Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà thờ họ Nguyễn Thái Bảo (quận Thanh Xuân)

Sơn Dương (t/h) 10:20 03/05/2023

Nhà thờ họ Nguyễn Thái Bảo hiện nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nhân Chính là một vùng đất cổ đã từng chứng kiến nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân Thăng Long trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Tương truyền từ thời vua Hùng dựng nước, Cự Chính đã là nơi dừng chân của tướng Lã Đại Liệu giúp vua Hùng dẹp giặc ngoại xâm.

Theo cuốn gia phả của họ Nguyễn Thái Bảo soạn năm Tân Mùi Cảnh Hưng thứ 31 (1771), thì cụ thủy tổ họ Nguyễn là cụ Thái Bảo - là công thần thời Lê Trung hưng (1533 - 1788), bắt đầu từ đời cụ Nguyễn Thái Bảo trở xuống đến đời thứ 14 (1835) tất cả 14 đời. Cụ Thái Bảo được vua cử đi dẹp loạn ở Thanh Hoa (nay là tỉnh Thanh Hóa). Có loạn chúa thượng thân chinh, tiến quân qua thôn ta, voi ngự trình hình gục đầu phủ phục dưới gốc cây to. Quân không tiến được, chúa thượng hạ lệnh tra xét. Dân thôn khiếp sợ chạy trốn. Một mình ông đến trước hàng quân xin bái yết. Chúa thượng xét hỏi tên Thành hoàng và tên thôn xã, ông cứ thật chân tình, lập tức chúa thượng hạ lệnh mở cửa đình tự vào làm lễ. Lễ xong thay cờ lệnh triều, thúc ba quân lên đường. Tiền quân bị lạc đường, chúa thượng phái ông làm tiên phong nhằm thẳng Thanh Hoa tiến quân. Nhờ uy quyền của chúa giặc giã dẹp yên. Tới ngày thắng trận luận công xét thưởng ông được phong đặc tiến công thần lập ấp. Đời thứ hai cụ Nguyễn Pha hiệu là Phúc Đại được phong là Anh liệt tướng quân độ chỉ huy sứ. Đời thứ ba là Minh nghị tướng quân tổng binh sứ Nguyễn Quỹ. Đời thứ tư là Đặc tiến phụ quốc Thượng tướng quân kim cẩm y vệ Nguyễn Bang, làm quan đời Lê. Đời thứ 8 họ Nguyễn phát triển hai chi. Chi I có cụ Nguyễn An (1666 - 1734) làm tri huyện Mỹ Lộc. Đời thứ 9 phát triển 5 chi. Đời thứ 10 có bốn nhánh, 9 chi. Đời thứ 11 có 3 nhánh 10 chi. Đời thứ 12 có 3 nhánh, 9 chi. Đời thứ 13 có 4 chỉ, chỉ 2 có cụ Nguyễn Khả đỗ tú tài làm Giám sinh huyện Kim Động và được truy tặng Trung nghị đại phu. Cụ Nguyễn Nhạ chỉ III làm Giám sinh tri huyện Vĩnh Bảo. Cụ Nguyễn Chiêu đỗ tú tài làm Giám thị tri phủ Thái Bình. Đời thứ 14 có hai chỉ trong đó có 5 người đỗ tú tài, một người đỗ cửu phẩm, một người được truy tặng Trung phụng đại phu - Phó đô ngự sử. Họ Nguyễn có truyền thống hiếu học lâu đời nề nếp, truyền thống đó đến nay vẫn được duy trì và phát huy tốt.

Nhà thờ họ Nguyễn Thái Bảo có khởi nguồn tạo dựng từ sớm để thờ phụng tổ tiên của dòng họ Nguyễn. Căn cứ khối kiến trúc vật chất hiện còn và những di vật còn lưu tại di tích có thể đoán định niên đại khởi dựng nhà thờ khoảng thời Lê. Tồn tại đến nay, di tích đã trải qua nhiều lần tu sửa vào thời Nguyễn và những năm gần đây. Kiến trúc kết cấu kiểu chữ “nhị” gồm: Tiền bái 5 gian xây kiểu tường hồi bít đốc mái lợp ngói ta, nền nhà lát gạch bát. Bộ khung đỡ mái gồm 6 bộ vì làm kiểu vì “chồng rường”. Hậu cung 3 gian, hai chái xây kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói mũi hài, bì kèo làm kiểu “chồng rường”. Hiện nay nhà thờ họ Nguyễn còn lưu giữ được nhiều di vật có giá trị như: khám thờ, hoành phi, câu đối, hương án, đặc biệt là cuốn gia phả chữ Hán được soạn vào thời Lê - là một cổ vật quý hiếm không phải dòng họ nào cũng có và còn giữ được cho hậu thế.

Hiện nay nhà thờ họ Nguyễn được bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, nơi lưu giữ những nét đẹp văn hoá của một dòng họ có truyền thống hiếu học ở vùng quê Mọc phía nam kinh thành Thăng Long./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ họ Nguyễn Thái Bảo (quận Thanh Xuân)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO