dân các địa phương. Ngoài hoạt động thi đấu thể dục thể thao (vật, bóng chuyền hơi), các trò chơi dân gian truyền thống được tổ chức như: đi cà kheo, đập niêu, kéo co, đi cầu thăng bằng, viết thư pháp, làm tranh Đông Hồ, làm cơm nắm cà nén…

Trò chơi nghi lễ Kéo Mỏ lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 tiếp tục được tái hiện. Cùng với đó là cuộc thi Cầu Húc và các chương trình nghệ thuật đặc sắc được lên kịch bản, biểu diễn bởi các tổ chức hội (phụ nữ, nông dân), đoàn thanh niên và nhân dân trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Đặc biệt tại lễ hội Gióng đền Sóc còn có trưng bày, triển lãm các gian hàng nông sản, sản phẩm du lịch đền Sóc và du lịch Sóc Sơn, gian hàng OCOP; trưng bày, triển lãm các gian hàng nông sản, sản phẩm du lịch đền Sóc và du lịch Sóc Sơn, gian hàng OCOP (Khu Bãi Nổi Vườn Gióng)...

Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Hồ Việt Hùng, Trưởng ban tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 cho biết, công tác chuẩn bị cho hội Gióng được huyện Sóc Sơn đặc biệt quan tâm, lễ hội được tổ chức thiết thực, nghi lễ trang trọng, bảo đảm an toàn, tiết kiệm và lành mạnh. Tại các ban thờ, Ban tổ chức sẽ bố trí lực lượng đón tiếp khách, hướng dẫn du khách hành lễ trang nghiêm, văn minh.

Lễ hội Gióng đền Sóc là sự kiện văn hoá, tín ngưỡng lớn bậc nhất của Hà Nội, hàng năm thu hút hàng triệu du khách thập phương đến tham quan, vui chơi, làm lễ cầu may đầu Xuân./.

Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Tại Hà Nội còn có nhiều địa phương tổ chức hội Gióng, có thể kể đến như: xã Thống Nhất, huyện Thường Tín; làng Phù Lỗ Đoài, huyện Sóc Sơn; Đống Đồ, huyện Đông Anh… Hiện nay, hội Gióng ở đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa là một trong hai lễ hội Gióng lớn nhất tại Hà Nội. Đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Lễ hội Gióng đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội tự hào và noi gương đồng chí Đào Duy Tùng, quyết tâm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội tại cuộc Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng” diễn ra chiều ngày 10/5 tại Huyện ủy – UBND huyện Đông Anh (TP. Hà Nội). Hội thảo là hoạt động hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng
    Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đồng chí Đào Duy Tùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lý luận xuất sắc của Đảng”, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Đào Xuân Dũng, cho biết, truyền thống quê hương, gia đình đã hun đúc hình thành nhân cách, chí hướng cách mạng của đồng chí Đào Duy Tùng.
  • Lan tỏa mô hình “Bữa cơm công đoàn” tại 15 doanh nghiệp huyện Đan Phượng
    Đây là hoạt động thiết thực chăm lo cho người lao động trong Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ huyện Đan Phượng tổ chức chương trình "Bữa cơm công đoàn, cảm ơn người lao động" tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 15 - 17/2/2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO