Đời sống văn hóa

40 người viết thư pháp trong Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Phan Anh 09:51 02/02/2024

Từ ngày 3 - 19.2 (tức 24 tháng Chạp năm Quý Mão đến mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, sẽ diễn ra Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 và triển lãm thư pháp “Hiếu học”.

5.jpg
Xin chữ tại Hội chữ Xuân trở thành hoạt động thường niên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. (ảnh: TTXVN)

TS. Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, thông tin vào ngày 30/1, năm nay hoạt động cho chữ, xin chữ tại Hồ Văn có sự tham gia của 40 “ông đồ”, được bố trí xung quanh Hồ Văn phục vụ nhu cầu của du khách đến xin chữ nhân dịp đầu xuân năm mới.

Ông Lê Xuân Kiêu cũng cho biết, trong năm 2023, lượng du khách đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã dần phục hồi với 2 triệu lượt người, trong đó có khoảng 1,5 triệu lượt khách mua vé tham quan, số còn lại chủ yếu là học sinh trải nghiệm.

Để tăng sức thu hút của Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Trung tâm đang nỗ lực hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tổng thể khu di tích, từ đó sẽ có phương án đề xuất các hạng mục trùng tu, tôn tạo theo đúng quy định để bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Mở đầu là hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Trung tâm Hoạt động Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã sẵn sàng các hoạt động cho Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 và Triển lãm thư pháp “Hiếu học”.

Trong khuôn khổ Hội chữ Xuân năm nay cũng có nhiều hoạt động được tổ chức để phục vụ khách du xuân như: tái hiện không gian giáo dục thi cử truyền thống (Không gian sĩ tử đi thi, Làng sĩ tử với bối cảnh không gian làng trong phố…); không gian văn hóa đọc; giới thiệu làng nghề, sản phẩm thủ công truyền thống Hà Nội, sản phẩm lưu niệm, nét văn hóa ẩm thực ngày xuân; tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc dân tộc: quan họ, ca trù, chèo, múa rối nước, múa lân sư rồng…

Bên cạnh đó, triển lãm thư pháp với chủ đề “Hiếu học” sẽ trưng bày 50 tác phẩm thư pháp tại khu vực sân trước và 50 tác phẩm vòng quanh hồ Văn. Nội dung các tác phẩm thể hiện tinh thần và truyền thống “Hiếu học” của dân tộc Việt Nam. Các tác giả đã khai thác những đoạn trích trên văn bia Tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hay những câu ca dao, câu thơ, câu đối khuyến học, câu nói của các danh nhân…

Trong năm 2023, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám đón 2 triệu khách tham quan, trong đó gần 500.000 học sinh (được miễn phí vé vào cửa). Năm 2023 cũng là năm sôi nổi với đa dạng hoạt động của Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám. Sau một thời gian chuẩn bị, sản phẩm tour trải nghiệm đêm được ra mắt, bước đầu thu hút sự quan tâm của công chúng, du khách tham quan, bổ sung thêm một cách thức tiếp cận với các giá trị di sản. 16 cuộc trưng bày, triển lãm năm 2023, trong đó có những sự kiện có tính chất nghệ thuật đương đại kết hợp với quảng bá di sản, mang lại nhiều hiệu ứng tích cực từ phía công chúng, hỗ trợ cho các nghệ sĩ trẻ có không gian giới thiệu và quảng bá tác phẩm.

Để đảm bảo cho du khách tới di tích đón xuân trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo công tác phòng, chống cháy nổ… tại Hồ Văn và toàn bộ khu vực Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian diễn ra Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
40 người viết thư pháp trong Hội chữ Xuân Giáp Thìn 2024 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO