Tết Việt 2023: “Cung đình ngày Xuân” tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

Thạch Vũ| 13/01/2023 14:06

Dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc mang dấu ấn cung đình xưa, thông qua Chương trình Tết Việt 2023 chủ đề “Cung đình ngày Xuân”.

z4035073978021_e481fead671091ecda137f40401cd8e1.jpg
Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Chương trình do Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức nhằm phát huy giá trị văn hóa cung đình Thăng Long xưa.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tham gia tổ chức chương trình Xuân Quê hương 2023 dành cho kiều bào ta ở nước ngoài về Việt Nam đón Tết. Chương trình được tổ chức trong hai ngày 13-14/1, với các hoạt động như: Lãnh đạo Nhà nước, Bộ Ngoại giao, UBND TP Hà Nội và đoàn kiều bào tiêu biểu dâng hương tại Điện Kính Thiên; nghi lễ thả cá chép truyền thống tại hồ sen (dấu tích của hồ cổ) tại Khu di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; lễ dựng nêu (Thượng tiêu) tại sân Đoan Môn - nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán, báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu...

Không gian trưng bày phong tục Tết truyền thống tái hiện không khí chuẩn bị đón Tết, với những vật phẩm truyền thống, thể hiện hy vọng về một mùa Xuân đầm ấm và chào đón năm mới thịnh vượng. Tại không gian này cũng giới thiệu những tập tục trong ngày Tết nguyên đán như: Tục cúng gia tiên, tục treo tranh, câu đối Tết, chúc Tết....

Không gian trưng bày Cung đình ngày Xuân giới thiệu về nghi lễ Chính đán thời Lê với lễ thiết triều đầu tiên thể hiện mong muốn một năm mới quốc thái, dân cường. Nghi lễ Chính đán lần đầu tiên được trưng bày với 3 điểm nhấn: Hệ thống tranh vẽ phỏng dựng nghi lễ Chính đán trong cung đình Thăng Long thời Lê; không gian phỏng dựng nghi thức các quan dâng biểu chúc mừng nhà vua năm mới thêm hưởng phúc lành, sống lâu muôn tuổi; nghi thức ban thưởng tiền xuân thông qua bộ sưu tập tiền thưởng cổ thời Cảnh Hưng của nhà sưu tầm Đức Long.

Theo các nhà nghiên cứu, một trong những nghi lễ đầu tiên quan trọng nhất dịp Tết Nguyên đán ở cung đình là lễ Chính đán - một nghi lễ triều hội của triều Lê, tổ chức vào ngày mồng Một Tết với nghi thức thiết Đại triều ở điện Kính Thiên. Lễ Chính đán được tổ chức với nghi lễ trang nghiêm, thể hiện mong muốn phồn thịnh của quốc gia, trường tồn của dân tộc, tạo không khí đầu Xuân, một sự khởi đầu mới với niềm hy vọng mang những dự báo tốt đẹp cho năm mới. Trong lễ Chính đán, 12 xứ trong cả nước dâng biểu chúc mừng nhà vua. Nhân dịp này, nhà vua cũng ban yến, ban tiền thưởng xuân cho văn võ bá quan, thể hiện sự quan tâm của nhà vua với các quan và mang tính nhân văn sâu sắc.

Trong dịp này, tại Hoàng thành Thăng Long diễn ra chương trình biểu diễn múa rối nước, rối cạn và diễn xướng phục vụ khách tham quan, từ ngày 23 - 26/1 (tức mùng 2 - 5 Tết Quý Mão). Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày hoa, cây cảnh tại khu vực Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu chào mừng Xuân Quý Mão 2023 tạo không khí vui tươi, hấp dẫn du khách.

Trong ba ngày từ 20 - 22/1 (tức ngày 29, 30 tháng Chạp Nhâm Dần và ngày 1 tháng Giêng năm Quý Mão), Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long tạm dừng đón khách tham quan. Các ngày khác mở cửa đón khách bình thường.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Tết Việt 2023: “Cung đình ngày Xuân” tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO