Tản văn

Phù sa đời cha

Tản văn của Mộc Nhiên 07/04/2024 05:16

Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.

cha-va-con-gai.jpg
“Cha là bóng mát giữa trời/ Cha là điểm tựa bên đời của con”.

Khi thời gian hào phóng tặng cho tôi một tuổi thơ dài rộng thênh thang thì cha kiên nhẫn dịu dàng tặng cho tôi một bầu trời trong xanh đầy ý nghĩa. Rồi sớm sớm, hôm hôm, tôi mải lớn mải khôn mà quên bẵng đi những buổi chiều thẳm sâu trầm lặng. Những buổi chiều cặm cụi, những buổi chiều không nói của nhân gian. Tôi thảng thốt chạy ùa về quê hương, chạy về phía cha mà nước mắt chực giụa giàn. “Cha à! Cha đừng giống chiều khi con còn như nắng…”

Có những ngày, nắng chẳng bận rộn nơi nào xa xôi mà trải vàng con đường từ nhà tôi tới chợ huyện. Cha ngồi phía sau xe, hai tay vịn vào sườn áo tôi thật chặt giống như ngày xưa có đôi tay bé nhỏ bám vào cha chẳng rời. Tôi ngồi trên chiếc gối cũ được buộc sẵn vào yên xe êm, mềm, líu lo sau lưng cha cùng những vòng quay yêu thương tròn trịa. Cô con gái bé bỏng của ngày nào giờ đã biết chọn mua áo quần giày dép và đủ thứ cho cha mà lòng vui sướng hệt ngày xưa khi được cha mua cho những món đồ bé nhỏ.

Đời cha giản dị bao nhiêu, lòng tôi càng canh cánh thêm nhiều. Tôi nhận mình là đứa con mắc nợ. Mắc nợ những ngọt bùi phù sa mà đời cha tảo tần chắt chiu để dành cho tôi khôn lớn. Tôi như bắp ngô non từng ngày mẩy hạt, như củ khoai quê trong lòng đất vươn mình, như ngọn cây xanh hướng về ánh bình minh từ đời sông, đời cha, một đời trầm tích. Những hạt phù sa bôn ba từ núi non hiểm trở, chông chênh vượt thác xuống ghềnh, lặn ngụp chìm nổi theo dòng sông mà thành bờ thơm bãi ngọt. Những buổi chiều rơi, vệt nhá nhem muôn nơi, sông quê vẫn hiền hòa bình thản, mặt sông bừng lên những đốm sao lấp lánh. Dòng sông hạnh phúc mỉm cười nhìn bãi bờ màu mỡ tốt tươi. Như cha nhìn tôi, người cha thứ bao nhiêu trên cuộc đời nhưng với tôi là người cha đặc biệt duy nhất.
Chuyện xưa kể rằng ông trời bắt đầu tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian bằng một cái khung thật cao. Một nữ thần đi qua thắc mắc vì sao người cha lại cao đến vậy, thật bất tiện nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình thì phải cúi người. Trời gật gù rằng có lý nhưng nếu để người cha cao bằng lũ trẻ thì lũ trẻ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn tới. Khi trời nặn đôi bàn tay thô ráp, nữ thần lại bảo tay to thường vụng về, khó mà đóng tã, cài nút áo hay buộc tóc cho con, không thể khéo léo lấy những mảnh dằm sâu trong da thịt mềm của trẻ. Ông trời bảo đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc chúng trưởng thành. Nữ thần bảo thật hoang phí khi nhìn trời nặn người cha với đôi vai rộng lực lưỡng. Ông trời đáp rằng người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi phải đưa nó đi xa, lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, quan trọng hơn đôi vai ấy gánh vác cả gia đình. Và ông trời đã thức trắng đêm để nặn cho xong người cha đầu tiên. Người cho tạo vật mới ít nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Đôi mắt người cha nhìn thấu mọi việc trên đời nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần hoàn tất công việc, trời thêm vào khoé mắt người cha vài giọt nước mắt nhưng rồi lại gạt chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy được giọt lệ hiếm hoi của người cha, mà chỉ có thể cảm được ông ta đang khóc. Cha tôi không cao lớn như người cha đầu tiên được tạo ra trên cuộc đời nhưng bóng cha đủ che cho tôi khỏi cơn mưa xiên và chòm nắng rát:

“Cha là bóng mát giữa trời
Cha là điểm tựa bên đời của con”.

Bàn tay cha cấy cày gặt hái, hương lúa thơm khắp đồng gần đồng xa, bùn chàm bấu riết bên mùa nắng lửa, mùa lạnh cắt thịt cắt da. Đôi vai trầy xước vì chặt tre, vác gỗ, dựng cửa làm nhà, đào ao, đào giếng. Đôi tay khẽ chườm những ngọn ngải cứu lên trán tôi khi ốm, đôi tay nhổ chiếc gai nhọn cắm sâu vào chân tôi ngày bé la cà, đôi tay bế tôi chạy một mạch tới bệnh viện cấp cứu khi bị xe tông ở con đường làng có đoạn ngã ba. Cha kể cho tôi những bài học cha đã từng tích lũy, cha dạy cho tôi những đạo lý làm người chân chính thiện lương, cả những bài học trên lớp trên trường, cha luôn dõi theo tôi và chỉ bảo. Còn nhiều lắm những điều về cha mà tôi không thể gọi thành tên…

Tuổi thơ cha sóng gió đầy vơi khi ông nội tôi, người cha trụ cột của cha đã ra đi như con thuyền bị lật tung giữa muôn trùng sóng dữ. Cha cút côi giữa những chèn ép trên đời… cho tới ngày cha lớn khôn tự tại. Tôi ngắt lời để nỗi buồn trong cha không trở về: “Con sẽ gắng bảo vệ chính mình!”. Ánh mắt cha lẩn khuất những lo lắng vô hình. Cha hỏi tôi về những khó khăn, cha muốn nghe về những điều quanh tôi dù có đủ đầy hay thiếu thốn. Lòng nhân hậu của cha luôn là điểm tựa của cả nhà, cha bao dung với mọi thứ.

Đã có những khoảng thời gian tôi biền biệt với quê nhà để rồi một hôm tôi trở về bất chợt, hoa chanh hoa bưởi đang bình lặng toả hương mà như xốn xang nô nức. Cha lúi húi bước ra từ làn khói bếp: “Sao con về mà chẳng báo trước cho cha?”, đôi mắt trũng sâu nhìn tôi như vỡ òa. Cơn mưa phùn thay cha bật khóc.

Tôi quét dọn mảnh sân cũ và lối cổng chạy dài. Giặt chiếc màn tuyn, vò tấm chăn nhung, rũ bộ quần áo cha ngâm trong chậu rồi ra vườn bằng đôi chân trần, hái rổ rau về cùng cha nấu bữa cơm ấm áp. Cha kể về buổi họp lớp chỉ toàn những người bạn đã tuổi ngoài 70. Cha đọc cho tôi nghe bài thơ xúc động bồi hồi, bài thơ mà cha đã đọc trước bao người trong buổi lễ. Thầy giáo chủ nhiệm năm xưa đã ôm cha trong niềm nhớ thương và phấn khởi vô chừng. Nét mặt cha đang thật hạnh phúc.

Và những lần đi, tôi nghẹn ngào nhìn lại, cha bần thần đứng đó rất lâu. Bóng cha lọt thỏm dần, sâu vào vườn cây, ngõ cổng. Có đàn chim bay về phía xa xa trời rộng.Tôi nhắc mình ngày về thăm cha. Cuối làng, dòng sông vẫn lặng lẽ hiền hòa, ngô khoai vẫn ven bờ biêng biếc…

Bài liên quan
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
(0) Bình luận
  • Người đi về phía biển
    Khi biển sinh ra, tôi chưa biết hát. Khi biển lớn lên, em chưa biết khóc. Khi biển mặn mòi, thì đã có những dấu chân đi về phía biển. Biển ở phía đường chân trời, một nơi tưởng chừng như chưa từng có sự nhọc nhằn, vất vả. Bởi chân trời luôn luôn là ước mơ.
  • Bên thềm giếng cũ
    Chiều cao nguyên giăng giăng mây phủ, khói sương mờ ảo giữa thăm thẳm núi đồi, tiếng chim chíu chít gọi nhau về tổ trên nền trời rực ánh tà dương. Vạt sáng huyền hoặc cuối ngày ấy trở thành sợi chỉ mảnh dắt kẻ tha phương lần về miền nhớ.
  • Về ăn cơm mẹ nấu
    Chiều chậm trôi bên nhánh sông hiền hòa chảy êm dòng văn vắt. Mùa lúa chín đã qua còn lưu lại bao miết mải phù sa trên từng gốc rạ se sắt, hanh hao trồi lên khỏi mặt ruộng khô nứt.
  • Nhớ giàn nho của ngoại
    Sớm mai thức giấc, ánh nắng lọt qua khung cửa sổ, dịu dàng rơi trên bàn làm việc, lướt nhẹ lên những đồ vật quen thuộc: vài cuốn sách đang đọc dở, ly trà còn vương hơi ấm và... một chùm nho. Đưa mắt nhìn thật lâu vào chùm nho ấy, một cảm giác xao xuyến đầy mến thương y như vừa tìm được một người bạn cũ lâu ngày không gặp ùa về trong tôi.
  • Mùa về trên tay mẹ
    Kề má vào bàn tay mẹ, lòng tôi nghẹn ngào xót xa khi thấy từng vệt chai sần trên những đường nhăn chằng chịt nứt nẻ tựa trái na khô. Đôi tay mẹ bây giờ không còn khỏe, lập cập lẫn run run như buổi chiều hôm mòn vẹt vì nắng gió. Những mùa màng xưa cũ , những vệt trầm thăng đã quá nửa đời người lần lượt hiện lên trên đôi tay mẹ. Và ký ức tôi lại sụt sùi nhẩm đếm. Dẫu bốn mùa xuân - hạ - thu - đông đã neo sẵn vào đất trời nhưng mùa của mẹ còn ngổn ngang nhiều hơn cả thế.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Phù sa đời cha
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO