Đời sống văn hóa

“Trải nghiệm Tết Việt” tại Bảo tàng Dân tộc học

Thụy Phương 11:12 31/01/2024

Sáng ngày 2/2/2024 (tức ngày 23 tháng Chạp), Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ tổ chức chương trình “Trải nghiệm Tết Việt” với sự tham gia của các nghệ nhân, học sinh và sinh viên đến từ Bắc Ninh, Hà Nội.

Tham gia chương trình, du khách có dịp tìm hiểu về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền thông qua hoạt động: dựng cây nêu, gói bánh chưng, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, múa rối nước… Các em nhỏ được tham gia chơi nhiều trò chơi dân gian như: kéo co, đánh cầu lông gà, đánh mảng, ném pao, tung còn, đẩy gậy… cũng như thỏa trí khám phá 12 con giáp qua việc tô vẽ tranh hay tự tay nặn những con tò he ngộ nghĩnh.

z5121933872184_02ac65f1cd925cc7da0bc09cb8c612bd.jpg
Các bạn nhỏ trải nghiệm viết thư pháp tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: ĐT

Đặc biệt, chương trình có sự tham gia của PGS.TS Trần Trọng Dương với chủ đề Năm Rồng nói chuyện Rồng: Những đứa con của rồng - huyền thoại long sinh cửu tử trong văn hóa Việt Nam; con rồng cháu tiên - biểu tượng rồng trong văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam… Đây là hoạt động nhằm hướng đến chương trình "Vui xuân Giáp Thìn" do Bảo tàng tổ chức từ mồng 4 đến mồng 9 Tết.

Cụ thể, từ mồng 4 - 7 Tết (13 -16/2/2024), Bảo tàng tổ chức khai xuân với các hoạt động: Hát múa Ải Lao (mồng 4 Tết), múa rối nước, viết thư pháp, nặn tò he, khám phá văn hóa Mường qua lịch tre, cồng chiêng, ẩm thực.

z5121948070924_ad783ef8bc1522b5e409ebbd000caba0.jpg
Trải nghiệm in tranh Đông Hồ tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam - Ảnh: ĐT

Vào ngày mồng 8 và 9 Tết (17 và 18/2/2024), tại Bảo tàng diễn ra chương trình Vui xuân Giáp Thìn: Sắc thái văn hóa Hội Anvới nhiều hoạt động hấp dẫn của hơn 40 nghệ nhân đến từ Hội An. Bên cạnh các hoạt động trình diễn - giao lưu (hát sắc bùa, hò khoan xứ Quảng, diễn xướng trò chơi bài chòi, diễn xướng bả trạo cầu ngư, điêu khắc gốc tre, giới thiệu nghề gốm Thanh Hà, nghề mộc Kim Bồng, ẩm thực Hội An…), chương trình năm nay có thêm nhiều hoạt động mới.

Đó là các hoạt động: Tô vẽ khám phá di sản Hội An: tìm hiểu di sản qua tô vẽ các bức tranh; Khám phá Tết qua công nghệ: vượt thử thách khám phá Tết cổ truyền; tương tác Vui khám phá ý nghĩa Tết Việt, di sản Hội An; Trò chơi tương tác Khám phá mâm ngũ quả Tết (VR); Khám phá khoa học qua tri thức dân gian (STEM): trải nghiệm làm đồ chơi và thí nghiệm khoa học gắn với Tết…

Đặc biệt, tham gia chương trình Đêm Hội An: Cùng thắp sáng di sản” (diễn ra từ 17h30 -21h ngày mồng 8 - 9 Tết), công chúng sẽ có cơ hội thưởng thức những nét văn hóa đặc sắc của Hội An như: biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trải nghiệm không gian phố cổ, khám phá ẩm thực truyền thống, tìm hiểu nghề thủ công, check - in cùng đèn lồng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phát động Cuộc thi và Triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2025
    Đây là Cuộc thi dành cho các em thiếu niên, nhi đồng độ tuổi từ 05 - 15 tuổi. Các bức tranh được vẽ trong thời gian từ 2023 - 2025... Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Cuộc thi và Triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2025.
  • Khoảnh khắc đẹp nhất tháng Ba Hà Nội: “Hoa ban bung nở”
    Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Tin vào nắng
    Cuối giờ chiều, Diệp gọi cho cô về số máy cơ quan, vừa kịp “Alô” đã nghe đầu kia choe chóe: “Mày còn chết gí ở đấy à? Tuần sau tao cưới rồi, đang túi bụi đưa thiếp mời đây. Mày phải về từ hai hôm trước còn giúp các cụ tiếp khách ở nhà.” Diệp lúc nào cũng thế, cứ ào ào như đi đánh trận. Cầm tấm thiệp được thiết kế khá cầu kỳ, tên chú rể là Biền - không nằm trong số những người quen cũ.
  • Show Anh trai vượt ngàn chông gai lập kỷ lục thế giới
    Concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai' xác lập kỷ lục Guinness với 5000 người mặc trang phục truyền thống, mang đến đêm diễn 5 giờ đồng hồ hoành tráng.
  • Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi truyền thống phụ nữ Ba đảm đang”
    Tối 22-3, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức Chương trình cầu truyền hình chính luận nghệ thuật Sáng mãi truyền thống phụ nữ "Ba đảm đang" nhân kỷ niệm 60 năm phong trào phụ nữ “Ba đảm đang” (3/1965 - 3/2025).
Đừng bỏ lỡ
“Trải nghiệm Tết Việt” tại Bảo tàng Dân tộc học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO