Tản văn

Bà ngoại của tôi

Nguyễn Mai Nhung Lớp 8A2, THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội 16/03/2024 21:32

Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.

mo-thay-cha-me.jpg

Những ngày còn bé, tôi thích nhất là được về quê ngoại chơi. Không chỉ vì tôi sẽ được gặp các anh chị em, mà còn là vì về quê sẽ được gặp bà ngoại, được bà chiều chuộng vô cùng tận.

Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu. Tôi nhớ hồi tôi còn nhỏ, khoảng năm, sáu tuổi gì đó, có lần bà đi đám cưới, bà mang về một túi nilon toàn tôm đỏ, rồi bóc vỏ cho chúng tôi ăn. Lần nào gia đình tôi về quê, bà cũng nấu một mâm cơm đầy đủ, ấm áp, toàn là những món chúng tôi thích nhất. Nguyên liệu chính trong những món ăn của bà, góp phần tạo nên sự thơm ngon, có lẽ còn là tình yêu thương và sự chăm chút, tỉ mỉ trong đó. Đến ngày chúng tôi về Hà Nội, bà lại dúi cho đủ thứ nữa. Nào bánh, nào kẹo, nào thịt gà, nem, xôi,... rồi bà sẽ gọi điện để hỏi chúng tôi đã lên tới nơi chưa, đường xá ra sao, có thấy mệt không. Bà ngoại lúc nào cũng lo lắng, quan tâm đến chúng tôi như thế đấy.

Trước sân nhà, bà trồng một giàn gấc. Khi những quả gấc trên giàn chín đỏ cũng là lúc lá khô rụng đầy sân, chị em chúng tôi sẽ chơi trò giẫm lên lá khô. Nghe tiếng lá giòn giã, sột soạt, thật vui tai làm sao!

Khi còn ở nhà cũ của bà, mỗi kì nghỉ hè chúng tôi sẽ về quê khoảng hai lần. Đêm nào mấy chị em cũng nằm bên nhau, tâm sự, thủ thỉ với nhau, gió lùa vào mát rượi. Hồi đó, chúng tôi thích chơi đồ hàng nên có lần bà còn cho khoảng hai bát gạo và một cái cân để mấy đứa ngồi nghịch, nhiều lúc còn làm rơi gạo xuống đất. Vậy mà khi ấy, mấy chị em tôi vô tư quá, chẳng nghĩ ngợi gì cả. Hạt gạo với nhiều người thành phố, đặc biệt là với trẻ con nơi thị thành, có khi chẳng là gì. Nhưng với bà, với những người nông dân, đó là bao công sức, bao giọt mồ hôi, vậy mà bà vẫn lấy gạo cho mấy chị em tôi ngồi chơi. Bà ngoại tôi là vậy đó. Bà có tiếc chúng tôi cái gì bao giờ đâu!

Con cháu lớn lên, ông bà già đi. Giờ đây chỉ còn ông bà ngoại tôi sống trong căn nhà ba gian với mảnh vườn nơi làng quê yên bình, tĩnh lặng. Mỗi khi nghĩ đến bà, tôi lại hình dung chắc hẳn bà cũng buồn và nhớ con cháu nơi xa lắm. Và tôi lại thấy thật ân hận vì mỗi lần về quê chỉ mải mê chơi, không nói chuyện, tâm sự với bà…
Năm nay, Tết rơi vào tháng Hai dương lịch, trời mưa và lành lạnh. Cây cối trong vườn nhà bà rụng lá đầy chậu, đầy vườn. Mùa gấc đã hết, trên giàn không còn lá, còn quả, chỉ trơ trọi mấy sợi dây sắt, dây thép. Nhưng sớm thôi, những ngày mưa và lạnh sẽ sớm qua, vườn cây của bà sẽ lại rực rỡ những sắc màu, những bông hoa, những loại quả dưới ánh nắng ấm chan hòa, dưới bàn tay chăm sóc của bà.

Cũng năm nay, bà ngoại tôi đã 70 tuổi, vẫn cặm cụi chăm sóc cây cối và những luống rau, bên bờ ao. Tôi mong ngoại sẽ luôn mạnh khỏe, sống hạnh phúc thật lâu bên con cháu và gia đình!

Bài liên quan
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
  • Duyên
    “Lên luôn đi. Tôi chọn cành này thế nào ông cũng sướng mê tơi bời”. Nghe Trúc nói tôi phóng luôn ra bãi sông Hồng. Dinh đào trong đê truyền thống giờ chỉ còn trong ký ức vì đã thành khu Ciputra, nên dân Nhật Tân chuyển ra ngoài ấy, ít năm trước còn than vãn đất tốt quá trồng đào bị lốp. Dinh mới giờ thành cánh rừng mênh mang, cái đẹp quá mạnh hiếp đáp con người. Trúc toe toét bên những cành đã chọn xong, hạ xuống: “Mệnh ông hợp với thế huyền bay lên, mang về làm ăn sẽ tốt”. Tôi ngần ngừ muốn xin cành bạt p
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Bà ngoại của tôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO