Đời sống văn hóa

Khai mạc chương trình “Tết Việt, Tết phố” 2024

Thụy Phương 28/01/2024 18:52

Sáng ngày 28/1/2024, tại đình Kim Ngân 42-44 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra lễ Khai mạc chuỗi chương trình “Tết Việt, Tết phố” 2024.

Phát biểu tại lễ khai mạc chương trình, bà Trần Thị Thúy Lan – Phó Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho hay, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ Hà Nội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà UBND quận Hoàn Kiếm giao Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội triển khai thực hiện.

Trong năm 2023, dưới sự chỉ đạo của UBND quận, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa trên địa bàn, tập trung trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, thiết kế sáng tạo.

Nhân dịp đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tiếp tục tổ chức chương trình hoạt động văn hóa Mừng Đảng Mừng Xuân 2024 với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố” tại các điểm do Ban quản lý.

Chuỗi hoạt động văn hóa “Tết Việt – Tết Phố 2024” tập trung giới thiệu với nhân dân, du khách về không gian, nếp sinh hoạt đón Tết truyền thống của người Hà Nội, không gian Tết truyền thống vùng đồng bằng Bắc bộ, tổ chức các hoạt động trải nghiệm các nét văn hóa dân gian như dựng cây nêu, gói bánh… cũng như giao lưu, giới thiệu các sản phẩm làng nghề nhân dịp Tết truyền thống.

“Chương trình có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu từ khắp các vùng, miền của đất nước như Phú Thọ, Thái Nguyên, Huế, Phú Yên, Long An, hứa hẹn giới thiệu tới công chúng nhiều giá trị di sản tiêu biểu. Đây đồng thời là cơ hội tốt để giao lưu, quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch của các địa phương”, bà Trần Thị Thúy Lan nhấn mạnh.

Tại lễ khai mạc triển lãm, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các nhà nghiên cứu văn hóa tổ chức phỏng dựng một số nghi lễ truyền thống như: Rước dâng lễ cửa đình, xuất phát từ ngôi nhà di sản số 87 Mã Mây - phố Đào Duy Từ - Ô Quan Chưởng - phố Hàng Chiếu - phố Hàng Giầy - đền Bạch Mã - phố Hàng Buồm - phố Tạ Hiện - phố Hàng Bạc và dừng ở đình Kim Ngân.

Tại đình Kim Ngân, đoàn rước dâng lễ cửa đình và thực hiện cáo yết Thành hoàng, tiếp đó là thực hiện nghi thức dựng cây nêu. Cũng tại đây công chúng đã được thưởng thức những tiết mục diễn xướng dân gian đặc sắc như: múa con đĩ đánh bồng, hát then, hát xoan.

Chia sẻ tại lễ khai mạc triển lãm, ông Nguyễn Đức Bình, đại diện cho CLB Đình làng Việt – đơn vị phối hợp chương trình “Tết Việt Tết phố” cho biết cách đây 5 năm chương trình “Tết Việt, Tết phố” đã được Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội và CLB Đình làng Việt tổ chức. Mỗi năm, Ban tổ chức lại đón nhận thêm nhiều niềm hân hoan, mong chờ của cộng đồng từ Thủ đô Hà Nội tới một số địa phương trên cả nước. Đây là động lực để Ban tổ chức vượt qua khó khăn, tạo nên sức lan tỏa từ hoạt động văn hóa hết sức ý nghĩa này. Qua 5 năm tổ chức, “Tết Việt, Tết phố trở thành truyền thống mới của Hà Nội nói chung, quận Hoàn Kiếm nói riêng vào dịp Tết đến xuân về.

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ khai mạc chương trình "Tết Việt, Tết phố" 2024:

z5113765275051_baad40fd94c267b0c4d588ac44344e14.jpg
Đoàn rước thu hút nhiều bạn trẻ tham gia.
z5113693138856_d9f0566941bc2bc777895d05b54dba48.jpg
Rước dâng lễ cửa đình.
z5113771239323_f2657cf9e8fb232fcc2ad39049181f34.jpg
Ông Nguyễn Tiến Đạt - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Nhân Mỹ học đường lên viết chữ lên dải lụa đỏ treo cây nêu.
z5113773705465_f0496f015d91b031119c1169e4cb49fc.jpg
Dải lụa đỏ treo cây nêu gửi gắm ước nguyện về một năm thịnh vượng.
z5113777847491_2ad8a45595d90f1c7bea04c9be716ff0.jpg
Tái hiện nghi thức dựng cây nêu tại đình Kim Ngân.
z5113780359089_07279294665225b166efabba589f2641.jpg
Biểu diễn điệu múa con đĩ đánh bồng - điệu múa cổ ở Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.
z5113782055821_c3d94bd487381bc527184b59b1deef60.jpg
Tiết mục biểu diễn hát then của đồng bào dân tộc tại Lễ khai mạc chương trình.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Chương trình trải nghiệm đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân”
    Nhằm lan tỏa lòng yêu nước, tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu của người phụ nữ Việt Nam thời kháng chiến, đồng thời tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử đến các tầng lớp nhân dân và thế hệ trẻ, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp tục tổ chức chương trình trải nghiệm đặc biệt “Huyền thoại tuổi thanh xuân”.
  • Đặc sắc Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động quận Ba Đình năm 2024
    Với chủ đề “CNVCLĐ quận Ba Đình tự hào tiến bước theo Đảng”, tối 4/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024.
  • Khánh thành bức Phù điêu tác phẩm "Bài ca Chiến thắng"
    Bức Phù điêu tác phẩm “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, được đặt tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, có chiều cao 2,7m, rộng 3,7m, với điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, hình ảnh nhân dân các dân tộc Tây Bắc tay cầm cờ, hoa vui mừng chào đón bộ đội Cụ Hồ...
  • Tháng 5 "Theo dấu chân Người" ở Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 02 - 31/5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người”, các hoạt động hàng ngày, cuối tuần hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).
  • Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật sẽ khai mạc ngày 3/5
    Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) trên cơ sở là cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2014. Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Chiến sĩ Điện Biên luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ
    Đại diện Chiến sỹ Điện Biên phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra sáng nay ngày 7/5 tại TP Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Đức Cư, khẳng định “là Chiến sĩ Điện Biên, là cựu chiến binh phải luôn luôn phát huy phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của Bộ đội cụ Hồ”.
  • Trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh”
    Thông tin từ Ban Quản lý Khu Di tích Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, TP. Hà Nội), cho biết, trưng bày chuyên đề “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh” vừa khai mạc. Trưng bày diễn ra đến hết tháng 9/2024.
  • Thưởng thức thứ quà đặc biệt của Hà Nội
    Người ta thường nói, Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu, khi những cây hoa sữa mới bắt đầu trổ bông, tỏa hương thơm ngào ngạt, khi cái lạnh chỉ mới chớm, chạm nhẹ vào vạn vật xung quanh. Còn mùa đông Hà Nội thật đặc sắc. Từng con phố trải dài với hai hàng cây bên đường trơ trụi lá, thân gầy guộc, nghiêng nghiêng hứng gió đông. Những cơn gió lạnh rít qua khe cửa, tay lạnh cóng run run. Lúc đó dừng chân xuống vỉa hè với bát chè xanh nóng hổi và thơm ngất, nhấp từng ngụm cảm nhận hơi ấm đang tràn về, hay mùi thơm của bát phở nóng bốc lên cho ta cảm nhận hương vị đặc sắc của món ăn Hà Nội. Một trong những món ăn làm nên nét tinh túy của ẩm thực Hà Nội đó là phở.
  • Bài 1: Vững vàng trên trận tuyến phòng, chống ma túy
    Điện Biên được xác định là một trong những địa bàn trung chuyển ma túy lớn từ khu vực “Tam giác vàng” ra khu vực biên giới Lào - Việt Nam, sau đó vận chuyển về Điện Biên rồi đi sâu vào nội địa tiêu thụ. Trước những tác động của tình hình tội phạm ma túy ở khu vực biên giới của tỉnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp, BĐBP Điện Biên đã tăng cường lực lượng, bám nắm các địa bàn trọng điểm, đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm ma túy, từng bước làm trong sạch địa bàn. Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Đi
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc chương trình “Tết Việt, Tết phố” 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO